Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Phật Pháp: Hoa Sen - TS Huệ Dân

hoa sen 2
Hoa sen là một trong những biểu tượng gắn với truyền thống Phật giáo, người Việt Nam khá quen thuộc với hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen.
Sen trong phân loại khoa học
Sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ẫtn vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20 cm-60 cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước.
Thân sen khi già có nhiều gai nhỏ và có chiều cao khoảng 0,5-1,5 m. Hoa mọc trên các thân to và nhô cao trên mặt nước và có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loại : từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Sen có thể trồng bằng hột hay thân rễ như rau muống.
Theo Theophrastus trong hệ thực vật của sông Nile, thì sen có nguồn gốc từ các nước: Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Á, Iran, Azerbaijan… Việt Nam và miền Bắc của nước Úc.
Trong bảng phân loại khoa học, sen thuộc họ Nelumbonaceae (tiếng latin), Nelumbonaceae là một gia đình bao gồm hai loài thuộc chi Nelumbo. Nelumbo là một chi của thực vật thủy sinh với các lá to, thân rễ bò, bông có mùi thơm như giống nước hoa huệ thường được gọi chung là hoa sen. Nelumbo là tên xuất phát từ chữ Sinhalese Nelum. Có hai loài sen thuộc chi này, đó là Nelumbo nucifera và Nelumbo aureavallis.
Nelumbo aureavallis là loài được tìm thấy tại Thung lũng Vàng ở miền Bắc Dalota, Hoa Kỳ và loài này đã bị tuyệt chủng. Nelumbo nucifera là tên khoa học của một loài hoa sen được biết nhiều nhất ở Ấn Độ, Ai Cập và Việt Nam.
Sen thuộc bộ Proteales vốn là tên các nhà phân loại học thực vật dùng để xếp bộ theo thứ tự của các loài thực vật có hoa. Sen thuộc giới Plantae.
Hoa nở vươn khỏi mặt nước, lộ bày đài hoa, nhụy, hạt và hương thơm tinh khiết, nên được mọi người ưa chuộng. Từ xưa, trong truyền thống của các nước châu Á. Hoa sen được dùng làm biểu tượng thiêng liêng, để đại diện cho những người có nhân cách thanh cao, nghị lực vững vàng, không bị ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu xa. Những người thường bị chịu ảnh hưởng khó khăn của xã hội đưa đến trong hoàn cảnh sống, nhưng họ biết cố gắng vươn lên để sống một cách xứng đáng, trong tinh thần, bền tâm, nhẫn nại, chịu đựng, khắc phục vượt qua.
Khi những cánh hoa của nó mở ra, cũng là một ý nghĩa nói lên sức sống mở rộng của tâm hồn. Một sự xuất hiện của vẻ đẹp tinh khiết không bị ô nhiễm, từ chỗ bùn nhơ. Hoa sen cũng được trích dẫn nhiều trong các văn bản kinh Phật cũng như Puranas và Vệ Đà của Ấn Độ giáo.
“Người thực hiện bổn phận của mình mà không có sự quyến luyến, dâng các kết quả cho Đấng tối cao, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác động tội lỗi, giống như lá sen không bị nước dính vào”. Bhagavad Gita 5.10.
Hoa sen trong Phật giáo
Theo truyền thuyết Phật học, sau khi đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. Rồi mỗi lần đến chùa, khi nhìn lên bàn Phật, thấy tượng của đức Phật ngồi trên tòa sen.
Như vậy có thể nói rằng, hoa sen là hình ảnh, hài hòa, đặc trưng của một chu trình sống trong 8 cánh hoa, sinh ra từ bóng tối, bùn nhơ mà bừng nở ra những tinh nguyên của sự hoàn thiện cần đạt tới. 8 cánh hoa của sen cũng là 8 đặc tính tiêu biểu, để hiểu được một phần nào về sự chuyển hóa và thành tựu trong việc học Phật qua những cụm từ sau đây :
* Không ô nhiễm: Sống trong bùn lầy đầy dơ bẩn, nhưng hoa sen vẫn tự lực cánh sinh để vươn mình lên khỏi mặt nước cho hoa, dâng hương thơm tặng đời. Bùn thường được xem là hình ảnh xấu xa, dơ dáy, ô nhiễm. Còn màu trắng hay vàng hoặc đỏ hường của những cánh hoa sen là sự biểu trưng của những đặc tính thuộc về tinh khiết, sang trọng, khoan dung.
Những hình ảnh trên là những ý nghĩa, để nói lên sự nhẫn nại, rèn luyện của việc tu Phật, cho dù sống trong bất kỳ môi trường khó khăn nào, cũng nên cố gắng khắc phục vượt qua để đạt được sự thành tựu cho chính mình và cho người, mà điều này có thể thấy và kiểm chứng được qua đời sống của đức Phật.
Ngài ra đời và sinh hoạt trong dòng đời, nhưng Ngài không bị nhiễm vào những phiền não của xã hội do con người tạo ra. Ngược lại, Ngài còn tìm cách hướng dẫn con người thoát ra biển khổ bằng sự tỉnh thức của chính Ngài.
Phật tánh là những đóa hoa sen không bị ô nhiễm sẵn có trong mỗi người, chỉ cần biết phát huy nó một cách nghiêm túc, trong việc tu tập cá nhân ở mỗi ngày, thì nó sẽ tặng cho mình cũng như cho những người sống chung quanh những hương thơm, tinh khiết, hoàn hảo, để mở rộng niềm hạnh phúc thật sự ngay bây giờ.
* Thanh lọc, lắng cặn, tẩy các chất độc: Đây là một chức năng đặc biệt của sen, bởi vì, dù sống trong bùn sình hôi hám, nhưng lá và hoa của sen không dính bùn nhơ và chỗ nào sen mọc, thì ở đó nước lắng trong.
Hình ảnh này là ý nghĩa để nói lên sự giáo dục chân thực, bằng việc trau dồi đức hạnh, những phẩm chất tốt, và cung cách cư xử đúng đắn, trong đời sống thực tế hằng ngày cũng rất là lợi ích.
Nhịp sống ngày nay, do thói quen ăn uống thừa chất, ít vận động và môi trường bị ô nhiễm, mà gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo. Nếu thích bảo vệ tấm thân được khỏe mạnh, thì nên thường xuyên thanh lọc cơ thể, bằng những cách loại bỏ đi những gì có hại cho cơ thể.
Hiện thân của sự sống sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy, mà hoa sen hé nở và mở rộng những cánh hoa của nó, để thoáng lên một làn hương tinh khiết, như lời ca ngợi về sự sống thanh xuân, qua sự biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những chất dơ, bằng thân rễ của chính mình. Đây cũng chính là biểu tượng của sự chuyển hóa và thành tựu cho việc học Phật. Một hạnh phúc an lạc có ngay bây giờ, khi tâm thân lắng đọng, trong sạch thanh tịnh.
* Kiên nhẫn, đợi chờ: Sen là loại thực vật có hoa, hạt kín, phôi của hạt gồm có rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. Sau quá trình thụ tinh, noãn sẽ biến thành hạt. Trong tác phẩm “Nguyên lý hình thành và nẩy mầm của hạt giống” do Tiến sĩ sinh học K. E. Ovtsarov biên soạn, xuất bản năm 1976 tại Moskva có nói : Ở gần Tokyo người ta đã tìm thấy chiếc thuyền độc mộc nằm ở trong đất 3.000 năm. Các hạt sen nằm ở trong (thuyền) đó về sau đã nẩy mầm và mọc thành cây.
Đây cũng là một ý nghĩa của sự kiên nhẫn, đợi chờ, mặc dù không được phát triển trong những điều kiện thích nghi, nhưng khả năng sống của hạt sen vẫn còn tồn tại trong phôi của hạt, bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi một cách tự nhiên của chính mình, dựa vào những môi trường chung quanh, để tạo ra những điều kiện cơ bản cho quá trình duy trì sự sống và sinh trưởng.
Qua hình ảnh trên cho thấy kiên nhẫn tích cực làm việc để đạt được kết quả như mong muốn là điều tốt đẹp nên làm. Nhưng sự thật của các kết quả như mong muốn, đòi hỏi phải có thời gian, phải trải qua nhiều quá trình tiến triển theo từng giai đoạn như: có những lúc phài hành động, nhưng cũng có những thời điểm cần phải biết chờ đợi. Bởi vì sự thành công hoàn thành một cách đúng nghĩa, chỉ đến khi có những quyết định hợp lý, đúng lúc.
Từ giấc ngủ dài của các hạt sen trong chiếc thuyền bị chôn vùi trong lòng đất, cho đến khi gặp được các điều kiện thuận lợi, để phục hồi tái sinh cũng là một sự chứng minh của nhân và duyên trong đạo Phật. Bởi vì, những thành quả tốt đẹp đạt được, không chỉ phụ thuộc vào bản thân hay công sức của chính mình, mà còn cần đến, việc học cách sống hiểu biết và chấp nhận thực tế trong mối quan hệ với những hoàn cảnh chung quanh.
Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp. Hình ảnh của sen qua 3 giai đoạn sinh trưởng này rồi cho hoa. Đây cũng là một ý nghĩa giúp cho người học Phật hay tu Phật, để tự diệt tham, sân, si mà đạt đến tự tánh thanh tịnh của chính mình trong đời sống bằng sự kiên nhẫn.
Khi gặp khó khăn mà có tính kiên nhẫn, thay vì nổi nóng, hãy tự nhắc mình nhớ đến hình ảnh của hạt sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, do đó mình không nên làm theo những hậu quả xấu của các hành động sân si để hại thân.
Đứng trước bất kỳ các khó khăn nào, hãy nên dùng sự kiên nhẫn và bao dung, mà gánh chịu đau khổ tạm thời, còn hơn là phải hối hận ăn năn suốt đời vì làm những việc thiếu suy nghĩ.
Hy sinh, chịu đựng những chuyện nhỏ, là một khả năng rèn luyện để vượt qua được những khó khăn lớn hơn trong tương lai.
Thông thường chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt giữa con người và hành vi. Chúng ta quên rằng lòng vị tha thì vĩ đại hơn là sự phục thù. Cato the Elder nói: "Kiên nhẫn là đức tính lớn nhất trong mọi đức tính". Issac Newton nói: "Nếu tôi có được khám phá giá trị nào, đó là nhờ chú ý kiên nhẫn hơn là bất kỳ tài năng nào tôi có". Vậy, kiên nhẫn là gì và làm sao ta có được kiên nhẫn? Làm thế nào để khiêm tốn? Khi không còn “cái tôi” thì ta khiêm tốn, ta nhẫn nhục, ta kiên nhẫn…
Sen nở hoa là do sự hợp tác giữa hạt, thân, rễ của nó và thiên nhiên. Cho nên muốn đạt được tự tánh thanh tịnh cho chính mình, là phải tự tập tánh kiên nhẫn đến mức độ cao nhất qua sự hợp tác của nhẫn nhục và nhẫn nhịn.
Kính bút
TS Huệ Dân

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Nấu chay: Bánh tét ba màu– LP thực hiện

100_0141
Hôm nay chúng ta cùng nhau học làm một món bánh tét đặc biệt do cô LP gởi tặng.  Đọc lời cô viết mà DS và P thấy cảm động vô cùng:  “Công thức này cô gói để bán Tết nhưng vì thấy DS và P đã chỉ dẫn trên web cho tất cả mọi người tại sao cô không có một chút gì giúp cho đời nên cô gởi đến, mong rằng có thể làm cho mọi người thích.”   Ôi, cô đã làm cho mọi người mê ly rồi đó cô ơi! :)
Cám ơn cô đã chia sẻ công thức  và chụp hình chỉ dẫn một cách thật rõ ràng.  Bánh tét trông rất đẹp, cách làm trông thật dễ, đúng là từ một người từng làm bánh tét chuyên nghiệp.
Vật liệu để nấu 5 đòn bánh tét:
- 550 gram nếp tốt cho màu lá dứa hiệu Gạo nếp thượng hạng
- 750 gram nếp tốt cho màu lá cẩm hiệu Gạo nếp thượng hạng
- 1 gói đậu xanh cà không vỏ hiệu DOUBLE HORSE 12 oz
- 2 lon và 3/5 lon nước dừa hiệu SAVOY (coconut cream 400 ml)
NEP VA DAU XANHCÁCH LÀM NHÂN: Ngâm 1 gói đậu xanh qua đêm. Sáng hôm sau, vo sạch, cho 1 chút muối vô đậu xanh, vo kỹ lại để khử mùi. Chắt nước, không cần ráo khô hẳn. Cho vào 1 lon nước dừa, nữa muỗng cà phê muối. Nấu chín, sau khi chín cho vào 10 muỗng cà phê đường. Quậy tan đường trong đậu xanh cho đều. Xong, đậy nắp nồi lại để lửa riu riu 5 phút sau tắt lửa. Để nguội, chia làm 5 phần đều nhau, vo tròn mỗi viên nhân bề dài 7.5 inches.
100_0345
VỎ MÀU LÁ DỨA:
500 gram nếp vo sạch ngâm nước 3 giờ. Bắt chảo lên, đổ vào 270 gram nước dừa, nửa muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước màu lá dứa trộn đều, đổ nếp (nhớ chắt ráo nước) vào chảo xào cho đều nhau. Chia làm 5 phần đều nhau.
VỎ MÀU LÁ CẨM:
800 gram nếp vo sạch ngâm nước lá cẩm 3 giờ. Bắt chảo cho vào 1 lon nước dừa, 2/3 muỗng cà phê muối, 5 muỗng đường. Tiếp theo, đổ nếp ngâm (nhớ chắt hết nước) vào xào cho đều. Bắt chảo xuống chia làm 5 phần đều nhau.
CÁCH GÓI:
1. Trải 1 miếng nylon trên bàn. Để 1/5 nếp lá dứa trên miếng nylon.
2. Ép thành 1 hình chữ nhật bề ngang 6 inches, bề dài 7.5 inches
100_0217
3. Để viên nhân vào và cuộn tròn lại, để sang một bên
100_0357
100_0215
4. Trải 1 miếng nylon khác trên bàn. Để 1/5 nếp lá cẩm trên miếng nylon ép thành 1 hình chữ nhật ngang 7.5 inches, bề dài 9 inches
100_0352
5. Để phần nếp lá dứa có nhân lên phần nếp lá cẩm và cuộn tròn lại. Nhớ bỏ miếng nylon ra.
100_0222
100_0343
6. Để lên lá chuối và cột lại thành 1 đòn bánh tét.
100_0216
7. Bắt nồi nước nấu sôi thả các đòn bánh tét vào. Nấu 4 giờ, vớt ra xả nước lạnh, để dựng đứng, khi bánh nguội. Cất bánh vào tủ lạnh, 1 ngày sau ăn mới ngon.
Mách nhỏ: Khi xào nếp không nên xào nhảo quá, chỉ xào cho nước dừa áo đều hột nếp là được.
Một lần nữa xin cám ơn cô LP thật nhiều.  Chúc các bạn làm bánh tét ba màu thành công.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

FW: Ngày tết - Nói về hai mươi bốn loài hoa mai

Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác.
Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.

     Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn  giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.



Hoa mai tại Việt Nam có mười tám loại như sau:

1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.

Mai 5 cánh


2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.



3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).





4 - Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..
Mai sẻ


5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.




6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".

mai ngự

7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".

8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.

9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.




10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.

11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.



12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.



Mai tứ quý:

13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.






Sáu loại mai trên thế giới:

1 - Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung. Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.
Ochna integerrima Ochna integerrima Ochna integerrima



2 - Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khaong3 7m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, pah62n thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

Ochna pretoriensis


Ochna pulchra

3 - Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.



4 - Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.





5 - Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.


6 - Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.
Mai vàng châu Phi




Đó là 19 loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4, thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt Nam. Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn nhiều hơn nữa. Đúng là hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung Quốc họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.




Ngày tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của sự mai mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Món chay: Món chay ngày Tết năm Nhâm Thìn

Chả giò chay

Mắm Thái chay

Tàu hủ xào sả ớt

Chả chay

Đồ xào thập cẩm

Nấm kho tiêu

Bánh canh chay

Bánh bột lọc

Bánh da lợn và bánh bò

Dưa hấu

Bánh tét nhưn chuối

Bánh ích

Nguyên một bàn cúng ông bà

Hai anh em trong áo dài rất dễ thương

Cô bé này hôm đó là sao màn ảnh :)

Cây kiểng vào mùa Đông

Lan... giả đấy!

Đồ cổ



Có hai cây mai, nhưng năm nay không có bông
 
Đây là những món ăn ở nhà người bạn hôm 29 Tết.  Có rất nhiều món chay, ăn không hết thì được đem về... ăn tiếp.  Mấy ngày nay khỏe lắm, món ăn có sẵn, chỉ cần hâm lại là ăn thôi.

Chúc các bạn có nhiều món chay ngon trong mùa Tết.
Nam mô A Di Đà Phật

Bài đăng phổ biến