Hôm nay DS đi dạo vườn Tỉnh tâm của chùa. Vườn đẹp quá, có hoa, có cây, có trái. Thật là cám ơn Ni Sư và quý Phật tử chăm sóc khu vườn thật đẹp. Dạo vườn làm DS nhớ tới bài hát mà cháu của DS hay kêu DS hát lúc nó 3 tuổi, DS nói hát hoài người ta nghe chán lắm, nó nói nhưng mà nó không có chán. Con nhỏ thật là biết chuyện :). "Ra vườn hoa em chơi, dưới ánh nắng vườn hoa tươi đẹp, em muốn hái một bông hoa hồng, cô dặn em đừng hái, bông hoa này là của chung." Vậy đó, hát tới hát lui cho nó hoài thôi. Bây giờ nó 8 tuổi rồi, không nghe nhắc tới bài này nữa (chắc là chán rồi :)
Hoa 10 giờ
Cây đào có trái nhiều lắm
Lựu kiểng, nhiều trái lắm, mùa đông phải khiêng vô nhà, mùa hè đem ra nó nở đầy hoa rồi đơm trái rất đẹp
Và cả hoa dại, trông cũng xinh
Món ăn hôm nay thật hấp dẫn, quý cô nấu ăn ngon lắm, DS vừa chụp hình vừa khen tấm tắc, thấy ngon thiệt chứ không phải khách sáo đâu :)
Bông cải xanh làm mặt cho món...
...nui xào. Món ngon ngon.
Cà chua làm mặt cho món...
...canh chua. Món này nấu bằng nước hầm rau củ, ai cũng khen, làm cô bếp nở mũi :)
Dưa cải xào với nấm đông cô và tàu hủ. Ngon lắm.
Bánh này làm giống như bánh thửng chay, lần đầu tiên cô ấy làm, rất ngon
Xôi đậu lima, món lạ mà ngon
Chè xôi nước
Dưa vàng
Đào sống ăn với muối ớt
Muối ớt làm bằng...
...tương ớt, chỉ cho vô 1 chút cho có màu
Hôm nay Ni Sư giảng tiếp kinh A Di Đà:
Đức Phật có tướng lưỡi rộng dài vì Ngài luôn nói lời chân thật. Ai mà le lưỡi đụng lên tới mũi thì người đó đã không nói dối ba đời, trong đây có ai không? Vậy là biết mình có nó dối.
Khi sắp lâm chung niệm 10 niệm hay 1 niệm nhất tâm bất loạn dễ hay khó? Hằng ngày hành trì không bị đau nhức mà không chủ động được thân tâm thì làm sao mà dễ nhất tâm bất loạn khi qua ải sanh tử. Khi đó thân đau đớn vì tứ đại phân ly khiến tâm hổn loạn. Bởi vậy ngay khi còn mạnh khỏe tỉnh táo phải niệm Phật.
Người tu phải chấp hành danh hiệu, nhân quả là trên hết, đức Phật khuyên chúng ta nhiều lần (trùng khuyến). Chúng ta có nhân Phật, nhưng không tu tập và làm pháp lành trợ duyên thì không bao giờ nẩy nở căn lành, tâm bồ đề.
Tuy Niệm Phật còn tán loạn nhưng cũng có phước đức thiện căn. Còn Niệm Phật đến nhất tâm, tâm ta sẽ giao cảm đến tâm của Đức Phật và sẽ có cảm ứng.
Nếu phát tâm niệm Phật rồi thối tâm thì bông sen trên Cực lạc bị héo, còn giữ Niệm Phật hoài thì hoa càng lớn.
Dù là ngũ nghịch thập ác, niệm Phật cũng gieo trồng thiện căn. Có một vị lão già đến xin xuất gia, 500 vị A la hán đều từ chối vì xét trong đời quá khứ ông không có 1 chút thiện căn nào hết. Nhưng Đức Phật nhìn xa hơn và nói ông này có thiện căn vì có 1 kiếp ông còn là tiều phu bị hổ rượt, ông sợ quá niệm Mô Phật. Phật cho ông xuất gia và ông tu chứng được quả A la hán.
Ngọc ma ni gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong
Câu niệm Phật gieo vào tâm chúng sanh, tâm chúng sanh trở thành tịnh
Trì danh niệm Phật là pháp tu giản dị và mau chứng, không nên xen vào quán tưởng hay quán tượng vì pháp này dành cho trình độ căn cơ cao.
Tin rồi phát nguyện rồi chấp trì, như cái đảnh ba chân, thiếu một chân thì không được. Ai nghe mà không tin, không phát nguyện thì như là nghe mà không nghe.
Chấp trì:
.Sự trì: tin có Phật A Di Đà ở Tây phương, như con thơ nhớ mẹ không quên. Nhưng chưa hiểu tâm mình là Phật.
.Lý trì: Tịnh độ có sẵn trong tâm, do tâm mình tạo ra, tâm tịnh thì cảnh tịnh. Tâm mình là Phật.
Mình vui thì thấy đâu cũng vui, mình hiền thì thấy ai cũng dễ thương, còn dữ thì thấy ai cũng đáng ghét. Hiền lành thì buông xả, hoan hỷ. Còn dữ thì câu mâu, thắc mắc. Vậy muốn buông hay nắm? Hãy làm sao mà người ta gần mình mà cảm thấy mến mình.
Chấp trì danh hiệu 1 ngày cho đến 7 ngày nhất tâm bất loạn:
. Lợi căn chỉ cần 1 ngày
. Trung căn từ 2 ngày đến 6 ngày
. Độn căn 7 ngày, rồi 7 ngày, rồi 7 ngày... Mình chưa nhất tâm bất loạn là biết mình thuộc căn gì rồi.
Nhất tâm rồi mà loạn trở lại là không phải nhất tâm bất loạn, chỉ là tâm mình yên mà mình tưởng là mình được nhất tâm. Nhất tâm bất loạn rồi thì không khi nào bị loạn trở lại được.
Lý nhất tâm là tâm mình mở ra, thấy được tánh của mình (kiến tánh), diệt được kiến hoặc (thấy sai), tư hoặc (nghĩ sai), không tham sân si mạn (cống cao ngã mạn cho ta là giỏi hơn người). Tâm không bị tà kiến nhị biên (chấp thường chấp đoạn) làm rối loạn.
Niết bàn tiểu thừa: A la hán, Bích chi Phật, tự độ, tự lợi, không độ chúng sanh
Tâm Bồ tát: thành tựu rồi thì độ chúng sanh.
Tuy sanh Tịnh Độ nhưng tùy theo sự tu tập nên phẩm vị có khác nhau.
Kinh A Di Đà là Kinh không ai hỏi mà Phật tự nói vì Phật thương xót chúng sanh, kinh này rất khó tin.
Có người hỏi lúc lâm chung thấy Phật hiện ra có chắc là Phật hay chỉ là ma? Mình không mong đợi thấy Phật mà Phật hiện ra là ma cảnh.
Khi quá bận rộn, không định khóa được thì niệm 10 niệm mỗi ngày cho đến trọn đời.
Người ngũ nghịch thập ác, lúc lâm chung niệm 10 niệm được vãng sanh hạ phẫm hạ sanh là do đã trồng nhân lành nhiều đời trước nên đời này được hưởng quả, có cảm ứng được gặp bạn tốt lúc lâm chung. Hai điều kiện hội đủ là gặp thiện tri thức và nhất tâm niệm Phật cho mình. Nếu không có thiện căn dù họ có niệm cũng chưa chắc họ nhất tâm, chưa chắc được vãng sanh.
Tội của mình nếu có hình dáng thì cả hư không cũng không chứa hết, nên muốn diệt tội thì phải nhất tâm niệm Phật. Đời này thấy mình làm gì cũng tội huống gì trong nhiều kiếp trước (nhất cử nhất động đều sanh tội lỗi vì sống trong mê lầm). Nội cái miệng của mình, mình đă ăn bao nhiêu chúng sanh. Một câu nói làm cho người ta phiền não cũng là tội rồi. Chỉ có người nào niệm tới nhất tâm bất loạn thì dù cho 3 đoàn quân cũng diệt được. Còn không thì chỉ diệt tội như đất trong móng tay.
Đới nghiệp vãng sanh là mang nghiệp vãng sanh, về đó tu tập tiếp.
"Này ông Xá Lợi Phất, tôi thấy sự lợi ích ấy nên tôi nói ra..."
Lợi: lúc chết tâm không điên đảo.
Có thiền không tịnh độ 10 người tu 9 người rớt.
Tịnh độ thượng trung hạ đều tu được.
Tu thiền phải cần thượng căn.
Bồ tát còn mê khi cách ấm, vì còn tập khí vi tế, còn tập khí, khi lâm chung nếu khởi niệm sân thì bị tập khí lôi cuốn, bị sa đọa.
Tu tịnh độ cầu vãng sanh dầu còn hoặc nghiệp cũng vẫn đới nghiệp vãng sanh.
Tu thiền phải tu từng giai đoạn, từng giai đoạn, nếu không khéo thì sẽ là oan gia đời thứ 3.
Thiền sư Ô Sào và Bạch Cư Vị:
Kiếp trước đó, Bạch Cư Vị là 1 người nghèo nên cho rằng người nghèo khó tu, bị khi dễ, nguyện đời sau cho ông giàu để ông tu cho dễ.
Còn Ô Sào thiền sư kiếp đó là 1 người giàu, nên ông nghĩ giàu khó tu, nguyện sanh ra là được liệng vô chùa liền để tiến tu.
Cả hai đều được như ý nguyện. Bạch Cư Vị sanh ra trong nhà giàu lớn lên làm quan, tới 80 mới gặp Thiền Sư Ô Sào.
Thiền Sư Ô Sào lúc đó đã đắc đạo, ông chuyên ngồi trên cành cây trong ổ quạ mà thiền. Bạch Cư Vị nghe nói vị sư nổi tiếng bèn tìm đến học đạo. Bạch Cư Vị nói ngồi trên cây như vậy rất nguy hiểm. Thiền sư đáp nếu có té chỉ chết một đời. Còn như ông làm quan tạo tội thì bị quả báo hết đời này đến đời khác. Nghe vậy Bạch Cư Vị mới hỏi đại ý Phật Pháp là gì. Thiền Sư Ô Sào đáp:
Không làm các việc ác
Làm các việc lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Bạch Cư Vị nghe qua liền nói, con nít 8 tuổi cũng biết đều đó. Thiền Sư Ô Sào bảo rằng nhưng ông già 80 tuổi làm chưa xong. Nghe tới đây, Bạch Cư Vị mới tỏ ngộ, xin được độ. Bạch Cư Vị lúc đó có 7 người vợ và 70 đứa con, Thiền sư Ô Sào bèn xin 1 người vợ đẹp nhất trong số 7 bà thì mới độ cho Bạch Cư Vị.
Đêm đó Thiền Sư đốt 7 lò lửa, cả đêm đi qua đi lại 7 lò lửa này. Người vợ về trình với Bạch Cư Vị như vậy. Bạch Cư Vị hiểu ý là có 7 người vợ như lửa đốt làm sao mà tu tập. Ông bèn tụ họp gia đình lại để phó chúc việc nhà. Mấy người con nghe vậy cản rằng Thầy đó tu không vợ không con nên sợ chết, còn cha có tụi con lo, khi cha chết tụi con đốt vàng mã, mỗi đứa chịu 1 tội thay cho Cha, Cha tu làm gì. Bạch Cư Vị bèn tổ chức dạ hội, giả kế làm mất ấn của vua, kêu mấy người con đi kiếm không thôi ông sẽ bị vua xử tử. Mấy người con ham chơi, nói với ông rằng ông tự làm mất thì phải tự đi kiếm. Bình thường thì nói hay, nhưng khi gặp nạn, con cái, không ai giúp được cho mình. Từ đó ông chuyên tu tại gia, và đắc đạo.
Qua đó ta thấy tu không khéo là oan gia của đời thứ 3, Bạch Cư Vị kiếp trước có tu, nhưng kiếp sau đến 80 tuổi mới bắt đầu tu. Cũng có nhân duyên là gặp lại được Thiền Sư Ô Sào khai ngộ.
Khi lâm chung cái khổ nhất là tâm bị điên đảo. Đức Phật đã lặp lại để chúng ta khắc dạ: 'Ta thấy lợi thế cho nên nói thế", Không phải chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh vào cõi đó đâu.
Tóm lại:
. Khi nhất tâm bất loạn rồi thì không loạn tưởng lại được.
. Muốn tiêu hết tội, phải niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn.
. Niệm Phật mà tâm còn tán loạn chỉ tiêu một chút ít tội thôi.
. Ngay bây giờ chúng ta tập từ từ nhất tâm được 5 phút, rồi 10 phút, rồi 20 phút, không một ý niệm gì xen tạp, không nên nghĩ chút nữa sẽ làm cái này cái kia...
. Niệm Phật thì không phiền não, không tham sân si.
. Niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn.
. Khi gặp chướng duyên là lửa thử vàng, nếu nản lòng thì muôn đời làm phàm phu.
Chúc tất cả chúng ta tinh tấn niệm Phật, sớm đạt được nhất tâm bất loạn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Hoa 10 giờ
Cây đào có trái nhiều lắm
Lựu kiểng, nhiều trái lắm, mùa đông phải khiêng vô nhà, mùa hè đem ra nó nở đầy hoa rồi đơm trái rất đẹp
Và cả hoa dại, trông cũng xinh
Món ăn hôm nay thật hấp dẫn, quý cô nấu ăn ngon lắm, DS vừa chụp hình vừa khen tấm tắc, thấy ngon thiệt chứ không phải khách sáo đâu :)
Bông cải xanh làm mặt cho món...
...nui xào. Món ngon ngon.
Cà chua làm mặt cho món...
...canh chua. Món này nấu bằng nước hầm rau củ, ai cũng khen, làm cô bếp nở mũi :)
Dưa cải xào với nấm đông cô và tàu hủ. Ngon lắm.
Bánh này làm giống như bánh thửng chay, lần đầu tiên cô ấy làm, rất ngon
Xôi đậu lima, món lạ mà ngon
Chè xôi nước
Dưa vàng
Đào sống ăn với muối ớt
Muối ớt làm bằng...
...tương ớt, chỉ cho vô 1 chút cho có màu
Hôm nay Ni Sư giảng tiếp kinh A Di Đà:
Đức Phật có tướng lưỡi rộng dài vì Ngài luôn nói lời chân thật. Ai mà le lưỡi đụng lên tới mũi thì người đó đã không nói dối ba đời, trong đây có ai không? Vậy là biết mình có nó dối.
Khi sắp lâm chung niệm 10 niệm hay 1 niệm nhất tâm bất loạn dễ hay khó? Hằng ngày hành trì không bị đau nhức mà không chủ động được thân tâm thì làm sao mà dễ nhất tâm bất loạn khi qua ải sanh tử. Khi đó thân đau đớn vì tứ đại phân ly khiến tâm hổn loạn. Bởi vậy ngay khi còn mạnh khỏe tỉnh táo phải niệm Phật.
Người tu phải chấp hành danh hiệu, nhân quả là trên hết, đức Phật khuyên chúng ta nhiều lần (trùng khuyến). Chúng ta có nhân Phật, nhưng không tu tập và làm pháp lành trợ duyên thì không bao giờ nẩy nở căn lành, tâm bồ đề.
Tuy Niệm Phật còn tán loạn nhưng cũng có phước đức thiện căn. Còn Niệm Phật đến nhất tâm, tâm ta sẽ giao cảm đến tâm của Đức Phật và sẽ có cảm ứng.
Nếu phát tâm niệm Phật rồi thối tâm thì bông sen trên Cực lạc bị héo, còn giữ Niệm Phật hoài thì hoa càng lớn.
Dù là ngũ nghịch thập ác, niệm Phật cũng gieo trồng thiện căn. Có một vị lão già đến xin xuất gia, 500 vị A la hán đều từ chối vì xét trong đời quá khứ ông không có 1 chút thiện căn nào hết. Nhưng Đức Phật nhìn xa hơn và nói ông này có thiện căn vì có 1 kiếp ông còn là tiều phu bị hổ rượt, ông sợ quá niệm Mô Phật. Phật cho ông xuất gia và ông tu chứng được quả A la hán.
Ngọc ma ni gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong
Câu niệm Phật gieo vào tâm chúng sanh, tâm chúng sanh trở thành tịnh
Trì danh niệm Phật là pháp tu giản dị và mau chứng, không nên xen vào quán tưởng hay quán tượng vì pháp này dành cho trình độ căn cơ cao.
Tin rồi phát nguyện rồi chấp trì, như cái đảnh ba chân, thiếu một chân thì không được. Ai nghe mà không tin, không phát nguyện thì như là nghe mà không nghe.
Chấp trì:
.Sự trì: tin có Phật A Di Đà ở Tây phương, như con thơ nhớ mẹ không quên. Nhưng chưa hiểu tâm mình là Phật.
.Lý trì: Tịnh độ có sẵn trong tâm, do tâm mình tạo ra, tâm tịnh thì cảnh tịnh. Tâm mình là Phật.
Mình vui thì thấy đâu cũng vui, mình hiền thì thấy ai cũng dễ thương, còn dữ thì thấy ai cũng đáng ghét. Hiền lành thì buông xả, hoan hỷ. Còn dữ thì câu mâu, thắc mắc. Vậy muốn buông hay nắm? Hãy làm sao mà người ta gần mình mà cảm thấy mến mình.
Chấp trì danh hiệu 1 ngày cho đến 7 ngày nhất tâm bất loạn:
. Lợi căn chỉ cần 1 ngày
. Trung căn từ 2 ngày đến 6 ngày
. Độn căn 7 ngày, rồi 7 ngày, rồi 7 ngày... Mình chưa nhất tâm bất loạn là biết mình thuộc căn gì rồi.
Nhất tâm rồi mà loạn trở lại là không phải nhất tâm bất loạn, chỉ là tâm mình yên mà mình tưởng là mình được nhất tâm. Nhất tâm bất loạn rồi thì không khi nào bị loạn trở lại được.
Lý nhất tâm là tâm mình mở ra, thấy được tánh của mình (kiến tánh), diệt được kiến hoặc (thấy sai), tư hoặc (nghĩ sai), không tham sân si mạn (cống cao ngã mạn cho ta là giỏi hơn người). Tâm không bị tà kiến nhị biên (chấp thường chấp đoạn) làm rối loạn.
Niết bàn tiểu thừa: A la hán, Bích chi Phật, tự độ, tự lợi, không độ chúng sanh
Tâm Bồ tát: thành tựu rồi thì độ chúng sanh.
Tuy sanh Tịnh Độ nhưng tùy theo sự tu tập nên phẩm vị có khác nhau.
Kinh A Di Đà là Kinh không ai hỏi mà Phật tự nói vì Phật thương xót chúng sanh, kinh này rất khó tin.
Có người hỏi lúc lâm chung thấy Phật hiện ra có chắc là Phật hay chỉ là ma? Mình không mong đợi thấy Phật mà Phật hiện ra là ma cảnh.
Khi quá bận rộn, không định khóa được thì niệm 10 niệm mỗi ngày cho đến trọn đời.
Người ngũ nghịch thập ác, lúc lâm chung niệm 10 niệm được vãng sanh hạ phẫm hạ sanh là do đã trồng nhân lành nhiều đời trước nên đời này được hưởng quả, có cảm ứng được gặp bạn tốt lúc lâm chung. Hai điều kiện hội đủ là gặp thiện tri thức và nhất tâm niệm Phật cho mình. Nếu không có thiện căn dù họ có niệm cũng chưa chắc họ nhất tâm, chưa chắc được vãng sanh.
Tội của mình nếu có hình dáng thì cả hư không cũng không chứa hết, nên muốn diệt tội thì phải nhất tâm niệm Phật. Đời này thấy mình làm gì cũng tội huống gì trong nhiều kiếp trước (nhất cử nhất động đều sanh tội lỗi vì sống trong mê lầm). Nội cái miệng của mình, mình đă ăn bao nhiêu chúng sanh. Một câu nói làm cho người ta phiền não cũng là tội rồi. Chỉ có người nào niệm tới nhất tâm bất loạn thì dù cho 3 đoàn quân cũng diệt được. Còn không thì chỉ diệt tội như đất trong móng tay.
Đới nghiệp vãng sanh là mang nghiệp vãng sanh, về đó tu tập tiếp.
"Này ông Xá Lợi Phất, tôi thấy sự lợi ích ấy nên tôi nói ra..."
Lợi: lúc chết tâm không điên đảo.
Có thiền không tịnh độ 10 người tu 9 người rớt.
Tịnh độ thượng trung hạ đều tu được.
Tu thiền phải cần thượng căn.
Bồ tát còn mê khi cách ấm, vì còn tập khí vi tế, còn tập khí, khi lâm chung nếu khởi niệm sân thì bị tập khí lôi cuốn, bị sa đọa.
Tu tịnh độ cầu vãng sanh dầu còn hoặc nghiệp cũng vẫn đới nghiệp vãng sanh.
Tu thiền phải tu từng giai đoạn, từng giai đoạn, nếu không khéo thì sẽ là oan gia đời thứ 3.
Thiền sư Ô Sào và Bạch Cư Vị:
Kiếp trước đó, Bạch Cư Vị là 1 người nghèo nên cho rằng người nghèo khó tu, bị khi dễ, nguyện đời sau cho ông giàu để ông tu cho dễ.
Còn Ô Sào thiền sư kiếp đó là 1 người giàu, nên ông nghĩ giàu khó tu, nguyện sanh ra là được liệng vô chùa liền để tiến tu.
Cả hai đều được như ý nguyện. Bạch Cư Vị sanh ra trong nhà giàu lớn lên làm quan, tới 80 mới gặp Thiền Sư Ô Sào.
Thiền Sư Ô Sào lúc đó đã đắc đạo, ông chuyên ngồi trên cành cây trong ổ quạ mà thiền. Bạch Cư Vị nghe nói vị sư nổi tiếng bèn tìm đến học đạo. Bạch Cư Vị nói ngồi trên cây như vậy rất nguy hiểm. Thiền sư đáp nếu có té chỉ chết một đời. Còn như ông làm quan tạo tội thì bị quả báo hết đời này đến đời khác. Nghe vậy Bạch Cư Vị mới hỏi đại ý Phật Pháp là gì. Thiền Sư Ô Sào đáp:
Không làm các việc ác
Làm các việc lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Bạch Cư Vị nghe qua liền nói, con nít 8 tuổi cũng biết đều đó. Thiền Sư Ô Sào bảo rằng nhưng ông già 80 tuổi làm chưa xong. Nghe tới đây, Bạch Cư Vị mới tỏ ngộ, xin được độ. Bạch Cư Vị lúc đó có 7 người vợ và 70 đứa con, Thiền sư Ô Sào bèn xin 1 người vợ đẹp nhất trong số 7 bà thì mới độ cho Bạch Cư Vị.
Đêm đó Thiền Sư đốt 7 lò lửa, cả đêm đi qua đi lại 7 lò lửa này. Người vợ về trình với Bạch Cư Vị như vậy. Bạch Cư Vị hiểu ý là có 7 người vợ như lửa đốt làm sao mà tu tập. Ông bèn tụ họp gia đình lại để phó chúc việc nhà. Mấy người con nghe vậy cản rằng Thầy đó tu không vợ không con nên sợ chết, còn cha có tụi con lo, khi cha chết tụi con đốt vàng mã, mỗi đứa chịu 1 tội thay cho Cha, Cha tu làm gì. Bạch Cư Vị bèn tổ chức dạ hội, giả kế làm mất ấn của vua, kêu mấy người con đi kiếm không thôi ông sẽ bị vua xử tử. Mấy người con ham chơi, nói với ông rằng ông tự làm mất thì phải tự đi kiếm. Bình thường thì nói hay, nhưng khi gặp nạn, con cái, không ai giúp được cho mình. Từ đó ông chuyên tu tại gia, và đắc đạo.
Qua đó ta thấy tu không khéo là oan gia của đời thứ 3, Bạch Cư Vị kiếp trước có tu, nhưng kiếp sau đến 80 tuổi mới bắt đầu tu. Cũng có nhân duyên là gặp lại được Thiền Sư Ô Sào khai ngộ.
Khi lâm chung cái khổ nhất là tâm bị điên đảo. Đức Phật đã lặp lại để chúng ta khắc dạ: 'Ta thấy lợi thế cho nên nói thế", Không phải chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh vào cõi đó đâu.
Tóm lại:
. Khi nhất tâm bất loạn rồi thì không loạn tưởng lại được.
. Muốn tiêu hết tội, phải niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn.
. Niệm Phật mà tâm còn tán loạn chỉ tiêu một chút ít tội thôi.
. Ngay bây giờ chúng ta tập từ từ nhất tâm được 5 phút, rồi 10 phút, rồi 20 phút, không một ý niệm gì xen tạp, không nên nghĩ chút nữa sẽ làm cái này cái kia...
. Niệm Phật thì không phiền não, không tham sân si.
. Niệm Phật cho tới nhất tâm bất loạn.
. Khi gặp chướng duyên là lửa thử vàng, nếu nản lòng thì muôn đời làm phàm phu.
Chúc tất cả chúng ta tinh tấn niệm Phật, sớm đạt được nhất tâm bất loạn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét