Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Môi Trường Quanh Ta: Năm 2050, không còn nhận diện được Địa Cầu

Our planet could be "unrecognizable" by the year 2050. English link at the end of this post.

Với dân số ngày càng gia tăng trên toàn cầu, chúng ta cần chú ý đến việc thay đổi cách sản xuất thực phẩm để có thể nuôi nổi mọi người.

Năm 2050, không còn nhận diện được Địa Cầu
VietNamAnChay.com lược dịch theo AFP

Theo tin AFP từ Hoa Thịnh Đốn, các nhà nghiên cứu cảnh báo hôm chúa nhật 20 tháng 2, 2011, rằng đến năm 2050, chúng ta sẽ không còn nhận ra hành tinh này được nữa. Dân số đông đúc, có thêm người giàu, nhưng tài nguyên thì càng hạn hẹp.

Liên Hiệp Quốc đã tiên đoán dân số toàn cầu sẽ lên đến 7 tỷ trong năm nay (2011) và sẽ lên đến 9 tỷ người năm 2050. Ông John Bongaarts, thuộc tổ chức vô vị lợi Hội đồng Dân số, cho biết “phần lớn gia tăng dân số sẽ xảy ra ở những nước nghèo, nhất là ở Phi Châu và nam Á Châu.”

Trong hội nghị thường niên của Hội Hoa Kỳ cho Tiến bộ Khoa học, ông Jason Clay của Quỹ Hoang dã Thế giới, nói rằng để nuôi tất cả bấy nhiêu người, “trong vòng 40 năm tới, chúng ta phải sản xuất số lượng thức ăn tương đương với những gì đã sản xuất 8.000 năm qua.” Nếu đà này cứ tiếp diễn, “đến năm 2050, chúng ta sẽ không còn một tinh cầu mà mình có thể nhận diện được,” ông Clay nói.

Trong khi đó, lợi tức dự đoán sẽ gia tăng gấp 3 lần trên toàn cầu và gấp 5 lần tại những quốc gia đang phát triển, điều này càng thêm gánh nặng cho nguồn cung cấp thực phẩm.

Các nhà chuyên môn cho biết khi lợi tức càng cao, người ta càng có khuynh hướng ăn thịt nhiều hơn lúc họ không có tiền. Các chuyên gia này nói rằng phải mất 7 cân Anh (3,4 kí-lô) ngũ cốc để sản xuất 1 cân Anh thịt, và mất khoảng 3-4 cân Anh ngũ cốc cho 1 cân Anh phó-mát hoặc trứng. Ông Clay kêu gọi khoa học gia và chính phủ các nơi bắt đầu những thay đổi về việc sản xuất thực phẩm ngay từ bây giờ. Ông nói: “Thêm người, thêm tiền, thêm tiêu thụ, nhưng Địa Cầu vẫn như cũ."

Các chuyên gia về dân số kêu gọi tài trợ cho những chương trình kế hoạch hóa gia đình hầu kiểm soát sự gia tăng của dân số loài người, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.

Ông Bongaarts nói: "Trong 20 năm qua, việc đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình rất ít, nhưng bây giờ là điều có lợi, một phần là vì những yếu tố môi trường như hâm nóng toàn cầu và giá thực phẩm."

Ông John Casterline, giám đốc Đề xuất Nghiên cứu Dân số tại Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta muốn giảm tăng trưởng dân số; cách hữu hiệu duy nhất là ngừa thai hiệu quả hơn.”

http://news.yahoo.com/s/afp/20110220/ts_afp/scienceuspopulationfood

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến