Năng Lực Của Tư Tưởng (with English version)
Nguyên tác: "Thought Power" của Swami Sivananda
Phiên dịch: Nhật Tịnh
Hãy cẩn trọng về các tư tưởng của bạn vì những gì được xuất phát từ tâm của bạn sẽ hoàn trở về mình. Mỗi một niệm mà bạn khởi lên đều được phản hồi. Nếu như bạn ghét ai thì bạn sẽ bị ghét trở lại. Còn như bạn yêu thương ai, thì tình yêu thương sẽ đến với bạn. Với tư tưởng xấu, bạn sẽ nhận lại gấp ba lần các điều tệ hại. Thứ nhất, chính bạn - người suy tư - bị tổn thương gây nên thân bệnh một cách bất thường. Điều kế nữa, nó sẽ làm hại đến đối tượng của bạn, và cuối cùng, nó làm cho toàn thể nhân loại bị nhiễm bầu không khí bệnh hoạn.
Mỗi một tư tưởng xấu như lưỡi kiếm được rút ra chỉa thẳng vào đối tượng. Nếu như bạn vui thích với lòng thù hận, thì bạn chính là kẻ sát nhân đang hướng tâm hại đến người mà bạn đang thù hận, nên bạn bị quẫn trí chỉ vì bị quay cuồng trong các suy tư nầy. Mang cái tâm xấu tệ thì cũng giống như thỏi nam châm thu hút những suy tư xấu của tha nhân và tác động ngược lại nơi chính bạn. Với tư tưởng ác sẽ thải ra những không khí độc hại mà bạn tiếp nhận. Cho nên, thường mang các tư tuởng độc hại sẽ tước đoạt tâm trong lành của mình và sẽ thúc đẩy bạn (người suy tư) thực hiện các hành động để biểu thị điều tệ hại đó.
Hãy nghiêm túc quán chiếu các tư tưởng của bạn. Giả sử bạn đang bị các phiền não đổ dồn đến, khiến bạn rơi vào trầm cảm. Hãy dùng một tách nhỏ sữa [chay] hoặc trà. Ngồi yên lặng, mắt nhắm lại. Tìm căn nguyên gây ra phiền não và cố gắng loại bỏ nguyên nhân đó. Phương pháp tốt nhất để vượt qua các phiền não và hậu quả gây chán nản, là hãy truyền cảm hứng tích cực đến những tư tưởng và đối tượng. Hãy miên mật, hóa giải các tư tưởng tiêu cực. Đây là một sự chuyển hóa vi diệu một cách tự nhiên....
Các nghiên cứu về năng lực của tư tưởng rất thú vị và vi tế. Niệm pháp giới [thought-world] có liên quan đến thực tại nhiều hơn so với vũ trụ vật lý. Sức mạnh của tư tưởng rất lớn. Mỗi một niệm của bạn có giá trị trực giải cho mỗi cách sống của bạn. Thân khỏe mạnh, tâm trong sáng, bạn đạt được tự tại và an lạc, có thể đem lại ích lợi cho tha nhân qua nội lực nầy - tất cả tùy thuộc vào tự tánh [bản chất] và năng lực tư tưởng của bạn. Hãy quán chiếu tự tánh và khai phát thành năng lực tâm của bạn.
Thought Power
by Swami Sivananda
Be careful of your thoughts. Whatever you send out of your mind, comes back to you. Every thought you think, is a boomerang. If you hate another, hate will come back to you. If you love others, love will come back to you. An evil thought is thrice cursed. First, it harms the thinker by doing injustice to his mental body. Secondly, it harms the person who is its object. Lastly, it harms all mankind by vitiating the whole mental atmosphere.
Every evil thought is as a sword drawn on the person to whom it is directed. If you entertain thoughts of hatred, you are really a murderer of that man against whom you foster thoughts of hatred. You are your own suicide, because these thoughts rebound upon you only. A mind tenanted by evil thoughts acts as a magnet to attract like thoughts from others and thus intensifies the original evil. Evil thoughts thrown into the mental atmosphere poison receptive minds. To dwell on an evil thought gradually deprives it of its repulsiveness and impels the thinker to perform an action which embodies it.
Very carefully watch all your thoughts. Suppose you are assailed by gloomy thoughts. You experience depression. Take a small cup of [vegan] milk or tea. Sit calmly. Close your eyes. Find out the cause for the depression and try to remove the cause. The best method to overcome the gloomy thoughts and the consequent depression, is to think of inspiring thoughts and inspiring things. Remember again, positive overcomes negative. This is a grand effective law of nature...
The science of thought power is very interesting and subtle. This thought-world is more real relatively than this physical universe. The power of thought is very great. Every thought of yours has a literal value to you in every possible way. The strength of your body, the strength of your mind, your success in life and the pleasures you give to others by your company - all depend on the nature and quality of your thoughts. You must know thought-culture, and develop thought power.
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bún Thanh Đạm Nướng Chay (Grilled & Great Vegan Rice Vermicelli)
Bún Nướng Chay - Grilled, great, & good vegan food |
Một độc giả gửi hình bún nướng chay. Công thức Hồng Hương Junior có, xin chia sẻ cùng các bạn cho ngày cuối của Tháng Thuần Chay Vegan MoFo (Month of Food) năm thứ 4. Mặc dù Tháng Thuần Chay chấm dứt nhưng ngày thuần chay vẫn còn hoài, mỗi ngày, trong mỗi chọn lựa của chúng ta. Mong chúng ta sẽ có những chọn lựa tốt đẹp cho chính mình, cho người thân và cho môi trường chung quanh mình nữa.
Món này cần chất đạm, nên HH gọi tên là thanh đạm, thay vì chất đạm.
Chất đạm chay:
Ngâm trong nước ấm 2 chén chất đạm chay màu trắng (thường gọi là thịt chay, nhưng có người không thích chữ thịt, nên xin gọi là thế, hy vọng dễ hiểu), khoảng 15 phút cho mềm.
Vắt ráo nước. Để sang một bên.
Gia vị:
1 muỗng canh ngũ vị hương
½ chén nước mắm chay nguyên chất hoặc nước tương
1/4 chén mật thùa (hoặc đường thuần chay)
1 muỗng canh dầu ô-liu
1 muỗng canh dầu mè
1 muỗng canh mè rang màu trắng
1 muỗng cà-phê tiêu
1 tép sả bằm nhuyễn
1 tép hành lá (boa-rô), thái nhỏ
2 cọng ngò, thái nhỏ
Trộn tất cả vật liệu lại. Ướp chất đạm chay.
Trong khi chờ thấm gia vị, luộc bún theo hướng dẫn ngoài bao, hoặc nếu có bún tươi thì xếp ra đĩa.
Thái sợi rau sà-lách, dưa leo, cà-rốt.
Rửa sạch các loại rau thơm, bày ra đĩa.
Pha nước chấm:
1/4 chén mật thùa (hoặc đường thuần chay)
1 chén nước
2 muỗng cà-phê muối
Nước chanh vắt từ 1/8 quả chanh
Pha đều tất cả. Từ từ cho vào vài giọt nước tương cho đến khi có màu vàng mà mình thích. Cuối cùng cho vài lát ớt tươi vào. Bạn có thể thêm bớt để nêm nếm theo khẩu vị.
Thực hiện:
Cho chất đạm chay trên lò nướng. Hoặc nếu không có lò nướng sẵn, có thể dùng chảo, chiên khô, không có dầu, để chất đạm chay khô và cháy một tí (trong nước ướp cũng đã có dầu).
Dọn ăn:
Với bún, rau và nước chấm. Rắc đậu phộng giã nhỏ lên trên.
Vegan MoFo IV Day 30: Grilled & Great Vegan Rice Vermicelli
It’s the last day of Vegan MoFo (Month of Food) year 4. Although the month ends, but each day we can start anew. So here’s hoping each of your new day will be a vegan day – a caring choice for yourself, for your loved ones, and for the environment.
Textured vegetable protein (TVP):
Soak in warm water 2 cups of white TVPs for 15 minutes to soften. Squeeze out as much water as you possibly can. Set aside.
Seasonings:
1 tablespoon five-spice powder
½ cup of soy sauce
1/4 cup agave nectar (or vegan sugar)
1 tablespoon olive oil
1 tablespoon sesame oil
1 tablespoon roasted white sesame seeds
1 teaspoon ground black pepper
1 stalk of lemon grass, finely chopped
1 stem of green onion (or leek), finely chopped
2 sprigs of cilantro, finely chopped
Mix all the ingredients and marinate the TVPs.
Meanwhile, prepare the rice vermicelli (bún) according to package instructions – or if you can find fresh bún, that is even more wonderful. Put the bún on a large plate.
Julienne lettuce, cucumber, and carrot. Wash fresh herbs (anything you like, sweet basil, cilantro, mint, and a few varieties of Vietnamese ones like perilla, Vietnamese coriander/cilantro etc.) and arrange on a plate.
Dipping sauce:
1/4 cup agave nectar (or vegan sugar)
1 cup water
2 teaspoons salt
Juice from 1/8 of a lime
Mix the above together. Gradually add drops of soy sauce until the desired golden color is achieved. Finally, add a few slices of red chili pepper. You can re-adjust the ingredients to taste.
Grilling:
Grill the marinated TVPs. Or if it’s not convenient, you can also use a skillet to fry sans oil. The TVP should come out to be a litte dry and a little burnt.
Enjoy with bún, fresh herbs, vegetables, and dipping sauce. Serve in a medium bowl. Sprinkle peanuts on top for the final touch.
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Rau Tươi: Họ nhà cải làm thuốc (Cải xoong, Cải thìa, Cải xanh, Cải cúc)
Trích đoạn bài do Song Linh tổng hợp, đăng trên Phụ Nữ Online www.phunuonline.com.vn
Họ nhà cải làm thuốc
Họ nhà cải không chỉ cho nhiều loại rau ngon, bổ, giúp giải nhiệt mùa nóng mà đằng sau loại rau hết sức quen thuộc, bình thường này, còn mang lại những bài thuốc hay chữa bệnh.
Cải xoong
Tính vị: Cải xoong hay còn gọi xà-lách xoong, là một loại rau tốt cho cơ thể. Cải xoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Trung cổ, người ta đã dùng làm thuốc lọc máu và trị bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, cải xoong còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị giun và giải độc nicotin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải xoong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut [scurvy], chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường hô hấp, cảm cúm, sỏi mật, các bệnh về gan mật, sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu; ký sinh trùng đường ruột; thấp khớp.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi răng.
Có thể dùng tươi ăn sống như xà-lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa, làm thuốc xức. Cũng có thể hãm uống. Liều dùng 50-100g.
Đơn thuốc:
1. Nóng bức mùa hè, người mệt, hắt hơi: dùng cải xoong một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.
2. Trị giun, giải độc, lợi tiểu: dùng cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cải xoong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước, uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.
Cải thìa
Cải thìa có nhiều vitamin A, B, C. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào, đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Sau khi phơi khô, hàm lượng vitamin C vẫn còn cao.
Tính vị, tác dụng: Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa có tác dụng chống scorbut [scurvy], tạng khớp và làm tan sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây trồng để lấy lá làm rau xanh. Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà-lách hay xào, nấu, hoặc để muối dưa.
Ngoài ra, cải thìa còn được sử dụng:
1. Làm thuốc thanh nhiệt: Người bị bệnh nội nhiệt nặng, môi khô hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng; thường gọi là bệnh tân dịch không đủ, nội hỏa bốc lên, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin C, có thể dùng cải thìa làm nguồn cung cấp vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh này. Nấu canh rau cải thìa ăn còn cho tác dụng thanh hỏa rất tốt.
2. Nước ép cải thìa có lợi cho trẻ em, trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là thiếu vitamin C. Hoặc như khóe mắt có nhử dính, ghèn mắt dính chặt, mi mắt hoặc môi khô, ngủ không được, hay khóc đêm, chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào, lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, đút cho trẻ uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ mút. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.
3. Trị bệnh hoại huyết: Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết, nhất là đối với người đi tàu viễn dương xa đất liền nhiều ngày. Người ta biết được điều này cách đây 700 năm.
Cải xanh
Còn gọi là cải bẹ xanh, hay cải cay. Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước làm rau ăn, có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều.
Dưa cải là món ăn thông thường. Có thể dùng ăn sống, nấu canh, xắt nhuyễn chưng, hay kho. Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng, cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1-2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu (nguyên cây phơi héo, muối trong hũ để ăn trong 2-3 tháng).
Tính vị, tác dụng: Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù-tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế mù-tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Trong y học Đông Phương, hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống, ngày uống 2-3 lần.
2. Viêm khí quản: Hạt cải xanh (sao) 6g, hạt cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
3. Đơn độc sưng tấy: Hạt cải xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài.
Cải cúc
Còn gọi là rau tần ô. Về thành phần hóa học: cải cúc chứa nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Ngoài ra còn các chất khác như adenin, chlonin, lipid, glucid, protid.
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà-lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh. Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hóa.
Đơn thuốc: Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt.
Song Linh (tổng hợp)
Nguồn: Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2010/Pages/ho-nha-cai-lam-thuoc.aspx
Họ nhà cải làm thuốc
Họ nhà cải không chỉ cho nhiều loại rau ngon, bổ, giúp giải nhiệt mùa nóng mà đằng sau loại rau hết sức quen thuộc, bình thường này, còn mang lại những bài thuốc hay chữa bệnh.
Cải xoong
Tính vị: Cải xoong hay còn gọi xà-lách xoong, là một loại rau tốt cho cơ thể. Cải xoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Trung cổ, người ta đã dùng làm thuốc lọc máu và trị bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, cải xoong còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị giun và giải độc nicotin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải xoong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut [scurvy], chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường hô hấp, cảm cúm, sỏi mật, các bệnh về gan mật, sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu; ký sinh trùng đường ruột; thấp khớp.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi răng.
Có thể dùng tươi ăn sống như xà-lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa, làm thuốc xức. Cũng có thể hãm uống. Liều dùng 50-100g.
Đơn thuốc:
1. Nóng bức mùa hè, người mệt, hắt hơi: dùng cải xoong một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.
2. Trị giun, giải độc, lợi tiểu: dùng cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cải xoong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước, uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.
Cải thìa
Cải thìa có nhiều vitamin A, B, C. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào, đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Sau khi phơi khô, hàm lượng vitamin C vẫn còn cao.
Tính vị, tác dụng: Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa có tác dụng chống scorbut [scurvy], tạng khớp và làm tan sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây trồng để lấy lá làm rau xanh. Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà-lách hay xào, nấu, hoặc để muối dưa.
Ngoài ra, cải thìa còn được sử dụng:
1. Làm thuốc thanh nhiệt: Người bị bệnh nội nhiệt nặng, môi khô hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng; thường gọi là bệnh tân dịch không đủ, nội hỏa bốc lên, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin C, có thể dùng cải thìa làm nguồn cung cấp vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh này. Nấu canh rau cải thìa ăn còn cho tác dụng thanh hỏa rất tốt.
2. Nước ép cải thìa có lợi cho trẻ em, trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là thiếu vitamin C. Hoặc như khóe mắt có nhử dính, ghèn mắt dính chặt, mi mắt hoặc môi khô, ngủ không được, hay khóc đêm, chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào, lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, đút cho trẻ uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ mút. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.
3. Trị bệnh hoại huyết: Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết, nhất là đối với người đi tàu viễn dương xa đất liền nhiều ngày. Người ta biết được điều này cách đây 700 năm.
Cải xanh
Còn gọi là cải bẹ xanh, hay cải cay. Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước làm rau ăn, có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều.
Dưa cải là món ăn thông thường. Có thể dùng ăn sống, nấu canh, xắt nhuyễn chưng, hay kho. Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng, cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1-2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu (nguyên cây phơi héo, muối trong hũ để ăn trong 2-3 tháng).
Tính vị, tác dụng: Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù-tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế mù-tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Trong y học Đông Phương, hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống, ngày uống 2-3 lần.
2. Viêm khí quản: Hạt cải xanh (sao) 6g, hạt cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
3. Đơn độc sưng tấy: Hạt cải xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài.
Cải cúc
Còn gọi là rau tần ô. Về thành phần hóa học: cải cúc chứa nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Ngoài ra còn các chất khác như adenin, chlonin, lipid, glucid, protid.
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà-lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh. Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hóa.
Đơn thuốc: Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt.
Song Linh (tổng hợp)
Nguồn: Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2010/Pages/ho-nha-cai-lam-thuoc.aspx
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Xà-lách Xoong Trộn Nấm - Watercress and Mushroom Salad (Diệu Sương)
Xà-lách Xoong Trộn Nấm - Watercress & Mushroom Salad (Ảnh: ATC & PHT) |
Hôm nay chúng ta hân hạnh được bạn láng giềng Ẩm Thực Chay & Pháp Hỷ Thực viếng thăm và giới thiệu một món chay. Món khoai tây tán thuần chay của Diệu Sương trên Việt Nam Ăn Chay rất được hâm mộ. Cám ơn trang Ẩm Thực Chay & Pháp Hỷ Thực mang những điều hay, tốt, đẹp đến mọi người.
Bài tiếng Anh do HH tóm lược. Hồi nhỏ cuối tuần ba của HH thường dắt HH đi ăn cơm Tây (ở đâu đó HH không biết), có món xà-lách xoong, nên hôm nào HH sẽ làm theo công thức này để nhớ ngày xưa còn bé, lúc em còn ngây thơ, dễ gần với Thiên Đàng. (Thánh Kinh có nói muốn vào nước Trời nên hồn nhiên như trẻ thơ.)
Và bây giờ là hướng dẫn của trang Ẩm Thực Chay & Pháp Hỷ Thực:
Món này rất dễ làm, cũng rất dễ ăn, lại bổ dưỡng nữa. Thật ra nấu món chay không khó, mình chỉ cần học cách thay thế là xong thôi. Chẳng hạn như món này vậy, thay vì dùng thịt bò, các bạn có thể chuyển nó thành món chay bằng cách thay thế thịt bò bằng nấm, mì căn, hay tàu hủ, rất dễ phải không các bạn?
- 1/2 lọn xà-lách xoong, rửa sạch, để vô rổ cho thật ráo nước, cắt khúc ngắn cho dễ gắp
- 1 cây nấm loa kèn (king oyster mushroom), rửa sạch, cắt làm hai theo chiều ngang, xong xé miếng nhỏ
- 1/2 muỗng cà-phê muối
- 1/2 muỗng canh xi-rô cây thích (maple syrup) hay đường thuần chay
- 1/2 muỗng cà-phê gừng bằm
- 1 chút dầu để xào nấm
- 2 muỗng canh giấm
- 1/2 muỗng cà-phê muối
- 1/2 muỗng canh xi-rô cây thích (maple syrup) hay đường thuần chay
- 1 muỗng cà-phê dầu ô-liu
- 1 tí tiêu
- Bắc chảo nóng lên lò với lửa cao, cho dầu vô chờ nóng, thả gừng vào xào cho vàng. Cho nấm vô xào nhanh tay khoảng 2 phút. Nêm muối, xi-rô cây thích (maple syrup) hoặc đường thuần chay. Xào khoảng 3 phút nữa cho thấm gia vị. Tắt lửa, nhắc chảo xuống bếp cho nấm nguội.
- Trộn dầu giấm vào chén cho đều.
- Cho xà-lách xoong vô dĩa, cho nấm lên trên, chế dầu giấm vào.
- Trộn đều khi ăn.
- Ăn với cơm nóng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vegan MoFo IV Day 29: Watercress and Mushroom Salad
Today we have a beloved friend and neighbor from Vegetarian Food and Health with a scrumptious vegan dish that is sure to please your palate!
Diệu Sương’s notes are as follows:
This dish is easy to make. It’s also enjoyable and nutritious. Actually, making vegan dishes is not at all difficult; one just needs to learn how to veganize them, that’s all. For instance, with this salad, instead of using beef, you can make it vegan by substituting it with mushroom, wheat gluten, or tofu. Very simple, right?
- 1/2 bunch of watercress. Wash thoroughly. Put in a colander to drain off water. Cut into short bite-size pieces.
- 1 king oyster mushroom. Wash well. Cut into halves, then use your hands and tear into small shreds.
- 1/2 teaspoon salt
- 1/2 tablespoon maple syrup or vegan sugar
- 1/2 teaspoon finely chopped ginger
- A bit of oil to stir-fry the mushroom
- 2 tablespoons vinegar
- 1/2 teaspoon salt
- 1/2 tablespoon maple syrup or vegan sugar
- 1 teaspoon olive oil
- A pinch of black pepper
- Heat a frying pan in high heat. Add olive oil. When the oil is hot, add ginger and stir-fry until golden. Add shredded mushrooms and stir-fry quickly, about 2 minutes. Season with salt and maple syrup (or vegan sugar). Sauté another 3 minutes for the mushrooms to absorb the seasoning flavors. Turn off the heat. Remove the pan to allow the mushrooms to cool.
- Meanwhile, mix all ingredients for the vinaigrette in a bowl.
- Put the watercress on a plate. Add mushrooms and pour the vinaigrette on top.
- Toss evenly when you’re about to eat.
- Serve with hot steamed rice.
Namo Amitabha Buddha.
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Quả Ngon: Cà chua
Trích bài viết của Dược sĩ Trương Tất Thọ và Thạc sĩ Trần Dương Xuân Vũ trên báo Sức Khoẻ và Đời Sống (www.suckhoedoisong.vn)
Cà chua và khả năng bảo vệ sức khỏe phòng chống ung thư
Cà chua là loại trái cây thường có mặt trong thực đơn ăn uống, góp phần làm cho các món ăn, nước uống trở nên vừa ngon, bổ, lại vừa rẻ, phù hợp với kinh tế gia đình người lao động. Vậy cà chua tác động bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Tác dụng bồi bổ của cà chua
Cà chua được xem như rau và cũng được xem như loại trái đặc biệt. Cà chua được biết đến như một nguồn cung cấp các loại vitamin tự nhiên như: vitamin A, B, C, P, -caroten giúp trị một số bệnh như: giảm cholesterol, giải độc, giải nhiệt, mát máu…
-Hàm lượng sinh tố: khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp trong viêc trình bày món ăn làm “ngon con mắt”. Và màu đỏ ấy cũng cho thấy hàm lượng cao vitamin A thiên nhiên trong cà chua.
Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C.
Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg).
- Chất bổ dưỡng: đạm (1,2g), đường (4,2g), béo (0,3g) và cung cấp ít năng lượng (24Kcal) rất thích hợp với những người sợ mập.
- Khoáng vi lượng: canxi (12mg), sắt (0,8mg), kali, phosphor, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iod, các acid hữu cơ dưới dạng muối citrat, tartrat, malat và tùy môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden.
Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua
Gần đây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua luôn được khuyên dùng và nhắc đến như một tác nhân phòng chống các bệnh ung thư. Với hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, cà chua và các sản phẩm chế biến của cà chua chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do.
Sắc tố lycopen có trong cà chua, hiện đang được đánh giá cùng với –caroten là những chất chống oxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch.
Theo năm tháng, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh trong cơ thể sẽ phá hủy các DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong.
Các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư. Như thế, với sự hiện diện của lycopene trong cà chua như một chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do nên dẫn đến việc hạn chế các tác dụng gây ung thư.
Tỉ lệ lycopene trong cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua quyết định trực tiếp đến khả năng phòng chữa bệnh của chúng. Và qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ trải qua quá trình chế biến mà thành phần lycopene trong các sản phẩm chế biến của cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn so với lycopene trong quả tươi.
Ngoài ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Do đó, việc sử dụng một số các sản phẩm chế biến từ cà chua hoặc dùng kết hợp cà chua với chất béo một cách điều độ và có kiểm soát luôn được khuyến khích trong việc phòng và chống ung thư.
Tác động phòng chống ung thư của vitamin A
Những phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa vitamin A và ung thư, nhất là vitamin A dưới dạng thiên nhiên -caroten. Một báo cáo tại Anh cho thấy lượng vitamin A thấp trong máu thường dẫn đến ung thư đường tiêu hóa và phổi. Trên bình diện lâm sàng, nhiều cuộc nghiên cứu như của GS. Degos ở Paris đã đạt được những kết quả khả quan trong việc điều trị ung thư máu dạng tiền tủy bào (promyelocyte) bằng cách sử dụng vitamin A.
Theo một công trình nghiên cứu thuộc khoa Y Đại học Harvard theo dõi thói quen ăn uống của gần 90.000 nữ y tá thì thấy: những người ăn nhiều rau quả chứa vitamin A thiên nhiên thì nguy cơ vỡ mạch máu não thấp hơn hẳn những người ít ăn thực phẩm giàu vitamin A. Đó là nhờ vitamin A giúp ngăn ngừa tích lũy cholesterol trên thành mạch nên tránh được tình trạng vỡ mạch máu não.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vào khẩu phần ăn một lượng cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua vừa đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung (Peng et al, 1998) ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Cà chua với -caroten và lycopen sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư cho mọi người.
Như vậy, cà chua là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ phù hợp với sức khỏe và khả năng kinh tế của mọi gia đình.
http://suckhoedoisong.vn/20100824035212364p0c19/ca-chua-va-kha-nang-bao-ve-suc-khoe-phong-chong-ung-thu.htm
Cà chua và khả năng bảo vệ sức khỏe phòng chống ung thư
Cà chua là loại trái cây thường có mặt trong thực đơn ăn uống, góp phần làm cho các món ăn, nước uống trở nên vừa ngon, bổ, lại vừa rẻ, phù hợp với kinh tế gia đình người lao động. Vậy cà chua tác động bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Tác dụng bồi bổ của cà chua
Cà chua được xem như rau và cũng được xem như loại trái đặc biệt. Cà chua được biết đến như một nguồn cung cấp các loại vitamin tự nhiên như: vitamin A, B, C, P, -caroten giúp trị một số bệnh như: giảm cholesterol, giải độc, giải nhiệt, mát máu…
-Hàm lượng sinh tố: khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp trong viêc trình bày món ăn làm “ngon con mắt”. Và màu đỏ ấy cũng cho thấy hàm lượng cao vitamin A thiên nhiên trong cà chua.
Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C.
Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg).
- Chất bổ dưỡng: đạm (1,2g), đường (4,2g), béo (0,3g) và cung cấp ít năng lượng (24Kcal) rất thích hợp với những người sợ mập.
- Khoáng vi lượng: canxi (12mg), sắt (0,8mg), kali, phosphor, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iod, các acid hữu cơ dưới dạng muối citrat, tartrat, malat và tùy môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden.
Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua
Gần đây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua luôn được khuyên dùng và nhắc đến như một tác nhân phòng chống các bệnh ung thư. Với hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, cà chua và các sản phẩm chế biến của cà chua chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do.
Sắc tố lycopen có trong cà chua, hiện đang được đánh giá cùng với –caroten là những chất chống oxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch.
Theo năm tháng, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh trong cơ thể sẽ phá hủy các DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong.
Các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư. Như thế, với sự hiện diện của lycopene trong cà chua như một chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do nên dẫn đến việc hạn chế các tác dụng gây ung thư.
Tỉ lệ lycopene trong cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua quyết định trực tiếp đến khả năng phòng chữa bệnh của chúng. Và qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ trải qua quá trình chế biến mà thành phần lycopene trong các sản phẩm chế biến của cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn so với lycopene trong quả tươi.
Ngoài ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Do đó, việc sử dụng một số các sản phẩm chế biến từ cà chua hoặc dùng kết hợp cà chua với chất béo một cách điều độ và có kiểm soát luôn được khuyến khích trong việc phòng và chống ung thư.
Tác động phòng chống ung thư của vitamin A
Những phát hiện gần đây cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa vitamin A và ung thư, nhất là vitamin A dưới dạng thiên nhiên -caroten. Một báo cáo tại Anh cho thấy lượng vitamin A thấp trong máu thường dẫn đến ung thư đường tiêu hóa và phổi. Trên bình diện lâm sàng, nhiều cuộc nghiên cứu như của GS. Degos ở Paris đã đạt được những kết quả khả quan trong việc điều trị ung thư máu dạng tiền tủy bào (promyelocyte) bằng cách sử dụng vitamin A.
Theo một công trình nghiên cứu thuộc khoa Y Đại học Harvard theo dõi thói quen ăn uống của gần 90.000 nữ y tá thì thấy: những người ăn nhiều rau quả chứa vitamin A thiên nhiên thì nguy cơ vỡ mạch máu não thấp hơn hẳn những người ít ăn thực phẩm giàu vitamin A. Đó là nhờ vitamin A giúp ngăn ngừa tích lũy cholesterol trên thành mạch nên tránh được tình trạng vỡ mạch máu não.
Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung vào khẩu phần ăn một lượng cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua vừa đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung (Peng et al, 1998) ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Cà chua với -caroten và lycopen sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư cho mọi người.
Như vậy, cà chua là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ phù hợp với sức khỏe và khả năng kinh tế của mọi gia đình.
http://suckhoedoisong.vn/20100824035212364p0c19/ca-chua-va-kha-nang-bao-ve-suc-khoe-phong-chong-ung-thu.htm
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Sinh Tố Cà Tươi (Bright Tomato Juice)
Sinh Tố Cà Tươi - Bright Tomato Juice (Ảnh: Bình Thường) |
Có khi dùng thức ăn xào nấu nhiều, Hồng Hương Junior cảm thấy trong người không được nhẹ lắm. Những lúc đó HH thường chỉ thích nước trái cây. Bên Mỹ có nước trong lon, người ta xay cà chua, cần tây và vài thứ rau cải khác, nhưng HH không thích sử dụng đồ hộp. Có máy xay sinh tố rất tiện. Đây là một gia dụng nên có trong bếp chay thanh nhẹ.
Cà chua hữu cơ khoảng 3 trái, HH rửa sạch, thái làm 4, cho vào máy. Rắc xíu muối biển (khoảng 1/4 muỗng cà-phê) và 1/4 quả chanh vắt nước. Đậy nắp lại, xây nhuyễn. Nêm muối và chanh lại cho vừa khẩu vị. Cho vào ly. Chỉ cần khoảng 2 phút là mình có được một ly nước trái cây (cà có hột, nên thuộc dạng trái cây) ngon, bổ, và thuần chay.
Chúc các bạn luôn được tươi tắn khi dùng các món nước trái cây và sinh tố tươi.
Vegan MoFo IV Day 28: Bright Tomato Juice
Sometimes I'd feel not too light when consuming cooked food. In those instances, a glass of fresh fruit juice is a welcomed addition to my culinary repertoire.
Wash 3 organic tomatoes. Cut each one into 4 wedges. Put in a blender. Add 1/4 teaspoon of sea salt and juice from 1/4 of a small lime. Put on the lid and press the blend button. Continue until the consistency is smooth enough for you. Season with salt and lime again to taste. Pour into a glass. It takes a couple of minutes for a wonderful and refreshing drink/meal.
The name of this drink is a tribute to those drinking it. Enjoy!
Người Hùng Ăn Chay: Á hậu Trương Thị May
Á hậu Trương Thị May là người ăn chay |
Vài lời tâm sự của Á hậu Trương Thị May:
“Tôi cảm thấy mình như hạnh phúc hơn khi được trở về với xứ Phật, khi được ngồi thiền trên dòng sông Hằng để tịnh tâm, để cảm nhận được những bụi trần dần lắng xuống.”
“Tôi không cần người ấy quá đẹp trai, chỉ cần cao hơn tôi ‘một cái đầu,’ có công việc ổn định, lắng nghe và chia sẻ cùng tôi vui buồn trong cuộc sống. Nếu anh ấy ăn chay thì càng thú vị vì cả gia đình tôi theo Phật giáo nên thường xuyên ăn chay.”
“Bổn phận làm con là phải có trách nhiệm với gia đình. Mẹ không bao giờ trút mọi gánh nặng lên vai tôi mà tôi chỉ cố gắng làm tất cả những gì giúp mẹ đỡ mệt mỏi hơn.”
Xin chúc Á hậu ăn chay Trương Thị May được nhiều thuận lợi trong đời sống và sự nghiệp. Chị đúng là một người mẫu, vừa xinh đẹp, vừa là tấm gương tốt của sự nhân từ đối với các bạn thú hiền lành không tiếng nói trong xã hội loài người.
http://ngoisao.net/News/Hau-truong/2010/03/3B9CE9F0/
http://ngoisao.net/News/Hau-truong/2009/12/3B9CCE67/
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu Hủ Chiên Thân Thiện Chấm Nước Tương (Friendly Fried Tofu Accompanied by Soy Sauce)
Đậu Hủ Chiên Thân Thiện - Friendly Fried Tofu (Ảnh: Bình Thường) |
Hồng Hương Junior hạn chế món chiên vì nghe nói ăn món chiên nhiều không tốt. Thỉnh thoảng HH có ăn đậu hủ chiên chấm Maggi hoặc liquid amino (giống như nước tương vậy) với cơm nóng và rau nào có sẵn.
Đậu hủ chiên chắc ai cũng biết làm. Đây là cách làm của HH: đại khái đậu hủ loại cứng HH rửa sạch, xong thái vuông hoặc chữ nhật, tùy hứng. Để vô rổ cho ráo nước. Bắc chảo dầu ăn lên, khi nóng cho vào chiên. Khi nào đậu hủ vàng thì trở qua mặt bên kia. Chắc chừng 5 phút.
HH gọi là Thân Thiện vì bên tiếng Anh chữ "Friendly" vần với chữ "Fried" (chiên). Thân thiện cũng là một đức tính, dễ hòa đồng với mọi người.
Món đậu hủ chiên này phó nhòm Bình Thường rất thích. Phó nhòm Bình Thường cũng ăn chay trường và vẫn cao lớn như .. bình thường.
Vegan MoFo IV Day 27: Friendly Fried Tofu Accompanied by Soy Sauce
I try to limit my intake of fried food, but once in a while I would spoil myself a little and have something like... fried tofu. Most people know how to fry tofu, and here's how I do it: Rinse firm tofu under cold water, then cut into square or rectangular pieces (depending on the mood and inspiration). Drain well in a colander. Heat about 1/2 cup of cooking oil. When the oil is hot, put the tofu in and fry until golden brown. Then turn the tofu to the other side and continue frying until golden brown again. The whole thing probably takes about 5 minutes.
Fried tofu can be eaten as an appetizer or with hot rice and vegetables of your choice. Dipping sauce is simple: just some good soy sauce or liquid aminos and chopped red chili pepper.
I call this "Friendly" because obviously it rhymes with "Fried." Friendliness is also a good quality to be reminded of, since it helps us get along with others. (Well, it's kinda nice to have peace.)
Góc Đẹp Tâm Hồn: Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc (Đại Đức Jagaro)
Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc
Ðại Đức Jagaro
Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường nhất chính là cái gì có tác động tốt đối với trái tim của chúng ta. Ai cũng muốn mình được hạnh phúc. Một cách nôm na nhất, hạnh phúc là những gì mình được toại nguyện, cũng như thái độ tầm cầu sở hữu của bản thân ra sao: Chúng ta muốn mọi thứ luôn như ý mình.
Phải nói rằng đây quả là điều vô cùng khó khăn, bởi trên đời này có biết bao nhiêu điều gần như nằm ngoài khả năng sắp xếp của chúng ta: Một ngày đẹp trời, cuộc gặp gỡ với ai đó, một sức khỏe ổn định, một mối quan hệ tốt, một điều kiện thuận lợi để tu tập... tất cả đều là những gì vượt quá sự dàn xếp của chúng ta.
Ðể có được một niềm hạnh phúc dầu chỉ cỏn con thôi, xem ra cũng chẳng dễ dàng tí nào. Vậy thì, trong tinh thần của người Phật tử, chúng ta phải tìm ở đâu cho ra cái gọi là hạnh phúc? Chúng ta có thể làm được gì khi bản chất của đời sống luôn vô thường bất toại? Có khi chúng ta phải mất đến cả một cuộc đời để đi tìm hạnh phúc và kết quả sau cùng vẫn chỉ là con số không.
Nếu bạn là một người may mắn, hữu hạnh và có đủ mọi điều kiện để có được những gì mình muốn thì bạn cũng chỉ có thể hạnh phúc trong một thời gian nào đó thôi. Bởi trong đời sống chung quanh và trước mặt mỗi người có biết bao điều trở lực, những cái làm ngăn trở ước muốn của chúng ta. Ðối diện với chúng, ta thường chỉ gặp phải sự bất toại, mà gọi khác đi chính là đau khổ. Như vậy rõ ràng là đau khổ và hạnh phúc luôn song hành với nhau, quy định lẫn nhau.
Trong văn học Hồi Giáo thường nhắc tới nhân vật Nasrudin, một con người kỳ lạ: Ðôi khi thông minh tuyệt vời, để rồi có lúc lại ngớ ngẩn đến mức buồn cười. Một hôm, ông ta nước mắt, nước mũi đầy mặt ngồi ăn từng trái một cái thứ ớt hiểm cay xé. Mà có ít đâu, trước mặt ông ta có đến những một giỏ đầy. Một người bạn già đến thăm, thấy lạ mới hỏi, Nasrudin đưa tay lau mặt rồi hít hà trả lời:
- Tôi nghĩ thế nào cũng có một trái ngọt chứ!
Trong cuộc sống thường nhật thật ra chúng ta đâu có khác gì ông Nasrudin khi trong từng ngày vật lộn với những điều kiện sống chua chát đắng cay nhất để mong tìm thấy một chút hạnh phúc ngọt ngào nào đó, rồi phút cuối cùng nhìn lại có được gì đâu. Cứ cho là cuộc sống của bạn có đến chín mươi phần trăm hạnh phúc, nhưng mười phần trăm còn lại trong nội tâm của chúng ta vẫn còn đó những âu lo vướng vít. Mà để chấm dứt những điều này thì đâu phải là chuyện dễ. Cho nên chúng ta có thể nói rằng đôi khi chính sự sợ hãi đã giúp ta biết nghĩ về con đường phát triển tâm linh để mong tìm thấy một nguồn hạnh phúc thật sự.
Trong Phật Giáo, tiếng “hạnh phúc” có một định nghĩa rất đặc biệt và do vậy con đường dẫn tới hạnh phúc, theo tinh thần Phật Giáo cũng không giống như cách nghĩ thông thường của chúng ta. Các bạn nghĩ sao, chúng ta có thể nào có được hạnh phúc trong một tâm hồn vị ngã chật hẹp luôn bị lệ thuộc vào đủ thứ hoàn cảnh, bị ảnh hưởng từ mọi thứ tác động? Dĩ nhiên là không. Một hạnh phúc thật sự phải hoàn toàn vượt thoát tất cả ràng buộc. Ðó chính là niềm vui của chư Phật, chư Thánh, một thứ hạnh phúc nằm ngoài mọi hạn chế và hoàn toàn không dính líu gì đến một cái Tôi ngộ nhận nào cả.
Khi bạn không có hứng thú trong những điều kiện sống cũng như những mưu toan dự tính, thì xem như bạn đã không còn bị bất cứ cái gì trên đời này giam giữ nữa. Sự tự do đó mới chính là tất cả những gì bình yên, hạnh phúc nhất. Bản thân Ðức Phật là một điển hình chói ngời cho niềm tịnh lạc đó. Tôi dĩ nhiên không được cái may mắn nhìn thấy Ðức Phật nhưng qua những lần gặp gỡ các bậc thiền sư, tôi đã cảm nhận được một điều là các vị luôn sống trong sự hạnh phúc, một thứ hạnh phúc được hình thành ngay tự nội tâm với một khả năng tự tại trước mọi hoàn cảnh.
Trong Phật Giáo, hai danh từ Tự Do và Hạnh Phúc được xem như đồng nghĩa, bởi ở đây, ham muốn là đau khổ, còn tự do là chấm dứt lòng ham muốn đó. Chúng ta cứ suốt đời xây dựng đủ thứ lòng ham muốn để mong xác định cái gì đó là Tôi và Của Tôi. Lòng ham muốn ấy cứ như một hòn đá nặng trên vai mỗi người.
Cái ma lực của cái Tôi lớn lắm. Dầu có được một lời cảnh báo thiết tha và nghiêm túc nhất từ ai đó, chúng ta cũng khó mà chối bỏ ý tưởng về một cái Tôi. Thậm chí nếu biết được một cách rõ ràng thế nào là cái chân hạnh phúc của Ðức Phật, một niềm hạnh phúc không có sự canh giữ của cái tôi nào hết, thì chúng ta cũng vẫn tu tập với một tinh thần ngã chấp.
Cái tôi lúc này lại càng nguy hiểm hơn. Ðức Phật đã dạy rằng không có một thứ gì trên đời này đáng để ta ôm ấp cả. Thái độ không chấp thủ sẽ mang lại cho ta một niềm hạnh phúc thật sự. Bên cạnh đề tài Hạnh Phúc, Phật Giáo còn nhắc đến khái niệm Ðau Khổ và đề nghị ở chúng ta một thái độ duy nhất là cứ nhìn thẳng vào nó, thấy nó chỉ đơn giản là cái đang xuất hiện và biến mất. Vấn đề chính yếu của Thiền Quán là chúng ta bắt đầu soi rọi bản chất như thật của lòng ham muốn, ý nghĩa mục tiêu của nó, để bắt đầu cho một thoáng ý thức hướng dẫn cứu cánh ly tham thật sự.
Lòng ham muốn thật ra chỉ là một sản phẩm ý thức tự tạo trong tâm hồn chúng ta. Khi ta muốn bỏ nó, ta sẽ bắt đầu cảm nghiệm một trạng thái nội tâm tĩnh lặng. Ðể thực hiện được điều đó, người ta thường nhắc đến những giây phút tĩnh tọa, thế nhưng trong những giây phút còn lại của đời sống thường nhật thì sao? Chúng ta có thể nào sống hòa nhập giữa đời với một tâm hồn vô tham vô chấp? Nói cho đúng thì Thiền Quán chỉ là một phép sống, nên chỉ cần có được một vốn sống thôi, ở đâu và lúc nào chúng ta cũng đều có thể thực hiện nếp sống vô tham vô chấp.
Vốn sống đó chính là tinh thần tỉnh thức, một thái độ sống hiểu biết và dấn thân trọn vẹn vào thực tại - tức là những gì đang xảy ra - một con đò đưa ta vượt qua bên kia dòng thác lũ của những định kiến, toan tính và phân biệt. Nhưng điều này có khó làm lắm không? Tôi nhắc lại, nếu không có sự tỉnh thức, chúng ta chỉ có thể giam hãm mình như một con khỉ bị kẹt bàn tay trong lọ mứt khi nó chỉ nghĩ đến việc cầm nắm.
Vấn đề ở đây là con khỉ phải biết buông bỏ hết để có thể tự do ra đi, chỉ vì hiềm một nỗi là nó đâu có nghĩ đến chuyện đó. Hãy nhớ, vấn đề tu tập của chúng ta phải làm chính là chận đứng lòng ham muốn. Ý nghĩa và bản chất của sự giác ngộ chỉ đơn giản có chừng đó thôi và tất cả công phu tu tập của chúng ta cũng như cứu cánh tinh thần của con đường tu tập đó chỉ nằm gọn trong tinh thần tỉnh thức, một nếp sống tối ưu mà cũng là duy nhất cho những người đi tìm một chân hạnh phúc.
Giáo lý của Ðức Phật chỉ là một con đường, một phương pháp để sống sao cho ngày một hoàn thiện hơn. Thiền định là một phương tiện giúp đỡ cho chúng ta qua từng phút giây hiện tại, qua sự ngắm nhìn vào chính lòng ham muốn của mình và những tác động của nó, rồi cuối cùng là một sự buông bỏ, khai phóng.
Sự tu tập thiền định là một công phu được Ðức Phật đặc biệt nhấn mạnh. Càng sống tỉnh thức, chúng ta càng có cơ hội cảm nghiệm được những trạng thái an lành và hạnh phúc nhất. Bởi tu chỉ là một cuộc đi với hai bàn tay buông bỏ, chúng ta không cần thiết phải sở hữu, thành đạt bất cứ cái gì cả.
Bởi như từ đầu bài đã nói, trí tuệ giác ngộ không hề mang lại cho ta một lợi nhuận nào hết: Ở đây chúng ta chỉ làm có mỗi một việc là khước từ tất cả, hay nói khác đi là đặt xuống mọi gánh nặng. Ðời sống chỉ là đời sống với những quan hệ và vận động, thế thôi. Chính tinh thần đó, bản thân nó đã là một nguồn hạnh phúc thật sự rồi, ta đâu cần đòi hỏi gì thêm nữa.
Hành trình tốt nhất mà tất cả chúng ta phải đi qua, đó chính là sự dốc sức vào công phu thiền định thì đúng hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ có nước mắt và tâm hồn của mỗi người sẽ là từng trăn trở. Tôi có quen một vị sư người Ðức tu được mười lăm hạ, khi được tôi hỏi có thường xuyên thiền định hay không, vị này đã trả lời:
- Mười mấy năm trời tu học, tôi đã chọn lấy con đường thiền định. Thậm chí tôi còn cho rằng người ta không thể nào có được một đời sống tinh thần nếu không có thiền định.
Tôi cứ nhớ hoài câu nói đó của vị sư người Ðức và cứ xem đó như một đề tài để suy nghĩ. Quả đúng như vậy, một khi ta không thể làm tĩnh lặng, thanh lọc nội tâm, không sống tỉnh thức và ngắm nhìn được bản chất của thân tâm thì ta không thể nào có được cái gọi là sự tiến bộ của tâm hồn, mà ở đây chính là tinh thần chối bỏ tất cả để tìm về một nguồn hạnh phúc thật sự.
Ðại Đức Jagaro
Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường nhất chính là cái gì có tác động tốt đối với trái tim của chúng ta. Ai cũng muốn mình được hạnh phúc. Một cách nôm na nhất, hạnh phúc là những gì mình được toại nguyện, cũng như thái độ tầm cầu sở hữu của bản thân ra sao: Chúng ta muốn mọi thứ luôn như ý mình.
Phải nói rằng đây quả là điều vô cùng khó khăn, bởi trên đời này có biết bao nhiêu điều gần như nằm ngoài khả năng sắp xếp của chúng ta: Một ngày đẹp trời, cuộc gặp gỡ với ai đó, một sức khỏe ổn định, một mối quan hệ tốt, một điều kiện thuận lợi để tu tập... tất cả đều là những gì vượt quá sự dàn xếp của chúng ta.
Ðể có được một niềm hạnh phúc dầu chỉ cỏn con thôi, xem ra cũng chẳng dễ dàng tí nào. Vậy thì, trong tinh thần của người Phật tử, chúng ta phải tìm ở đâu cho ra cái gọi là hạnh phúc? Chúng ta có thể làm được gì khi bản chất của đời sống luôn vô thường bất toại? Có khi chúng ta phải mất đến cả một cuộc đời để đi tìm hạnh phúc và kết quả sau cùng vẫn chỉ là con số không.
Nếu bạn là một người may mắn, hữu hạnh và có đủ mọi điều kiện để có được những gì mình muốn thì bạn cũng chỉ có thể hạnh phúc trong một thời gian nào đó thôi. Bởi trong đời sống chung quanh và trước mặt mỗi người có biết bao điều trở lực, những cái làm ngăn trở ước muốn của chúng ta. Ðối diện với chúng, ta thường chỉ gặp phải sự bất toại, mà gọi khác đi chính là đau khổ. Như vậy rõ ràng là đau khổ và hạnh phúc luôn song hành với nhau, quy định lẫn nhau.
Trong văn học Hồi Giáo thường nhắc tới nhân vật Nasrudin, một con người kỳ lạ: Ðôi khi thông minh tuyệt vời, để rồi có lúc lại ngớ ngẩn đến mức buồn cười. Một hôm, ông ta nước mắt, nước mũi đầy mặt ngồi ăn từng trái một cái thứ ớt hiểm cay xé. Mà có ít đâu, trước mặt ông ta có đến những một giỏ đầy. Một người bạn già đến thăm, thấy lạ mới hỏi, Nasrudin đưa tay lau mặt rồi hít hà trả lời:
- Tôi nghĩ thế nào cũng có một trái ngọt chứ!
Trong cuộc sống thường nhật thật ra chúng ta đâu có khác gì ông Nasrudin khi trong từng ngày vật lộn với những điều kiện sống chua chát đắng cay nhất để mong tìm thấy một chút hạnh phúc ngọt ngào nào đó, rồi phút cuối cùng nhìn lại có được gì đâu. Cứ cho là cuộc sống của bạn có đến chín mươi phần trăm hạnh phúc, nhưng mười phần trăm còn lại trong nội tâm của chúng ta vẫn còn đó những âu lo vướng vít. Mà để chấm dứt những điều này thì đâu phải là chuyện dễ. Cho nên chúng ta có thể nói rằng đôi khi chính sự sợ hãi đã giúp ta biết nghĩ về con đường phát triển tâm linh để mong tìm thấy một nguồn hạnh phúc thật sự.
Trong Phật Giáo, tiếng “hạnh phúc” có một định nghĩa rất đặc biệt và do vậy con đường dẫn tới hạnh phúc, theo tinh thần Phật Giáo cũng không giống như cách nghĩ thông thường của chúng ta. Các bạn nghĩ sao, chúng ta có thể nào có được hạnh phúc trong một tâm hồn vị ngã chật hẹp luôn bị lệ thuộc vào đủ thứ hoàn cảnh, bị ảnh hưởng từ mọi thứ tác động? Dĩ nhiên là không. Một hạnh phúc thật sự phải hoàn toàn vượt thoát tất cả ràng buộc. Ðó chính là niềm vui của chư Phật, chư Thánh, một thứ hạnh phúc nằm ngoài mọi hạn chế và hoàn toàn không dính líu gì đến một cái Tôi ngộ nhận nào cả.
Khi bạn không có hứng thú trong những điều kiện sống cũng như những mưu toan dự tính, thì xem như bạn đã không còn bị bất cứ cái gì trên đời này giam giữ nữa. Sự tự do đó mới chính là tất cả những gì bình yên, hạnh phúc nhất. Bản thân Ðức Phật là một điển hình chói ngời cho niềm tịnh lạc đó. Tôi dĩ nhiên không được cái may mắn nhìn thấy Ðức Phật nhưng qua những lần gặp gỡ các bậc thiền sư, tôi đã cảm nhận được một điều là các vị luôn sống trong sự hạnh phúc, một thứ hạnh phúc được hình thành ngay tự nội tâm với một khả năng tự tại trước mọi hoàn cảnh.
Trong Phật Giáo, hai danh từ Tự Do và Hạnh Phúc được xem như đồng nghĩa, bởi ở đây, ham muốn là đau khổ, còn tự do là chấm dứt lòng ham muốn đó. Chúng ta cứ suốt đời xây dựng đủ thứ lòng ham muốn để mong xác định cái gì đó là Tôi và Của Tôi. Lòng ham muốn ấy cứ như một hòn đá nặng trên vai mỗi người.
Cái ma lực của cái Tôi lớn lắm. Dầu có được một lời cảnh báo thiết tha và nghiêm túc nhất từ ai đó, chúng ta cũng khó mà chối bỏ ý tưởng về một cái Tôi. Thậm chí nếu biết được một cách rõ ràng thế nào là cái chân hạnh phúc của Ðức Phật, một niềm hạnh phúc không có sự canh giữ của cái tôi nào hết, thì chúng ta cũng vẫn tu tập với một tinh thần ngã chấp.
Cái tôi lúc này lại càng nguy hiểm hơn. Ðức Phật đã dạy rằng không có một thứ gì trên đời này đáng để ta ôm ấp cả. Thái độ không chấp thủ sẽ mang lại cho ta một niềm hạnh phúc thật sự. Bên cạnh đề tài Hạnh Phúc, Phật Giáo còn nhắc đến khái niệm Ðau Khổ và đề nghị ở chúng ta một thái độ duy nhất là cứ nhìn thẳng vào nó, thấy nó chỉ đơn giản là cái đang xuất hiện và biến mất. Vấn đề chính yếu của Thiền Quán là chúng ta bắt đầu soi rọi bản chất như thật của lòng ham muốn, ý nghĩa mục tiêu của nó, để bắt đầu cho một thoáng ý thức hướng dẫn cứu cánh ly tham thật sự.
Lòng ham muốn thật ra chỉ là một sản phẩm ý thức tự tạo trong tâm hồn chúng ta. Khi ta muốn bỏ nó, ta sẽ bắt đầu cảm nghiệm một trạng thái nội tâm tĩnh lặng. Ðể thực hiện được điều đó, người ta thường nhắc đến những giây phút tĩnh tọa, thế nhưng trong những giây phút còn lại của đời sống thường nhật thì sao? Chúng ta có thể nào sống hòa nhập giữa đời với một tâm hồn vô tham vô chấp? Nói cho đúng thì Thiền Quán chỉ là một phép sống, nên chỉ cần có được một vốn sống thôi, ở đâu và lúc nào chúng ta cũng đều có thể thực hiện nếp sống vô tham vô chấp.
Vốn sống đó chính là tinh thần tỉnh thức, một thái độ sống hiểu biết và dấn thân trọn vẹn vào thực tại - tức là những gì đang xảy ra - một con đò đưa ta vượt qua bên kia dòng thác lũ của những định kiến, toan tính và phân biệt. Nhưng điều này có khó làm lắm không? Tôi nhắc lại, nếu không có sự tỉnh thức, chúng ta chỉ có thể giam hãm mình như một con khỉ bị kẹt bàn tay trong lọ mứt khi nó chỉ nghĩ đến việc cầm nắm.
Vấn đề ở đây là con khỉ phải biết buông bỏ hết để có thể tự do ra đi, chỉ vì hiềm một nỗi là nó đâu có nghĩ đến chuyện đó. Hãy nhớ, vấn đề tu tập của chúng ta phải làm chính là chận đứng lòng ham muốn. Ý nghĩa và bản chất của sự giác ngộ chỉ đơn giản có chừng đó thôi và tất cả công phu tu tập của chúng ta cũng như cứu cánh tinh thần của con đường tu tập đó chỉ nằm gọn trong tinh thần tỉnh thức, một nếp sống tối ưu mà cũng là duy nhất cho những người đi tìm một chân hạnh phúc.
Giáo lý của Ðức Phật chỉ là một con đường, một phương pháp để sống sao cho ngày một hoàn thiện hơn. Thiền định là một phương tiện giúp đỡ cho chúng ta qua từng phút giây hiện tại, qua sự ngắm nhìn vào chính lòng ham muốn của mình và những tác động của nó, rồi cuối cùng là một sự buông bỏ, khai phóng.
Bởi như từ đầu bài đã nói, trí tuệ giác ngộ không hề mang lại cho ta một lợi nhuận nào hết: Ở đây chúng ta chỉ làm có mỗi một việc là khước từ tất cả, hay nói khác đi là đặt xuống mọi gánh nặng. Ðời sống chỉ là đời sống với những quan hệ và vận động, thế thôi. Chính tinh thần đó, bản thân nó đã là một nguồn hạnh phúc thật sự rồi, ta đâu cần đòi hỏi gì thêm nữa.
Hành trình tốt nhất mà tất cả chúng ta phải đi qua, đó chính là sự dốc sức vào công phu thiền định thì đúng hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ có nước mắt và tâm hồn của mỗi người sẽ là từng trăn trở. Tôi có quen một vị sư người Ðức tu được mười lăm hạ, khi được tôi hỏi có thường xuyên thiền định hay không, vị này đã trả lời:
- Mười mấy năm trời tu học, tôi đã chọn lấy con đường thiền định. Thậm chí tôi còn cho rằng người ta không thể nào có được một đời sống tinh thần nếu không có thiền định.
Tôi cứ nhớ hoài câu nói đó của vị sư người Ðức và cứ xem đó như một đề tài để suy nghĩ. Quả đúng như vậy, một khi ta không thể làm tĩnh lặng, thanh lọc nội tâm, không sống tỉnh thức và ngắm nhìn được bản chất của thân tâm thì ta không thể nào có được cái gọi là sự tiến bộ của tâm hồn, mà ở đây chính là tinh thần chối bỏ tất cả để tìm về một nguồn hạnh phúc thật sự.
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Rau Tươi: Lá Cách
Lá cách (Ảnh: Ẩm Thực Chay & Pháp Hỷ Thực) |
Trích đoạn bài viết của Nhật Linh trên Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang.
Lá cách - Xa quê còn nhớ mãi
Trong các thứ rau dân dã, lá cách là loại rau được người dân miệt vườn ưa thích nhất, là món ăn khoái khẩu không thể thiếu trong bữa tiệc bánh xèo...
Lá cách mọc nhiều ở ven sông, kênh rạch, nơi bãi bồi hoặc xen lẫn trong vườn cây, là loại thân mộc, có thể gieo trồng bằng hạt hoặc giâm bằng hom. Chúng phát triển rất nhanh, cây càng to, càng nhiều cành thì mới cho nhiều lá non, đó chính là những lá người ta dùng để ăn sống.
Cây cách gắn liền với cuộc sống của người dân Nam bộ với các món ăn được sáng tạo từ thời khai hoang, mở đất. Hồi còn ở quê, nội tôi thường dùng lá cách non xào với xác đậu nành, món ăn mộc mạc của những người nghèo thế mà ngon không chỗ nào chê, nó vừa no bụng vừa là món ăn bổ dưỡng.
Để chế biến món ăn này, nội tôi nạo một trái dừa khô, vắt lấy nước cốt cho vào chảo đun sôi, sau đó tùy theo khẩu phần mà cho xác đậu nành và giá đậu vào, nêm nếm muối, bột ngọt [chú thích của VNAC: ngày nay chúng ta nên dùng chất ngọt thiên nhiên] cho vừa ăn, tiếp tục xào cho ráo nước, cuối cùng mới cho lá cách xắt nhuyễn vào xào sơ vài bận thì nhắc xuống dùng nóng với nước tương. Xác đậu nành là thứ người ta bỏ đi sau khi xay lấy hết nước cốt, thường người ta đem cho heo ăn, nhưng đối với những người dân nghèo quê tôi lại là món ăn ngon vào những lúc sum họp gia đình khi biết khéo léo kết hợp nó với loại lá cách đặc trưng. Mùi thơm của lá cách, vị béo của xác đậu và nước cốt dừa cộng với chút nước tương cay cay tan trên lưỡi, ta ăn mà nghe ngây ngất hương quê.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân quê thường hay đổ bánh xèo để cúng gia tiên và thết đãi con cháu. Chộn rộn nhất vẫn là tìm sao cho được rổ rau vườn với đủ thứ cải trời, cơm nguội, lá lụa, rau má, đọt sộp... gì thì gì nhưng nếu thiếu lá cách coi như món bánh xèo giảm đi một phần ba sự hấp dẫn.
Cây cách dễ trồng nên hầu như nó có mặt ở khắp vùng nông thôn và hiện nay thì nó được xem như thứ rau đặc sản của vùng đồng bằng. Người ta bẻ những nhánh non đem ra chợ bán, có khi giá tăng vọt lên 10.000 đến 15.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có. Những gì thuộc về của hiếm thì tự nhiên trở thành đặc sản và người ta rất quí trọng, cho nên trong việc khai thác họ cũng rất cẩn thận chăm chút, bẻ cành không dám bẻ sâu sợ cây chết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm miệt vườn, hái lá cách phải bẻ luôn nhánh, bẻ càng sâu bao nhiêu thì chúng nẩy chồi nhiều bấy nhiêu, do đó sẽ cho ra nhiều đọt non hơn.
Mấy năm nay sống xa nhà, mỗi lần về quê tôi lại ùa ra vườn như trẻ con, thường là tìm hái mớ rau dân dã, tôi cũng không quên bẻ một ít nhánh lá cách đem về ăn sống. Gọi là lá cách, nhưng nó vẫn luôn luôn gần gũi với cuộc sống đời thường, mà bất cứ ai một lần xa quê cũng sẽ còn nhớ mãi.
Nguồn: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1769&cap=3&id=6834
Cõi Thơ: Ngắm Hoa Cúc (Hạnh Cơ)
Ngắm Hoa Cúc
Buổi sáng trời thật trong
Vừng đông rạng ánh hồng
Sân chùa tràn nắng sớm
Gió gọi cành sương rung
Sân thượng trước thiền đường
Lư trầm tỏa khói hương
Một mình ngồi tĩnh lặng
Không có gì vấn vương
Vườn cúc ngay dưới sân
Vàng trắng đẹp không ngần
Người hồn nhiên lặng ngắm
Người, hoa không cách phân
Đâu có gì cách phân
Người hoa đều vô tâm
Giữa vô cùng giòng sông
Bồ tát hiện toàn thân
Hạnh Cơ
Buổi sáng trời thật trong
Vừng đông rạng ánh hồng
Sân chùa tràn nắng sớm
Gió gọi cành sương rung
Sân thượng trước thiền đường
Lư trầm tỏa khói hương
Một mình ngồi tĩnh lặng
Không có gì vấn vương
Vườn cúc ngay dưới sân
Vàng trắng đẹp không ngần
Người hồn nhiên lặng ngắm
Người, hoa không cách phân
Đâu có gì cách phân
Người hoa đều vô tâm
Giữa vô cùng giòng sông
Bồ tát hiện toàn thân
Hạnh Cơ
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Kem Sầu Riêng Thuần Chay (Durian Vegan Ice Cream)
Kem Sầu Riêng Thuần Chay - Durian Vegan Ice Cream (Ảnh: Bình Thường) |
Nếu bạn ăn được sầu riêng, đây là một món kem thuần chay ngon, dễ, nhanh.
Sầu riêng đông lạnh, để ra ngoài chừng 1 phút cho bớt cứng. Sau đó, lấy khoảng 3, 4 múi (bỏ hột), cho vào máy sinh tố. Thêm 1/4 chén sữa đậu nành hữu cơ. Xay nhuyễn. Cho vào ly. Rắc tí hạt mình thích bên trên. Hồng Hương Jr. dùng hạt hồ đào vì có sẵn, nhưng bạn dùng hạt nào mình thích cũng được.
Sau khi dùng xong kem sầu riêng thuần chay, chúc các bạn được vui chung với gia đình trong những phút giây thư giãn.
Vegan MoFo IV Day 26: Durian Vegan Ice Cream
Durian is one of those fruits that might smell rather unpleasant to the non-initiated. Typically, southern Vietnamese folks can better embrace this highly nutritious fruit.
So if you want to try something Vietnamese (that not even all Vietnamese are used to), durian is great for vegan ice cream. It's very fast to make, while the texture and sweetness are wonderful.
Defrost frozen durian for about 1 minute (it shouldn't be too soft, since we want ice cream and not smoothie). Remove the seeds (about 3, 4) and put the pulp in a blender. Add 1/4 cup of organic soy milk. Purée. Pour into a small glass. Add some nuts on top - here we have walnuts, but you may add your favorite.
Once again, it may smell aromatic to some and the opposite for others. If you can brave a new experience, it's definitely worth a try. And who knows? You might even like it!
Five days remain for the official Vegan MoFo (Month of Food) this year. There are so many tantalizing vegan dishes and recipes out there - hope you will have time to try some.
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Cõi Thơ: Diệu Pháp (Như Thủy)
Khi đã biết trần gian là huyễn mộng
Thì Niết Bàn có lẽ cũng chiêm bao
Vì thiên thần đã chắp cánh bay cao
Nên phép lạ nẩy sinh từ lòng đất
Ai từng thấy mà lòng không ngây ngất
Đóa sen hồng vừa nở giữa hồ xanh
Sau bao ngày ấp ủ dưới bùn tanh
Đang uyển chuyển tỏa hương lành ngào ngạt
Hoa hiện diện như bàn tay Bồ Tát
Nhỏ cam lồ dựng lại một niềm tin
Lời linh thiêng là những cánh hồng xinh
Truyền diệu pháp trong một chiều gió lộng
Tôi cúi mặt khôn tìm lời ngưỡng vọng
Xin tri ân nước đọng với bùn tanh
Đã chở che ấp ủ những mầm xanh
Và lặng lẽ khiêm nhường như rác cỏ
Hoa đã nở như những gì vất bỏ
Nên Như Lai là mỗi một tâm linh
Thế sao ta không tu hạnh Bất Khinh
Cung kính lễ từng phàm phu tục tử?
Như Thủy
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cà Tím Khai Vị Kiểu Trung Đông - Baba Ganoush بابا غنوج
Cà Tím Khai Vị Trung Đông - Baba Ganoush (Ảnh: Bình Thường) |
Hồng Hương Junior nhớ lúc nhỏ được ăn món chay cà tím tẩm hành (ngò) mà người Việt Nam mình hay dùng, định giới thiệu cho các bạn ngoại quốc, nhưng vốn dĩ "nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định," nên lại ra món baba ganoush này, từ Trung Đông, Ai Cập đến miền Địa Trung Hải đều phổ biến như là một món khai vị.
HH rửa 2 quả cà tím (thon dài, không phải loại to tròn), xẻ dọc, rồi cắt làm đôi. Cho vào lò nướng bánh mì, vặn 400 độ Fahrenheit (khoảng 205 độ Celsius), nướng khoảng 30 phút. Khi cà chín, dùng muỗng lấy phần bên trong cà cho vào tô, bỏ vỏ. Tán nhuyễn (cà mềm nên tán rất dễ). Cho khoảng 2 muỗng canh dầu hạt lanh (nếu không có, có thể dùng dầu ô-liu), 1/2 muỗng cà-phê muối biển, 10 giọt Maggi (hoặc nước tương), 1/4 quả chanh vắt nước. Thái nhỏ chừng 5 cọng ngò (rau bạc hà, rau quế, rau ngò tây, hoặc loại rau thơm nào bạn thích). Cho vào tô, trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Cuối cùng rưới vài giọt dầu lên trên. Dùng với các loại bánh đa nhỏ (tortilla/pita chip), bánh lạt, bánh mì nướng, hoặc bánh phồng chay.
Hôm nay là ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, người thuần chay bản xứ cũng có nhiều món rất phong phú. HH thường không có ăn tiệc, nhưng ngày nào cũng là ngày tạ ơn đối với HH.
Hôm qua HH hứa với các bạn là hôm nay gặp lại, và hôm nay được gặp lại, đó là một điều đáng để tạ ơn. Đúng ra chuyện đời cũng khó nói sớm. Lúc này thiên tai đủ chỗ, nơi HH ở thì hay có động đất. Có lần năm 1989, ngày 17 tháng 10, lúc 5 giờ 4 phút chiều, San Francisco gặp một trận động đất khoảng 6,9 trên địa chấn kế, khoảng 10-15 giây thôi mà trời long đất lở. Trước đó mọi việc bình thường, nào ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bây giờ những nơi khác động đất, lũ lụt v.v. còn nặng hơn, nên dường như không có gì bền.
HH nguyện cầu nhân loại sớm ăn chay, làm lành, lánh dữ. HH cám ơn còn được mạng sống này, còn được trái đất này, còn gia đình, còn những người bạn vô hình, hữu hình, và những người bạn trên mạng nữa. Cám ơn tình thương của Thượng Đế và của mọi người.
Xin chúc bạn một Lễ Tạ Ơn hồng phúc!
Vegan MoFo IV Day 25: Baba Ganoush, Eggplant Appetizer, Mideastern Style بابا غنوج
I had intented to introduce a childhood vegetarian dish of eggplant and spring onion dipped in oil, but somehow it turned into a baba ganoush, which was just fine. Baba ganoush is a popular and wholesome appetizer or side dish in Egypt, the Middle East, and the Midterranean area.
Wash 2 Japanese eggplants (the long kind, not the round one). Cut lengthwise, then cut into halves. Bake in toaster oven for half an hour at 400 degrees Fahrenheit (or 205 degrees Celsius). When the eggplant is soft, use a spoon or fork to scoop out the pulp and put in a bowl. Mash it well. (It should be very easy and fast to do so, since the eggplant is already soft.) Add 2 tablespoons of flax oil or olive oi. Add 1/2 teaspoon sea salt, 10 drops of soy sauce, and juice from 1/4 lime. Finely chop about 5 sprigs of cilantro (or mint, parsley, sweet basil, a herb of your choice). Add to the bowl of mashed eggplant. Mix well. Season to taste again. Finally, drizzle a few drops of oil on top. Baba ganoush can be used with tortilla or pita chips, any cracker or toasted bread you're fond of.
Today is Thanksgiving in the United States. Although I don't usually observe Thanksgiving, every day is truly a celebration of thanks for me. On this day, I'm grateful to God for fellow vegans, who extend their hearts of compassion to other species and thus save the lives of many. A special thanks to Vegan MoFo writers and readers for your company on this journey. Sometimes it just takes a little thoughtfulness to salvage great things, like love and life itself.
Thank you, friends, and good luck to us all. As we celebrate Thanksgiving daily around the world in our own ways, remember the Giving in the thanks. Please consider being vegan and giving others a chance at life.
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Đậu Hủ Xào Sả Ớt Bạc Hà (Tofu with Lemongrass, Mint & Red Chili Pepper)
Đậu Hủ Sả Ớt Bạc Hà/Tofu with Lemongras, Mint & Chili Pepper (Ảnh: Bình Thường) |
Món này có vị Thái Lan một chút, Hồng Hương Jr. thích món Thái. Nhiều người ngoại quốc cũng thích.
- Đậu hủ loại cứng (hoặc mì căn cũng được), thái chỉ, được khoảng 1 chén đầy. Cho vào chảo.
- Vặn lửa lớn-vừa, xào với 2 muỗng canh dầu ô-liu, sả bằm (1 tép), ớt bằm (1 trái).
- Khi sả mềm, nêm với 1 muỗng canh mật thùa (hoặc đường thuần chay) và 2 muỗng canh nước tương/Maggi. Nêm nếm tùy theo khẩu vị.
- Tắt lửa. Thêm lá bạc hà (rau húng cây) thái nhỏ, đảo đều. Rắc tí tiêu nếu thích ăn cay. Trang hoàng lá bạc hà trên mặt cho đẹp. (HH xin lỗi hết lá bạc hà nên không còn để trang hoàng trong hình.)
- Dùng với cơm nóng và rau cải mà bạn thích.
HH xin hẹn gặp ngày mai.
Vegan MoFo IV Day 24: Tofu with Lemongrass, Mint & Red Chili Pepper
This one has a touch of Thai influence and is a fovorite of mine. It is also fast and easy to make.
- Cut very, very firm tofu into thin strips, about 1 full cup. Put in a skillet.
- Turn on medium-high heat; stir and fry with 2 tablespoons of olive oil, chopped lemongrass (from 1 stalk), and chopped red chili pepper (from 1 small Thai pepper).
- When the lemongrass is softened, season with 1 tablesppon of agave nectar (or vegan sweetener of choice) and 2 tablespoons of light soy sauce. Adjust the amount to taste.
- Turn off heat. Add chopped mint and stir evenly. Sprinkle some ground black pepper if you like it even hotter. You can add some whole mint leaves on top for decoration. (I ran out of mint this time, so I didn’t have much left for decoration.)
- Serve with hot rice and vegetables of your choice. This dish tastes a little spicy, a little salty, a little sweet, a little minty. Yum!
Rau Tươi: Húng quế, Sả, Húng cây
Những loại thảo dược từ rau thơm
Các loại rau thơm được dùng nhiều trong ẩm thực nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn. Chúng thuộc loại thảo mộc, dễ trồng, dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, đây còn là những dược liệu quý cần thiết cho mỗi gia đình.
Húng quế, sả (cỏ chanh), bạc hà là những loại rau gia vị rất quen thuộc, được dùng nhiều trong các món ăn Việt Nam cũng như món ăn Âu, Á. Tận dụng một khoảng sân nhỏ ở góc vườn hay ngay chính ban-công, mỗi nhà có thể có một khu vườn thảo mộc cho riêng mình.
Ngoài việc được dùng như những thứ rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn, các loại rau này còn được biết đến như những loại thảo dược có công dụng khá hữu hiệu trong việc chữa trị những bệnh thông thường mà rất nhiều người gặp phải. Mặt khác, việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian vì đây toàn là những loại rau dễ trồng.
Húng quế
Húng quế thuộc họ Labiatae (cây hoa môn) có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được dùng để chữa bệnh cho vua chúa khi xưa. Đất ẩm sẽ là môi trường thích hợp để cây phát triển. Khi trồng húng quế, không nên bón nhiều phân vì nếu bón phân quá mức sẽ làm giảm lượng tinh dầu thơm rất đặc biệt của cây. Để cây phát triển tươi tốt, mọc rậm rạp thì nên thường xuyên cắt tỉa cành, tốt nhất là cứ mỗi 2 đến 3 tuần 1 lần.
Theo y học, húng quế rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kích thích sữa cho những bà mẹ mới sinh hoặc làm dịu cơn buồn nôn ở một số người. Húng quế cũng có tác dụng kích thích mọc tóc. Người ta thường vò nát lá quế, sau đó xát lên da đầu, massage nhẹ nhàng. Khi dùng cho da, nó có tác dụng làm se lỗ chân lông và có thể được xem như một thứ nước tắm rất mát cho cơ thể.
Sả (Cỏ chanh)
Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn, người ta có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường, chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần. Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Mặt khác, sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, sả cũng rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu 1 ít sả giống như trà, xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.
Bạc hà (Húng cây)
Bạc hà thuộc họ Labiatae giống húng quế, có ở vùng Đông Bắc Âu và châu Á. Bạc hà rất dễ chăm sóc, không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước. Mặc dù người ta có thể trồng nó bằng hạt nhưng trồng bằng cách chiết cành, cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Nếu trồng bạc hà ở vườn nên chú ý đến ánh nắng mặt trời vì khi nắng quá gay gắt, sẽ làm cây khô héo, trụi lá.
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ. Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Nhưng với những phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
Có thể thấy, mỗi loại rau thơm với nhiều công dụng khác nhau được giới thiệu trên đây đều là những vị thuốc quý. Chúng được lưu truyền như những bài thuốc dân gian cực kỳ công hiệu và cũng không khó khăn gì để mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc vườn thuốc nhỏ ấy cho mình.
http://suckhoeso.com/detail/nhung-loai-thao-duoc-tu-rau-thom.html
Các loại rau thơm được dùng nhiều trong ẩm thực nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn. Chúng thuộc loại thảo mộc, dễ trồng, dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, đây còn là những dược liệu quý cần thiết cho mỗi gia đình.
Húng quế, sả (cỏ chanh), bạc hà là những loại rau gia vị rất quen thuộc, được dùng nhiều trong các món ăn Việt Nam cũng như món ăn Âu, Á. Tận dụng một khoảng sân nhỏ ở góc vườn hay ngay chính ban-công, mỗi nhà có thể có một khu vườn thảo mộc cho riêng mình.
Ngoài việc được dùng như những thứ rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn, các loại rau này còn được biết đến như những loại thảo dược có công dụng khá hữu hiệu trong việc chữa trị những bệnh thông thường mà rất nhiều người gặp phải. Mặt khác, việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian vì đây toàn là những loại rau dễ trồng.
Húng quế
Húng quế thuộc họ Labiatae (cây hoa môn) có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được dùng để chữa bệnh cho vua chúa khi xưa. Đất ẩm sẽ là môi trường thích hợp để cây phát triển. Khi trồng húng quế, không nên bón nhiều phân vì nếu bón phân quá mức sẽ làm giảm lượng tinh dầu thơm rất đặc biệt của cây. Để cây phát triển tươi tốt, mọc rậm rạp thì nên thường xuyên cắt tỉa cành, tốt nhất là cứ mỗi 2 đến 3 tuần 1 lần.
Theo y học, húng quế rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kích thích sữa cho những bà mẹ mới sinh hoặc làm dịu cơn buồn nôn ở một số người. Húng quế cũng có tác dụng kích thích mọc tóc. Người ta thường vò nát lá quế, sau đó xát lên da đầu, massage nhẹ nhàng. Khi dùng cho da, nó có tác dụng làm se lỗ chân lông và có thể được xem như một thứ nước tắm rất mát cho cơ thể.
Sả (Cỏ chanh)
Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn, người ta có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường, chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần. Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Mặt khác, sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, sả cũng rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu 1 ít sả giống như trà, xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.
Rau bạc hà , còn gọi là húng cây (Ảnh: Việt Nam Ăn Chay) |
Bạc hà thuộc họ Labiatae giống húng quế, có ở vùng Đông Bắc Âu và châu Á. Bạc hà rất dễ chăm sóc, không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước. Mặc dù người ta có thể trồng nó bằng hạt nhưng trồng bằng cách chiết cành, cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Nếu trồng bạc hà ở vườn nên chú ý đến ánh nắng mặt trời vì khi nắng quá gay gắt, sẽ làm cây khô héo, trụi lá.
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ. Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Nhưng với những phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
Có thể thấy, mỗi loại rau thơm với nhiều công dụng khác nhau được giới thiệu trên đây đều là những vị thuốc quý. Chúng được lưu truyền như những bài thuốc dân gian cực kỳ công hiệu và cũng không khó khăn gì để mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc vườn thuốc nhỏ ấy cho mình.
http://suckhoeso.com/detail/nhung-loai-thao-duoc-tu-rau-thom.html
Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Súp Ngô Mịn Thuần Chay (Vegan Corn Chowder)
Súp Ngô Mịn Thuần Chay - Vegan Corn Chowder (Ảnh: Bình Thường) |
Ở nhà có 3 trái ngô (bắp). Hồng Hương Junior dùng dao (bây giờ đã bén hơn xưa một chút), bào lấy hạt, sau đó cho vào máy sinh tố và xay nhuyễn. Nấu với khoảng 1 chén rưỡi sữa đậu nành hữu cơ. Khuấy đều, lửa vừa. Pha 1 muỗng canh bột (bột gì cũng được) và khoảng 4 muỗng canh nước lạnh. Cho vào nồi để súp hơi đặc một tí. Nêm xíu muối. Ngô ngọt tự nhiên, nên mình không cần thêm đường. (Nói theo các võ sĩ là không có động tác nào dư thừa để tiết liệm năng lực.) Tắt bếp. Dùng nóng. HH để trong 1 cái tách, nhìn cho vui và lạ. Món súp này dùng trong tách hay trong tô đều ngon cả.
HH xin chúc bạn thực hiện những món chay thật ngon! Cần nhất là vui. Khi hạnh phúc thì ăn đơn giản cũng ngon. Khi nào HH cười được thì cứ cười, vì thấy người nào cười cũng đẹp. Thêm nữa, HH đọc nghiên cứu ở đâu đó nói rằng khi mình mỉm cười, não bộ tưởng là mình đang vui, rồi phản hồi cho cơ thể, khiến mình vui thiệt.
1, 2, 3...
Mình cười nha!
Vegan MoFo IV Day 23: Vegan Corn Chowder
We have three ears of corn in the fridge. What to do? – Corn chowder!
Shave the corns to get the kernels. Purée in a blender. Cook with some organic soy milk (like a cup and a half) in medium heat. Stir frequently. Mix well 1 tablesppon of flour with about 4 tablespoons of cold water. Add in the chowder to thicken it. Add a pinch of salt. The corn is naturally sweet, so there’s no need for sweetener. Turn off oven. Serve hot. I put it in a cup for fun.
Enjoy this vegan dish, which tastes good either in a bowl or a cup. Remember to smile whenever you can! It’s an instant and natural facelift!
Thank you for visiting our vegan abode.
Lễ Hội Ăn Chay: Ngày Thuần Chay Paris 2010 (Paris Vegan Day 2010)
Đệ nhị chu niên Ngày Thuần Chay tại Paris, Pháp: Chúa nhật 28 tháng 11, 2010
Từ trang mạng của Paris Vegan Day (Ngày Thuần Chay Paris):
"Sự thành công của lễ hội Ngày Thuần Chay Paris năm ngoái đã khích lệ ban tổ chức tiếp tục cống hiến một lễ hội thuần chay thật sự tuyệt vời với đủ loại sinh hoạt – gia chánh, hội thảo, thời trang, sức khỏe, thể thao, và một buổi nhạc hội với những nhạc sĩ thuần chay tài hoa!
Suốt lễ hội nhằm phổ biến một lối sống tốt đẹp, vừa đạo đức, vừa tốt cho môi trường. Ngoài ra, lối sống thuần chay cũng vui tươi hơn và lành mạnh hơn!"
“Une nouvelle fois, Paris accueille cet incontournable festival dédié au mode de vie vegan – 100% végétal, écologique, éthique et sain.
Associations, entreprises, individus se réunissent le 28 novembre 2010 pour une fabuleuse journée de découverte, de fête, d’apprentissage avec une participation venant du monde entier.”
Chúc mừng Paris, thủ đô ánh sáng!
Félicitations, Paris, la Ville Lumière!
http://www.parisveganday.fr/en/
http://www.parisveganday.fr/
http://www.parisveganday.fr/en/2010-activities/
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
Phim Tài Liệu: Xin Được Là Frank (May I Be Frank)
Điểm phim tài liệu “May I Be Frank” (Xin Được Là Frank)
Tác giả: Robin Collins (nguyên văn tiếng Anh)
Chuyển ngữ: Việt Nam Ăn Chay
[Chú thích: Frank là tên của phái nam, cũng có nghĩa là Thành Thật. Nhân vật chính trong phim tên là Frank, nên tựa đề có hai nghĩa: “Xin Được Là Frank” và “Xin Được Thành Thật”]
Một ngày, cách đây 3 năm rưỡi, anh Frank Ferrante lang thang vào tiệm Café Gratitude trên đường số 9 và Irving ở thành phố San Francisco. Lúc đó anh 54 tuổi và nặng 287 cân Anh [khoảng 130 kg].
Trầm cảm và cô đơn, Frank là người đang phục hồi từ bệnh nghiện ma túy và nghiện rượu. Quan hệ của anh đối với người vợ cũ rất tệ, còn với con gái lại càng không có chút liên hệ nào. Anh nhuốm bệnh tiểu đường, từng bị viêm gan C, mỗi ngày phải uống 10 tách cà-phê expresso đen đặc mới thức nổi. Anh uống thuốc trầm cảm đã 10 năm rồi.
Trong trường hợp bạn không biết thông lệ ở Café Gratitude, một nhà hàng thuần chay tươi (vegan raw), mỗi ngày họ đều có một câu hỏi. Ngày đó, câu hỏi là: “Bạn muốn làm gì trước khi chết?” Ryland Engelhart, con trai chủ nhà hàng, đã hỏi khách hàng Frank câu đó.
Anh Frank trả lời: “Tôi muốn yêu một lần nữa trước khi chết, nhưng tôi e rằng trông tôi như vầy, sẽ không ai yêu tôi.”
Xúc động trước câu trả lời thành thật, Ryland mơ hồ cảm thấy đây có thể là một dự án. Cùng với người em trai Cary và bạn thân từ thuở bé tên Conor, Ryland bắt đầu sứ mệnh và biết mình đang có một câu chuyện hay. Điều đó đưa đến việc thu hình, rồi cuối cùng thành bộ phim “May I Be Frank.”
Ryland nghĩ chắc sẽ buồn cười biết bao khi có một anh chàng gốc Ý từ Brooklyn [Nữu Ước], trực tánh, trong đầu có gì nói nấy bằng những câu ngắn gọn rất tếu lâm, bây giờ lại ăn thuần chay tươi, giảm cân, rồi họ thu hình phản ứng của anh ấy. Nhưng Ryland không biết mình đang có gì trong tay. Với những người khác, có thể cũng không có gì đáng nói. Nhưng vì Frank là nhân vật chính, nên phim này lại trở thành một viên ngọc quý.
Phim tài liệu ghi lại những gì xảy ra khi chúng ta đặt một mục tiêu và có một hệ thống hỗ trợ bởi những người không cho phép chúng ta thất bại. Frank quả thật đã giao phó bản thân và cuộc đời mình trong tay của ba chàng trai trẻ. Họ lập thời khóa biểu, huấn luyện, và bên cạnh Frank trong suốt 42 ngày. Frank không trốn tránh được chi cả. Thật vậy, họ đã dạy cho anh nhiều điều, kể cả sức mạnh của tình thương.
Cuối cùng sản phẩm của họ là một bộ phim về sự chuyển hóa của thân, tâm, linh.
Phim này không hề mang tính chất giả dối. Thức ăn và cảm xúc đều rất... sống thực. Hành trình của cả hai bên vừa nghiêm túc vừa khôi hài, vừa căng thẳng vừa cảm động, và thay đổi mọi người, kể cả khán giả.
Một giao kèo được ký vào ngày Lễ Tình Yêu Valentine. Cuộc hành trình bắt đầu. Ba anh chàng trở thành người cổ võ tinh thần cho Frank. Mỗi sáng Frank phải uống hết một ly cối nước ép cỏ lúa mì. Thức ăn toàn là thuần chay, tươi. Hàng ngày phải nói lời tích cực với chính mình.
Thời gian “42 ngày” phát nguồn từ quyển sách và trò chơi “Dòng Sông Phì Nhiêu” do Matthew và Terces Englehart, chủ nhân quán Café Gratitude sáng tạo, phản ảnh lối tu tập của họ về “sống đời phong phú.”
Dự án đầu tiên là dọn dẹp căn bếp của Frank bằng cách bỏ hầu hết mọi thứ trong tủ và tủ lạnh. Rồi những lần rửa ruột, đi khám bác sĩ chuyên chữa trị tổng thể, vượt qua khó khăn với gia đình, và nhiều nhiều nữa. Tuần cuối cùng được quay tại kỳ thiền bế quan và yoga của gia đình Englehart ở Hạ Uy Di. Đến ngày 42, Frank xuống còn 157 cân Anh [khoảng 71 kg].
Frank nói: “Tôi không mất cân. Tôi chỉ trả những gì không thuộc về tôi.” Cuộc đời Frank vĩnh viễn thay đổi. Anh không còn uống thuốc trầm cảm nữa. Anh đang viết sách. Anh vẫn không ưa nước ép cỏ lúa mì. Anh có tìm được tình yêu không? Điều đó, quý vị và các bạn phải xem phim.
http://mayibefrankferrante.com/?page_id=3
http://www.youtube.com/watch?v=Kqt9NVyt5aA&feature=related
http://www.vegsource.com/news/2010/11/may-i-be-frank---vegan-raw-film-review.html
Tác giả: Robin Collins (nguyên văn tiếng Anh)
Chuyển ngữ: Việt Nam Ăn Chay
[Chú thích: Frank là tên của phái nam, cũng có nghĩa là Thành Thật. Nhân vật chính trong phim tên là Frank, nên tựa đề có hai nghĩa: “Xin Được Là Frank” và “Xin Được Thành Thật”]
Một ngày, cách đây 3 năm rưỡi, anh Frank Ferrante lang thang vào tiệm Café Gratitude trên đường số 9 và Irving ở thành phố San Francisco. Lúc đó anh 54 tuổi và nặng 287 cân Anh [khoảng 130 kg].
Trầm cảm và cô đơn, Frank là người đang phục hồi từ bệnh nghiện ma túy và nghiện rượu. Quan hệ của anh đối với người vợ cũ rất tệ, còn với con gái lại càng không có chút liên hệ nào. Anh nhuốm bệnh tiểu đường, từng bị viêm gan C, mỗi ngày phải uống 10 tách cà-phê expresso đen đặc mới thức nổi. Anh uống thuốc trầm cảm đã 10 năm rồi.
Trong trường hợp bạn không biết thông lệ ở Café Gratitude, một nhà hàng thuần chay tươi (vegan raw), mỗi ngày họ đều có một câu hỏi. Ngày đó, câu hỏi là: “Bạn muốn làm gì trước khi chết?” Ryland Engelhart, con trai chủ nhà hàng, đã hỏi khách hàng Frank câu đó.
Anh Frank trả lời: “Tôi muốn yêu một lần nữa trước khi chết, nhưng tôi e rằng trông tôi như vầy, sẽ không ai yêu tôi.”
Xúc động trước câu trả lời thành thật, Ryland mơ hồ cảm thấy đây có thể là một dự án. Cùng với người em trai Cary và bạn thân từ thuở bé tên Conor, Ryland bắt đầu sứ mệnh và biết mình đang có một câu chuyện hay. Điều đó đưa đến việc thu hình, rồi cuối cùng thành bộ phim “May I Be Frank.”
Ryland nghĩ chắc sẽ buồn cười biết bao khi có một anh chàng gốc Ý từ Brooklyn [Nữu Ước], trực tánh, trong đầu có gì nói nấy bằng những câu ngắn gọn rất tếu lâm, bây giờ lại ăn thuần chay tươi, giảm cân, rồi họ thu hình phản ứng của anh ấy. Nhưng Ryland không biết mình đang có gì trong tay. Với những người khác, có thể cũng không có gì đáng nói. Nhưng vì Frank là nhân vật chính, nên phim này lại trở thành một viên ngọc quý.
Phim tài liệu ghi lại những gì xảy ra khi chúng ta đặt một mục tiêu và có một hệ thống hỗ trợ bởi những người không cho phép chúng ta thất bại. Frank quả thật đã giao phó bản thân và cuộc đời mình trong tay của ba chàng trai trẻ. Họ lập thời khóa biểu, huấn luyện, và bên cạnh Frank trong suốt 42 ngày. Frank không trốn tránh được chi cả. Thật vậy, họ đã dạy cho anh nhiều điều, kể cả sức mạnh của tình thương.
Cuối cùng sản phẩm của họ là một bộ phim về sự chuyển hóa của thân, tâm, linh.
Phim này không hề mang tính chất giả dối. Thức ăn và cảm xúc đều rất... sống thực. Hành trình của cả hai bên vừa nghiêm túc vừa khôi hài, vừa căng thẳng vừa cảm động, và thay đổi mọi người, kể cả khán giả.
Một giao kèo được ký vào ngày Lễ Tình Yêu Valentine. Cuộc hành trình bắt đầu. Ba anh chàng trở thành người cổ võ tinh thần cho Frank. Mỗi sáng Frank phải uống hết một ly cối nước ép cỏ lúa mì. Thức ăn toàn là thuần chay, tươi. Hàng ngày phải nói lời tích cực với chính mình.
Thời gian “42 ngày” phát nguồn từ quyển sách và trò chơi “Dòng Sông Phì Nhiêu” do Matthew và Terces Englehart, chủ nhân quán Café Gratitude sáng tạo, phản ảnh lối tu tập của họ về “sống đời phong phú.”
Dự án đầu tiên là dọn dẹp căn bếp của Frank bằng cách bỏ hầu hết mọi thứ trong tủ và tủ lạnh. Rồi những lần rửa ruột, đi khám bác sĩ chuyên chữa trị tổng thể, vượt qua khó khăn với gia đình, và nhiều nhiều nữa. Tuần cuối cùng được quay tại kỳ thiền bế quan và yoga của gia đình Englehart ở Hạ Uy Di. Đến ngày 42, Frank xuống còn 157 cân Anh [khoảng 71 kg].
Frank nói: “Tôi không mất cân. Tôi chỉ trả những gì không thuộc về tôi.” Cuộc đời Frank vĩnh viễn thay đổi. Anh không còn uống thuốc trầm cảm nữa. Anh đang viết sách. Anh vẫn không ưa nước ép cỏ lúa mì. Anh có tìm được tình yêu không? Điều đó, quý vị và các bạn phải xem phim.
http://mayibefrankferrante.com/?page_id=3
http://www.youtube.com/watch?v=Kqt9NVyt5aA&feature=related
http://www.vegsource.com/news/2010/11/may-i-be-frank---vegan-raw-film-review.html
Bếp Chay Thanh Nhẹ: Nấm Quế Chanh Khai Vị (Mushroom-Basil-Lime Appetizer)
Nấm Quế Chanh Khai Vị - Mushroom-Basil-Lime Appetizer (Ảnh: Bình Thường) |
Món này ngon và thực hiện rất nhanh, dưới 5 phút.
Nấm thái làm đôi (khoảng 20 nấm). Xào với 1 muỗng canh bơ thực vật hoặc dầu ô-liu cho đến khi hơi mềm (đừng mềm quá). Rau quế thái nhỏ, cho vào, khuấy đều. Tắt lửa. Nửa trái chanh vắt nước, cho vào nấm. Nêm muối và tiêu tùy theo khẩu vị. Dùng tăm để ăn món này.
Công thức này của Hồng Hương Junior, xin mời cả nhà xơi món khai vị thuần chay ạ!
Vegan MoFo IV Ngày 22: Mushroom-Basil-Lime Appetizer
The name kind of says it all.
Halve 2 handfuls of mushrooms. Sauté in high heat with 1 tablespoon of vegan butter or olive oil until medium soft. Add a handful of chopped basil. Stir. Turn off oven. Add jucie from half a lime. Add salt and ground black pepper to taste. In less than 5 minutes, you can have a great vegan appetizer! Eat with a cute toothpick.
Have a good week in vegan peace and love.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Nem nướng chay - Vegan broiled balls ( for recipe in English, please write: Info@VietNamAnChay.com ) Cuối tuần đãi món cuốn chay lạ miệng, ...
-
"A Rose for Your Pocket" is a song adaption from the lyrical classic of the Most Venerable Thích Nhất Hạnh. To read it in full, pl...
-
Trích quyển “Dưới Chân Thầy” Tác giả: Alcyone (Krishnamurti) Tủ Sách Thông Thiên Học Tựa Mấy lời nầy chẳng phải của tôi, ấy là lời ...
-
On March 24, 2011, Tuổi Trẻ (Youth) Online conducted an informative and lively electronically transmitted question-and-answer session for it...
-
Recipe & Photo: Kokotaru.com Porridge with straw mushroom and tofu - light, easy, and joyfully vegan! Cháo nấm đậu tươi Hướng dẫn: Ngọc ...
-
Lời Cầu Nguyện Trên Hoang Đảo (Sưu tầm) Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người giạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lầ...
-
A delicious vegan noodle soup with bok choy and shiitake mushrooms. Recipe by Japanese Doll. Please feel free to e-mail us for an English ve...
-
Đời Sống Dưới Đáy Biển Đại dương mỹ lệ trên hành tinh của chúng ta có nhiều nơi và nhiều sinh vật mà chúng ta chưa có dịp biết đến. Sau đây ...
-
Lu Hà chuyển thể thơ tám chữ “ Tiếng Chuông Lòng ” c ủa Hoa Mai và Thầy Trí Giải Hồi Chuông Đầu Xuân Xuân còn mất theo dòng lu...