“Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”
Chuyện kể rằng, khi bà mẹ dẫn cậu con trai mắc chứng ăn rất nhiều đường đến gặp thánh Gandhi, nhờ ông khuyên cậu bé không ăn nhiều đường nữa, thánh đã bảo bà mẹ dẫn cậu bé về và hẹn một tuần sau thì quay lại.
Một tuần sau bà mẹ dẫn con đến và rất ngạc nhiên vì sau 5 phút cậu bé nói chuyện với thánh Gandhi, cậu bé đã ăn ít đường hơn hẳn. Bà mẹ không hiểu vì sao, chỉ 5 phút Thánh Gandhi nói chuyện với cậu bé, mà mẹ con bà phải chờ đợi mất một tuần. Bà đem thắc mắc của mình đến hỏi thánh. Lúc đó Thánh Gandhi chỉ nói với bà đúng một câu: “Tuần trước tôi cũng là người ăn rất nhiều đường!”. Thánh Gandhi đã cho chúng ta bài học rất lớn, bài học về “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”.
Khi hỏi bất kỳ một ai đó về chiếc mũi của ta, câu trả lời nhận được sẽ là: “Tôi đâu có nhìn được mũi tôi, anh nên hỏi tôi về chiếc mũi của anh thì hơn.” Mỗi người đều có khả năng nhìn nhận đánh giá người khác rất giỏi mà bỏ qua việc nhìn nhận và đánh giá chính mình, có lẽ việc đó quá khó đối với mỗi chúng ta. Ta thường nhìn ngay thấy điểm xấu của người khác có khi ngay từ lần đầu gặp mặt, ta cũng rất dễ khó chịu trước những thói xấu của người khác như việc anh chàng ngồi bên cạnh đi muộn đến lần thứ ba trong tháng, hay anh trưởng phòng dùng điện thoại công ty nói chuyện với vợ, cô lao công quên không để khăn giấy vào toalet,…. chỉ có một người được bỏ qua nếu có lỗi, với những lí do rất chính đáng, người đó là chính ta. Ta có thể nói người khác để đồ lộn xộn nhưng khi ta để đồ lộn xộn thì đó là do tối qua thức quá khuya làm hợp đồng. Ta có thể nói người khác không nên ra ngoài trong giờ làm việc nhưng ta thì có thể vì đó là công việc cần thiết phải ra ngoài. Ta có thể nói người khác phải đến cơ quan đúng giờ quy định nhưng nếu ta đi muộn là do có việc gấp cần giải quyết….Ta tự cho mình quá nhiều quyền để điều chỉnh người khác ngoại trừ mình. Không ai hiểu rằng, mỗi người cần phải “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”. Con người ta chỉ tiến bộ khi lỗi của mình được điều chỉnh, người ta không thể tiến bộ khi lỗi của người khác được điều chỉnh. Người tiến bộ là người biết “Tự điều chỉnh mình trước khi điều chỉnh người khác”.
Vậy hãy “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác” đơn giản vì chẳng ai muốn người khác quyết định số phận của mình, càng không ai muốn cuộc sống của mình bị người khác điều chỉnh. Ai cũng cần hiểu một điều đó là: “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, có trách nhiệm giải quyết những gì do chính mình gây ra, giải pháp thực sự của mỗi người là giải pháp của chính người đó không phải giải pháp của người khác hay được người khác nói ra.
Có trách nhiệm với chính mình là biết “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”. Sự tiến bộ, sự tin cậy, sự nể trọng đều xuất phát từ đây. Thế mới hiểu vì sao ông cha ta có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hình ảnh của những người lãnh đạo tài ba, những người thầy vĩ đại đều bắt nguồn từ việc tự điều chỉnh mình hay nói cách khác đó là làm gương. Có rất nhiều tấm gương của người khác để chúng ta có thể soi vào nhưng chỉ có duy nhất tấm gương của chính mình để chúng ta tự soi mà thôi. Đó mới là tấm gương chân thực nhất. Tự soi vào bản thân để biết rằng: “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”
Chuyện kể rằng, khi bà mẹ dẫn cậu con trai mắc chứng ăn rất nhiều đường đến gặp thánh Gandhi, nhờ ông khuyên cậu bé không ăn nhiều đường nữa, thánh đã bảo bà mẹ dẫn cậu bé về và hẹn một tuần sau thì quay lại.
Một tuần sau bà mẹ dẫn con đến và rất ngạc nhiên vì sau 5 phút cậu bé nói chuyện với thánh Gandhi, cậu bé đã ăn ít đường hơn hẳn. Bà mẹ không hiểu vì sao, chỉ 5 phút Thánh Gandhi nói chuyện với cậu bé, mà mẹ con bà phải chờ đợi mất một tuần. Bà đem thắc mắc của mình đến hỏi thánh. Lúc đó Thánh Gandhi chỉ nói với bà đúng một câu: “Tuần trước tôi cũng là người ăn rất nhiều đường!”. Thánh Gandhi đã cho chúng ta bài học rất lớn, bài học về “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”.
Khi hỏi bất kỳ một ai đó về chiếc mũi của ta, câu trả lời nhận được sẽ là: “Tôi đâu có nhìn được mũi tôi, anh nên hỏi tôi về chiếc mũi của anh thì hơn.” Mỗi người đều có khả năng nhìn nhận đánh giá người khác rất giỏi mà bỏ qua việc nhìn nhận và đánh giá chính mình, có lẽ việc đó quá khó đối với mỗi chúng ta. Ta thường nhìn ngay thấy điểm xấu của người khác có khi ngay từ lần đầu gặp mặt, ta cũng rất dễ khó chịu trước những thói xấu của người khác như việc anh chàng ngồi bên cạnh đi muộn đến lần thứ ba trong tháng, hay anh trưởng phòng dùng điện thoại công ty nói chuyện với vợ, cô lao công quên không để khăn giấy vào toalet,…. chỉ có một người được bỏ qua nếu có lỗi, với những lí do rất chính đáng, người đó là chính ta. Ta có thể nói người khác để đồ lộn xộn nhưng khi ta để đồ lộn xộn thì đó là do tối qua thức quá khuya làm hợp đồng. Ta có thể nói người khác không nên ra ngoài trong giờ làm việc nhưng ta thì có thể vì đó là công việc cần thiết phải ra ngoài. Ta có thể nói người khác phải đến cơ quan đúng giờ quy định nhưng nếu ta đi muộn là do có việc gấp cần giải quyết….Ta tự cho mình quá nhiều quyền để điều chỉnh người khác ngoại trừ mình. Không ai hiểu rằng, mỗi người cần phải “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”. Con người ta chỉ tiến bộ khi lỗi của mình được điều chỉnh, người ta không thể tiến bộ khi lỗi của người khác được điều chỉnh. Người tiến bộ là người biết “Tự điều chỉnh mình trước khi điều chỉnh người khác”.
Vậy hãy “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác” đơn giản vì chẳng ai muốn người khác quyết định số phận của mình, càng không ai muốn cuộc sống của mình bị người khác điều chỉnh. Ai cũng cần hiểu một điều đó là: “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, có trách nhiệm giải quyết những gì do chính mình gây ra, giải pháp thực sự của mỗi người là giải pháp của chính người đó không phải giải pháp của người khác hay được người khác nói ra.
Có trách nhiệm với chính mình là biết “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”. Sự tiến bộ, sự tin cậy, sự nể trọng đều xuất phát từ đây. Thế mới hiểu vì sao ông cha ta có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hình ảnh của những người lãnh đạo tài ba, những người thầy vĩ đại đều bắt nguồn từ việc tự điều chỉnh mình hay nói cách khác đó là làm gương. Có rất nhiều tấm gương của người khác để chúng ta có thể soi vào nhưng chỉ có duy nhất tấm gương của chính mình để chúng ta tự soi mà thôi. Đó mới là tấm gương chân thực nhất. Tự soi vào bản thân để biết rằng: “Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét