Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Nấu chay: Canh chua thì là

25032012 055

Thì là canh chua Smile. DS mua 1 bó thì là, cọng dùng ăn sống, còn lá nấu canh chua, cũng ngon lắm. Nhà có gì nấu nấy, nên cũng rất đơn giản. Nấu canh chua mình cần nêm nếm cho đậm đà thì mới ngon nhe.

Nguyên liệu:

  • 1/4 trái thơm, xắt miếng, xong xắt cọng lại (thơm nấu canh chua xắt cọng mới ngon, DS dùng thơm đông đá)
  • 5 cọng dưa cải, xắt ngắn
  • 2 trái cà chua, xắt múi (DS dùng cà đông đá)
  • 5 cọng thì là, xắt ngắn
  • 1 muỗng canh nấm gừng chấy
  • 1 muỗng cà phê me, dầm lấy nước (vì dưa cải đã chua rồi nên DS dùng ít me)
  • 1 muỗng canh muối
  • 3 muỗng canh đường
  • Vài lát ớt
  • Các bạn có thể cho thêm tàu hủ non xắt hình con cờ

Cách làm:

  1. Nấu hơn nửa nồi nước 4 quarts.
  2. Xắt cà chua bao nhiêu cho vô nồi nước bấy nhiêu.
  3. Xắt thơm thả vô nồi.
  4. Xắt dưa cải thả vô luôn.
  5. Cho nấm gừng chấy vào.
  6. Nêm nước me, đường muối.
  7. Cho thì là vào, nêm cho vừa ăn, cho thêm ớt là được.
  8. Canh chua ăn với cơm nóng rất tuyệt vời.

Chúc các bạn nấu canh chua chay thành công.

Nam mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nấu chay: Súp một ngàn kí chay

wonton 005

Là súp wonton chay đó, wonton đọc là one ton, one ton là một tấn, một tấn là 1 ngàn kí đúng không? DS mua wonton làm sẵn ở chùa, về nấu nước súp với nấm đã làm sẵn, cho cải ngọt và bông cải xanh vào. Vậy là DS có được một tô súp nóng ngon lành. Các bạn cũng có thể luộc thêm mì cho vào là thành wonton mì chay hén.

Nhân của wonton này làm bằng tàu hủ bóp nhuyễn, nấm mèo xắt cọng thật nhuyễn, cà rốt cũng bào thật nhuyễn, nấm đông cô bầm nhuyễn và tàu hủ ky cắt nhuyễn, nêm gia vị cho vừa ăn. Các bạn có thể rắc thêm bột mì căn cho dính và dai. Xong gói với da wonton, bóp đầu lại cho chặt để khi luộc không bị rớt nhân ra. Luộc xong vớt ra rổ cho vào ngăn đá để ăn từ từ rất tiện.

25032012 059Wonton làm sẵn có thể chiên, hấp hay nấu súp rất ngon.

wonton 002 
Hủ nấm gừng chiên này DS cho dầu vào cho nóng, chiên gừng đã bầm cho vàng, rồi chiên nấm đã bầm cho vàng, cho vào hủ. Khi nấu súp, DS cho 1 muỗng canh vào thay cho bột nêm. Rất là ngọt nước và tiện lợi. Nếu để lâu mình cần nhiều dầu cho ngập nấm thì sẽ không bị hư. Còn dùng trong 1 tuần thì không cần dầu nhiều.

Thêm 1 món phụ trội

25032012 087
Món này mình cần mua 1 cái bánh tiêu và 1 gói xôi, xong đem về nhà xử lý nó như trên, yummy, yummy.

Chúc các bạn làm được nhiều món chay nhanh, tiện và ngon nhé.

Nam mô A Di Đà Phật

Diệu Sương

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Món chay: Những món chay ngon ở chùa 25/03/2012

 

Chè khoai môn, có bột khoai tự làm, ngon lắm

25032012 064

Bánh bò nướng

25032012 060

Tàu hủ xào chua ngọt

25032012 070

Súp nui

25032012 082

Mướp tây xào

25032012 065

Cà tím xốt, món này ngon, cà chiên xong xốt với dầu hào chay cho thấm

25032012 072

Chúc các bạn làm được nhiều món chay ngon nhe.

Nam mô A Di Đà Phật

Diệu Sương

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Y học: Bưởi - Vị thuốc quý

Bưởi là trái cây ngon, bổ, mát nhưng khả năng chữa bệnh của cây bưởi, từ lá đến hoa, từ múi bưởi tới vỏ ngoài của trái bưởi thì ít người biết... Bác sĩ Phạm Hồng Nga, Viện Y dược học Dân tộc TP. HCM giới thiệu nhiều bài thuốc từ bưởi.

Buoi Nhung bai thuoc quy it nguoi biet
Bưởi trồng ở Vĩnh Long

Lá bưởi có tác dụng giải cảm, trừ đàm, tiêu thực, hoạt huyết... Vỏ quả bưởi trừ phong, tiêu phù thủng, giảm đau... Nước ép múi bưởi kích thích tiêu hoá, bổ khí huyết, giảm mỡ, an thai, sổ lãi kim...

Buoi Nhung bai thuoc quy it nguoi biet
Hoa bưởi 

Tinh dầu vỏ quả và hoa bưởi có thể dùng để kháng khuẩn.

Bưởi (tên khoa học: Citrus grandis Osbek hay Citrus decumana Mur) là một loại cây ăn trái quen thuộc với người Việt Nam. Trái bưởi là món ăn tráng miệng giàu vitamin. Hương hoa bưởi thơm ngát khó quên.

Nhưng khả năng chữa bệnh của cây bưởi, từ lá đến hoa, từ múi bưởi tới vỏ ngoài của trái bưởi thì không phải ai cũng biết.

Bưởi, loài cây ăn trái quen thuộc

Bưởi, thuộc họ cam quýt (Rutaceae), là cây to cao từ 8 - 13 m. Vỏ thân màu vàng nhạt. Cành có gai dài, nhọn ở kẽ lá. Lá có hình trứng hoặc trái xoan, mọc so le. Hoa đều, to, mọc thành chùm 6 - 10 hoa, rất thơm. Quả hình cầu, cùi dày, màu thay đổi theo giống.

Bên trong quả có nhiều múi chứa tẹp mọng nước. Hạt dẹp có cạnh và chất nhầy bao quanh. Lá và vỏ quả có tinh dầu thơm.

Bưởi được trồng khắp nơi trên đất nước. Có nhiều giống bưởi với màu sắc, vị chua ngọt khác nhau. Nổi tiếng là bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Biên Hòa (Đồng Nai)...

Cây bưởi được trồng chủ yếu để lấy quả ăn, lấy hoa ướp thơm thức ăn, hoặc cất nước hoa bưởi. Ngoài ra, người ta còn dùng lá làm thuốc, chủ yếu là lá tương. Vỏ bưởi và hạt bưởi cũng được sử dụng.

Cây bưởi ưa sáng, ưa vùng khí hậu nhiệt đới, không thích hợp nơi núi cao, khí hậu lạnh 13 - 18oC. Nếu có, chỉ là bưởi hoang hóa, cằn cỗi, quả chua và vị đắng đến mức không thể ăn được.

Bưởi, vị thuốc cổ truyền

Buoi Nhung bai thuoc quy it nguoi biet
Bưởi vừa là loại cây ăn trái rẻ tiền, vừa là một vị thuốc cổ truyền quen thuộc của người Việt Nam. 

Không chỉ là loại cây ăn trái bổ, rẻ tiền trong cuộc sống thường nhật, bưởi có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc.

Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đếu chứa tinh dầu. Ngoài ra, vỏ quả bưởi còn có pectin, naringin (một loại glucozid), men tiêu hoá peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C...

Dịch ép múi bưởi có 4 - 10% đường, 9% acid citric, 50% vitamin C, và một ít vitamin A và B1, cùng nhiều loại men tiêu hóa amylaza, peroxydaza... Còn hạt bưởi cũng chứa nhiều dầu béo.

Lá bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Nó có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng.

Vỏ quả bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính bình. Vỏ bưởi được sử dụng nhằm trừ phong, hóa đờm, tiêu báng (lách to), tiêu phù thũng, hoạt huyết, giảm đau.

Nước ép múi bưởi có vị chua ngọt, mùi thơm, tính mát. Nước ép bưởi có thể kích thích tiêu hóa, bổ khí huyết, giảm mỡ trong máu, an thai, sổ lãi kim.

Ngoài ra, vỏ quả bưởi đào kết hợp với lá khổ sâm có thể ức chế ký sinh trùng sốt rét, hạ sốt, không có tác dụng phụ. Tinh dầu từ vỏ quả và hoa bưởi có thể dùng để kháng khuẩn (giảm độc trực khuẩn lao, tụ cầu vàng, phế cầu, có khả năng tiêu diệt amip). Bên cạnh đó, một số bài thuốc từ bưởi giúp giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, lợi tiểu.

Tuy nhiên, người suy nhược do can hoả nhiệt không nên dùng các bài thuốc từ bưởi.

Lá bưởi

Lá bưởi tươi cùng với nhiều loại lá thơm khác dùng để nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

Lá bưởi già chữa cảm, sốt, ho hắt hơi, kém ăn, sưng đau chân do hàn thấp chướng khí, giảm đau do trúng phong, tê bại. Ngày dùng 10 - 20g lá tươi, sắc uống.

Lá bưởi non được nướng chín để nắn, xoa bóp chỗ đau cho tan máu ứ, sai khớp, sưng, bong gân, gãy xương do chấn thương. Sau đó, lấy lá khác giã nát bó vào chỗ bị tổn thương.

Vỏ quả bưởi

Dùng để chữa ho, đờm tích đọng ở họng và phế quản, đau bụng, ăn uống không tiêu. Bỏ lớp cùi trắng, lấy lớp vỏ ngoài rồi sao. Ngày dùng 4 - 12g, sắc uống

Nước ép múi bưởi

Làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo), thiếu vitamin C, làm nguyên liệu chế acid acitric thiên nhiên.

Hoa bưởi

Làm nước hoa, đồng thời kết hợp với các dược liệu khác (quế, hồi...) để tạo hương cho thức ăn.

Một số bài thuốc có bưởi

Buoi Nhung bai thuoc quy it nguoi biet
Bưởi da xanh có trồng nhiều ở Bến Tre, giá có lúc đến 18.000 đồng/kg 

Chữa cảm sốt và cúm, cả hai thể phong hàn và phong nhiệt:

Dùng nước xông: Nấu nước xông với các loại lá: bưởi, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, mỗi thứ một nắm lá tươi. Xông trong vòng 5 - 10 phút.

Chữa đau dạ dày

Vỏ bưởi quả đào, vỏ quýt, lá dạ cẩm, ba vị bằng nhau, tán nhỏ. Liều dùng: 10g/ngày, lần uống 5g

Thuốc tẩy

Vỏ quả bưởi the 12g, đọt lá muồng trâu 20g, vỏ cây đại 20g. Sắc với hai chén nước còn một chén. Uống hết một lần.

Chữa thũng trướng

Vỏ quả bưởi đào, nước thông, bồ hóng, mỗi vị 20 - 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc uống 2 lần vào lúc đói.

Kiêng mặn, muối khi sử dụng thuốc.

Chữa phù thũng

Vỏ bưởi khô, ích mẫu, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ.

Uống mỗi lần 8g với rượu khi đóo. Hoặc mỗi vị 20 - 30g sắc uống.

Thuốc tiêu phù

Vỏ bưởi đào 600g, cỏ roi ngựa 500g, bồ hóng bếp 400g, bích ngọc đơn 400g, ích mẫu 300g, hồi hương 200g, quế thanh 200g, phèn chi 200g, phèn chua 100g.

Tán thành bột làm hoàn, uống ngày 20g.

Chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh

Vỏ bưởi khô, đốt và xông hơ vào rốn

Chữa chốc đầu ở trẻ em

Hạt bưởi bóc bỏ vỏ ngoài. Xâu thành sợi dây thép, phơi thật khô. Đốt trên ngọn lửa cho cháy thành than rồi tán nhỏ. Rửa sạch chỗ chốc đầu bằng nước ấm, thấm khô rồi bôi bột than hạt bưởi.

Ngày bôi 1- 2 lần. Thời gian điều trị từ 3 - 6 ngày.

Các nhà khoa học Việt Nam chưa tìm thất bất kỳ một tác nhân nào từ cây bưởi trồng có khả năng gây bệnh cho con người, kể cả bệnh ung thư. Đây là một loại cây thuốc quý và rất quen thuộc đang được người Việt Nam duy trì và phát triển.

BS. Phạm Hồng Nga, Chuyên khoa Y học cổ truyền, chuyên khoa dinh dưỡngViện Y Dược học Dân tộc TP.HCM

Việt Báo

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Cách sống: Hương đức hạnh

Thích Thái Hòa

Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.duchanh

Nếu có phước, bạn được ngồi trên người, thì bạn không nên dùng uy quyền để chèn ép người, mà nên dùng đức hạnh để đối xử với người. Nếu không may mà bạn đứng ở dưới người, thì không nên sanh tâm ganh tỵ và dòm ngó địa vị của người trên, mà hãy nên giữ mình cho đoan chánh và đem sự đoan chánh ấy mà đối xử với người.

Đức hạnh của người trên, đoan chánh của người duới sẽ tạo ra một gia đình đẹp, một tổ chức đẹp, một xã hội đẹp, một quốc gia đẹp và một thế giới đẹp.

Làm thế nào để trở thành một người đức hạnh? Muốn trở thành một người đức hạnh, người ấy đối với bản thân phải luôn luôn biết nhìn kỹ những lỗi nhỏ nhặt của mình để khắc phục; phải biết thực tập nhìn sâu để thấy sự thật nơi mọi vấn đề qua hình tượng; phải biết nghe sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua ngôn ngữ, âm thanh; phải biết ngửi sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua hương thơm; phải biết nếm sâu để hiểu sự thực của mọi vấn đề qua mùi vị; phải biết tiếp xúc sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua xúc giác; phải biết suy nghĩ sâu để hiểu được sự thực của mọi vấn đề qua tâm ý và phải biết sống khoan dung, độ lượng đối với những ai đã từng làm cho mình khốn đốn, khổ đau.

Lại nữa, mọi hành xử hay ẩn tàng đều vì lợi ích chung mà không phải vì bản thân. Ai thực tập được như vậy là người đức hạnh, là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo. Người ấy không tranh người để ngồi trên mà thường ngồi trên người; không tranh người để đứng trước mà thường đứng trước người.

Thế nào để trở thành một người đoan chánh? Muốn trở thành một người đoan chánh, người ấy luôn luôn thực tập đời sống từ hòa, và chân thực.

Thực tập lời nói từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Thực tập những hành xử từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Thực tập tâm ý từ hòa và chân thực đối với mọi người trước mặt cũng như sau lưng, bên phải cũng như bên trái, từ người bên trên cho đến người bên dưới.

Người nào sống với đời sống có những chất liệu như vậy là người đoan chánh. Người ấy là người sống có đạo và đang đi ở trong chánh đạo.

Người ấy ở trong mọi người không trang sức bất cứ loại sắc phục và mỹ phẩm nào, mà vẫn đoan chánh và đẹp đẽ hơn người; không xông ướp bất cứ loại dầu thơm nào mà vẫn thơm tho hơn người. Vì sao? Vì người ấy là người đức hạnh vậy.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Món chay: Các món chay ngon tại chùa 18/03/2012

Mời các bạn cùng thưởng thức cơm chay ở chùa Giác Lâm nhé.

Món dưa cải xào đậu hủ này rất ngon. Dưa cải được xắt thật mỏng, xào với đậu hủ bóp nát, thêm bột nghệ cho có màu sắc đẹp và nêm nếm gia vị cho đậm đà.

03182012 023

Bún gạo xào chay

03182012 022

Món kho chay thập cẩm, kho bằng dầu hào chay, rất thấm gia vị

03182012 024

Chè xôi nước

03182012 019

Xôi lá cẩm

03182012 021

Món chay gây quỹ gồm bánh bột lọc, kim chi và dưa cải

03182012 012

Chúc các bạn thân tâm thường an lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Y học: 3 lợi ích sức khỏe từ giá đỗ

Là một loại rau quen thuộc với mọi nhà nhưng có rất nhiều lợi ích sức khỏe ẩn chứa trong nó mà bạn có thể chưa biết!

image

Giá đỗ có chứa hàm lượng vitamin C rất phong phú, có thể rất hữu ích trong việc điều trị hoại huyết.

Giá trị trong việc chữa bệnh

Các nhà khoa học Nhật bản phát hiện, trong quá trình hạt đậu xanh nảy mầm một phần protein có thể phân giải thành axit amin, từ đó làm tăng hàm lượng axit amin vốn có của nó.

Trong giá đỗ còn có chất chất xơ, nếu như khi trộn cùng với rau hẹ vừa có tác dụng an toàn vừa có hiệu quả tốt đối với bệnh táo bón ở trẻ em và người già. Ăn giá đỗ có thể giúp điều trị các chứng bệnh như là bệnh quáng gà do thiếu Vitamin A, bệnh viêm miệng viêm lưỡi và viêm tinh hoàn do thiếu  vitamin B2, hoại huyết do thiếu vitamin C...

Khi nấu giá đỗ tốt nhất bạn nên cho thêm một chút giấm ăn, như vậy có thể khiến cho porotein ngưng kết nhanh, vừa duy trì mỹ quan của từng sợi giá lại có thể giữ lại được chất dinh dưỡng tốt. Đồng thời khi chế biến, bạn nên chảo nóng và nấu nhanh tay để không làm mất đi chất vitamin C có trong giá đỗ.

Giá trị dinh dưỡng cao

1. Trong giá đỗ có chứa hàm lượng vitamin C rất phong phú, có thể rất hữu ích trong việc điều trị hoại huyết.

2. Giá đỗ có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol và chất béo chất đống trong thành mạch máu, phòng chống các bệnh về tim mạch.

3. Giá đỗ còn chứa chất riboflavin rất thích hợp đối với những người hay mắc bệnh lở loét khoang miệng.

4. Nó còn chứa lượng chất xơ phong phú là loại thực phẩm rất tốt đối với các bệnh nhân mắc bệnh táo bón. Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa ung thư ở một số cơ quan trong hệ tiêu hoá như là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng...

5. Nhiệt lượng trong giá đỗ rất thấp mà lượng nước và chất xơ lại cao nếu thường xuyên ăn giá đỗ còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Tác dụng giảm cân

Giá đỗ vốn chứa rất ít năng lượng nhưng lại chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng rất có công hiệu trong việc giải độc làm đẹp, tiêu mỡ, nhuận tràng chống ôxi hoá...
Từ góc độ về dinh dưỡng mà nói, nhiệt lượng trong giá đỗ thấp cứ mỗi 100g giá đỗ chỉ chứa 8 calo nhiệt lượng mà lại chứa lượng chất xơ phong phú giúp thúc đẩy sự nhu động của đường ruột và có tác dụng nhuận tràng, chỉ những đặc điểm này đã có thể đã có thể chứng minh được tác dụng giảm cân hữu hiệu từ giá đỗ.

Nguồn: Afamily

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Tu học: BỐN ĐỘNG TÂM

CIMG0751
Lời  Tác Giả: Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lành và nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùng tại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..” Bài viết dưới đây làm sáng tỏ vấn đề:
Sau khi nhận bữa cơm cúng dường cuối cùng của cư sĩ Thuần Ðà, đức Phật bị nhiễm bệnh nặng và nói với tôn giả A Nan đi đến thành Câu Thi Na (Kushinagar). Trên đường đi, mặc dầu sức khỏe Ngài yếu, nhưng đức Phật vẫn tiếp tục nói Pháp khi có người đến hỏi.
Ðến rừng Sa La, Ngài nằm nghỉ trên chiếc võng giữa hai cây sa la song thọ và như một một điềm báo đặc biệt, cây sa la song thọ trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường, rồi chư Thiên thần khắp mười phương thế giới tụ hội về để chiêm ngưỡng Như Lai lần cuối. Ngài nói với A Nan tối hôm nay vào canh cuối cùng, Như Lai sẽ nhập diệt nơi rừng Sa La này. 
Lo ngại sau khi Phật nhập diệt sẽ không còn cơ hội gặp gỡ và học hỏi nơi các vị trưởng lão Tỳ kheo, khi các vị ấy đến bái yết Phật, nên A Nan thỉnh cầu đức Thế Tôn giải tỏa nỗi niềm này.
Phật dạy:
"- Này A Nan, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Bốn Thánh tích đó là: Nơi Như Lai đản sanh, Nơi Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nơi Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, và nơi Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn." 
Phật nói tiếp:
"- Này A Nan, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này A Nan, các thiện tín Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn."
"- Này A Nan, và những ai, trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên."[1]
Ðó là lời dạy trong những giây phút cuối cùng của đức Phật, Ngài khuyên chúng ta nên đến chiêm ngưỡng bốn Thánh tích với lòng tôn kính và với "tâm thâm tín hoan hỷ". Nếu được như vậy, khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi trời. 
Muốn được như thế, người hành hương, không chỉ đến đó tham quan cảnh trí di tích mà còn phải mang theo hai yếu tố tâm quan trọng là: tâm thâm tín, và tâm hoan hỷ. 
Chắc chắn khi đến bốn nơi này ai ai cũng có tâm vui sướng, hoan hỷ. Còn việc tâm thâm tín, chắc không phải chỉ là tâm thâm tín, khi đứng trước bốn Thánh tích đó, mà phải luôn luôn canh cánh mang theo bên mình, cho đến khi thân hoại mạng chung. 
Thâm tín cái gì? Ðó là tin sâu, tin bền và tin chắc về ba ngôi quý báu Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, vì ba ngôi quý báu này có năng lực dẫn dắt con người thoát khỏi mọi tà kiến, phiền não, khổ đau và ra khỏi sinh tử luân hồi.
Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc ngủ mê. Ðức Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Ngài là một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. 
Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng chữ, gọi là Kinh và Luật. Còn Luận là những lời bàn luận của các vị Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ thêm những lời Phật dạy, những lời dạy mà, nếu chúng ta thực hành sẽ có công năng đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát.
Tăng là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh, là những người thay Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đạo.
Khi đứng trước các Thánh tích, chúng ta có niềm tin chắc chắn về Phật, Pháp, Tăng và giữ vững niềm tin này không đổi cho đến khi mệnh chung, thì chắc chắn chúng ta sẽ được sanh trong cảnh giới Trời người.
HPIM1226
Ðược biết bốn Thánh tích đó là Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Phật đản sanh, hiện nay thuộc Vương quốc Nepal, nằm gần ranh giới với phía Bắc Ấn Ðộ.
P1010338
Thánh tích thứ nhì là Bồ Ðề Ðạo Tràng (Bodh-Gaya), nơi Phật thành đạo, nằm ở phía Bắc Ấn Ðộ.
CIMG0137
Thánh tích thứ ba là Vườn Lộc Uyển (Sarnath), nơi Phật chuyển pháp luân đầu tiên, cách thành phố Ba La Nại (Varanasi) khoảng 7 dặm thuộc miền Trung Bắc Aán Ðộ.
CIMG0751
Thánh tích thứ tư là Câu Thi Na (Kushinagar), nơi Phật nhập Niết Bàn, cách thành phố Gorakhpur 52 km thuộc miền Ðông Bắc Aán Ðộ.
Bốn Thánh tích đó còn được gọi là bốn động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởi và tăng trưởng, tức rung động tâm thức. Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lành và nhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quả, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài. 
Ðiều quan trọng là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động, và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Ðộ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có hưởng phước báu không, có sanh cõi trời khi lâm chung không hay những người có nhiều tiền của, có phước báu đi Ấn Ðộ nhiều lần, đến nơi có thể có động tâm nhưng rồi khi trở về theo thời gian lòng tin nguội dần, không nỗ lực tu tập, không quyết chí tu hành, thì theo tiến trình nhân quả sẽ ra sao? kiếp sau có được hưởng nhiều hay bị bớt phước báu không? 
Còn như những ai đã đã tin sâu xa, tin chắc chắn và tin bền bỉ vào Tam Bảo, vào chân tâm Phật tánh, và vào nhân quả luân hồi, thì nếu có điều kiện đi chiêm ngưỡng bốn Thánh tích này thì càng tốt, hãy nên đi, tuy nhiên đi để biết, để thấy, để tưởng nhớ Phật, để tri ân Ngài hơn là mang ý nghĩa cầu phước báu. Còn nếu nói rằng nếu đến tứ động tâm để nhờ Phật ban phước thì không đúng với nhân quả. Vấn đề là tăng tín tâm rồi đắc lực tu hành. Trong những lời dạy của Ngài, không có lời nào Ngài nói là đến đó để cầu phước báu.
Tâm Diệu
Người gởi bài: Tâm Diệu chủ biên www.thuvienhoasen.org
Cước Chú:
Trong ba bản dịch, chúng tôi chọn bản dịch Kinh Ðại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ Tập 1, hệ Pali do Hòa Thượng Minh Châu dịch làm tài liệu chủ yếu, vì chỉ có bản này mới có nhóm từ "tâm thâm tín hoan hỉ" nơi đoạn cuối của đoạn thứ 8 mục thứ V (trang 644). Hai bản dịch kia từ Hán tạng, không có nhóm từ này mà thay thế bằng nhóm từ "kính lễ, xây dựng chùa tháp" (Kinh Trường A Hàm, Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm dịch, trang 204 ), "kinh hành kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường" (Kinh Trường A Hàm, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch, trang 110).
Chú thích:
[1]-Kinh Trường Bộ, Tập 1, Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991, trang 643-644.
[2]-Kinh Trường A Hàm, Tập 1, Kinh Du Hành, (Hệ Sanscrit), Việt dịch:Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991, trang 203-204.
[3]-Kinh Trường A Hàm, Quyển 4, kinh Du Hành, Việt dịch: HT. Thích Thiện Siêu, Phật Học Viện quốc Tế xuất bản 1986, trang 110-111.
[4] Ấn bản Anh ngữ tại
http://world.std.com/~metta/canon/digha/dn16.html (Part Five, "Four Places of Pilgrimage")

Nghi thức: Nghi thức sớt bát gieo duyên của đạo Phật

images877110_Sot_bat_18320129
Người tu hạnh khất thực (đi xin - PV) của đạo Phật, để nuôi dưỡng thân thể mà tu học, các nhà sư cứ vào các buổi sáng lại đi theo nhóm để nhận sự cúng dường, sẻ chia từng miếng cơm của Phật tử, rồi mang về tịnh xá thọ dụng (ăn -  PV).
Sớt bát gieo duyên là một nghi thức thọ trai của hệ phái khất sĩ tại Việt Nam. Buổi sáng thức dậy, các sư lên lễ Phật tại chánh điện rồi quẩy (mang - PV) bình bát đất trên vai, xuất hành (đi - PV) theo một hàng thứ tự trang nghiêm và chánh niệm để đi khất thực.
Trong lúc đi, các sư phải tự điều chỉnh mọi cử chỉ hành động, luôn chú tâm đến oai nghi tế hạnh cuả mình, không được buông lung phóng túng dù chỉ trong ý niệm.
Ngay cả khi nhận vật phẩm cúng dường chư Tăng đều phải thầm chú nguyện cho người dâng cúng, trong tâm cầu chúc cho họ được thừa hưởng ân đức này mà đời sống được bình an và hạnh phúc, tu hành trong chánh pháp.
Khi bình bát đầy, chư Tăng bỏ bát vào túi đựng, không nhận cúng dường thêm nữa. Trở về lại tịnh xá, đảnh lễ Chư Phật và chuẩn bị cúng Ngọ.
Trong buổi cúng ngọ này chư Tăng để tâm thanh tịnh chú nguyện, hồi hướng cho tất cả chúng sanh chung được muôn điều bình an, sống đời tịnh lạc, rồi mới thọ thực những vật phẩm thật đơn giản, một trái chuối, vài cái bánh, và đôi khi còn có vài bọc sửa tươi… đã nhận khi khất thực được.
Sư Giác Minh Luật, tịnh thất Trung tâm quận Bình Thạnh tâm sự: “Hiện nay chư tăng đa số bận học tập nên anh em huynh đệ chỉ tổ chức đi trì bình khất thực vào buổi sáng chủ nhật”.
“Khi đi khất thực tôi cảm thấy một cảm giác thật an lạc vô biên, tâm không mang ý niệm chấp ngã tham, sân khi hành trì pháp Phật. Điều đặc biệt là mình đã giúp cho các Phật tử có cơ hội sớt bát gieo duyên với đạo giải thoát” Sư Luật cười nói.
Hình ảnh lễ sớt bát tại Tịnh xá Trung tâm quận Bình Thạnh:
Buổi sáng các sư tại Tịnh xá Trung tâm (quận Bình Thạnh) thường mang bình bát đi khất thực để giúp Phật tử có cơ hội gieo duyên với đạo giải thoát
Buổi sáng các sư tại Tịnh xá Trung tâm (quận Bình Thạnh) thường mang bình bát đi khất thực để giúp Phật tử có cơ hội gieo duyên với đạo giải thoát
Sau khi đi về, các sư chia đồ ăn ra để cho mọi người đều như nhau
Sau khi đi về, các sư chia đồ ăn ra để cho mọi người đều như nhau
Trước khi ăn, các sư đều lễ bái Phật, tổ, thầy và anh em đồng tu
Trước khi ăn, các sư đều lễ bái Phật, tổ, thầy và anh em đồng tu
Vì bận công việc các sư vào trễ cũng không quên nghĩa vụ chào hỏi
Vì bận công việc các sư vào trễ cũng không quên nghĩa vụ chào hỏi
Hòa thượng lớn tuổi hướng dẫn các Sư cùng chú nguyện, hồi hướng những gì tốt đẹp nhất cho tất cả chúng sanh
Hòa thượng lớn tuổi hướng dẫn các sư cùng chú nguyện, hồi hướng những gì tốt đẹp nhất cho tất cả chúng sanh
Quý sư chú tâm cầu nguyện cho các phật tử đã sớt bát nhường cơm để quý sư có đủ sức khỏe để yên tâm tu học
Quý sư chú tâm cầu nguyện cho các phật tử đã sớt bát nhường cơm để quý sư có đủ sức khỏe để yên tâm tu học
Cả đạo tràng (các quý Sư ở trong chùa - PV) thanh tịnh và trang nghiêm
Cả đạo tràng (các quý Sư ở trong chùa - PV) thanh tịnh và trang nghiêm

Chắp tay đồng cầu nguyện cho mọi chúng sinh muôn điều bình an, sống đời tịnh lạc
Chắp tay đồng cầu nguyện cho mọi chúng sinh muôn điều bình an, sống đời tịnh lạc

Oai đức uy nghi của quý Sư trong buổi lễ sớt bát kết duyên tại Tịnh xá Trung tâm quận Bình thạnh
Oai đức uy nghi của quý Sư trong buổi lễ sớt bát kết duyên tại Tịnh xá Trung tâm quận Bình Thạnh
Dùng tay ôm lấy bình bát để thọ lãnh bữa ăn của người Phật tử cúng dường
Dùng tay ôm lấy bình bát để thọ lãnh bữa ăn của người Phật tử cúng dường
Một hạt gạo của người Phật tử cúng dường như một ký gạo ngoài đời, chính vì thế khi sử dụng quý Sư đều hết sức chú tâm nhắc nhở mình phải tinh tấn tu học để xứng đáng lãnh thọ (sử dụng – PV)
Một hạt gạo của người Phật tử cúng dường như một ký gạo ngoài đời, chính vì thế khi sử dụng quý sư đều hết sức chú tâm nhắc nhở mình phải tinh tấn tu học để xứng đáng lãnh thọ (sử dụng - PV)
Ngay cả khi ăn quý sư cũng rất chú tâm để hồi hướng công đức cho người đã cúng dường
Ngay cả khi ăn quý sư cũng rất chú tâm để hồi hướng công đức cho người đã cúng dường
Việc sớt bát kết duyên của hệ phái Khất sĩ giúp cho người Phật tử ngày càng gần với đạo Phật hơn
Việc sớt bát kết duyên của hệ phái Khất sĩ giúp cho người Phật tử ngày càng gần với đạo Phật hơn
Hoài Lương
(nguon:nguongquan.com)

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Món chay: Những món chay ngon cho khóa tu niệm Phật 17/03/2012

Hôm nay khóa tu niệm Phật có hơn 30 vị về dự. Mời các bạn cùng thưởng thức nhiều món chay ngon nhe.

NP03172012 039

Mì xào chay, món này ngon đặc biệt, do cô con gái của một bác trong khóa tu làm đem tới, nóng hổi vừa thổi vừa ăn! Smile Không đi tu được mà hoan hỉ hỗ trợ cho người khác tu, thật là tán thán công đức.

NP03172012 012

Măng kho chay

NP03172012 014

Khổ qua kho chay

NP03172012 017

Chả lụa chay

NP03172012 015

Canh bí rợ chay, món này xem đơn giản vậy chứ ngon lắm, có nấm rất ngọt, có ngò rất thơm

NP03172012 021

Bánh bột lọc chay

NP03172012 018

Xôi bắp ăn với muối mè đường

NP03172012 019

Rau câu

NP03172012 004

Chè chuối bột bán đậu đỏ

NP03172012 007

Thêm xôi đậu phộng, xôi lá cẩm

NP03172012 011

Bàn dọn sẵn với các thứ chè xôi đã được dâng cúng

NP03172012 026

Món ăn cơm được sắp ra bàn theo kiểu tự phục vụ

NP03172012 029

Mọi người sắp hàng chờ lấy cơm

NP03172012 030

Bé nhỏ nhất cũng phải tự đi lấy thức ăn

NP03172012 031

Hàng được chia ra làm hai bên để lấy thức ăn cho đỡ tốn thời gian

NP03172012 032

Cơm xong kinh hành

NP03172012 036

NP03172012 035

NP03172012 038

Mọi người ra về tràn đầy pháp hỷ. Ai cũng nói vui, hỏi sao mà vui, một bác trả lời rằng vì vào chùa chỉ lo niệm Phật nghe Pháp, không lo nghĩ đến chuyện nhà nên tinh thần thanh thản nhẹ nhàng, vì vậy mà vui. Smile

Chúc quý đạo hữu được nhiều niềm vui trong Phật Pháp.

Nam Mô A Di Đà Phật

Bài đăng phổ biến