John Robbins was born on October 26, 1947, the only son of the co-founder of the Baskins-Robbins ice cream empire, which he courageously declined due to the business' inherent cruelty toward animals. According to his web site, John's life "is dedicated to creating an environmentally sustainable, spiritually fulfilling and socially just human presence on this planet." (please scroll down for a clip of Mr. John Robbins' view on "What's wrong with eating animals")
Thank you, Mr. John Robbins. God bless you and your family.
(VNAC) - John Robbins, tác giả của nhiều quyển sách bán chạy hàng đầu, là một người thuần chay từ nhiều thập niên qua. Anh sinh ngày 26 tháng 10 năm 1947 và là con trai duy nhất của chủ hãng kem khổng lồ Baskin-Robbins. Tuy nghiễm nhiên được quyền thừa hưởng một gia tài đồ sộ và tương lai đầy danh vọng, nhưng anh đã khước từ, bởi anh thấu hiểu dấn thân vào kỹ nghệ kem lạnh có nghĩa là mang đau khổ đến cho biết bao bò sữa, một điều mà bản tính hiền lành của anh không thể chấp nhận được.
Jonh Robbins là sáng lập viên của tổ chức vô vị lợi nổi tiếng trên thế giới EarthSave. Trên trang mạng của anh, John Robbins cho biết anh xin cống hiến cuộc đời mình để "kiến tạo trên Địa Cầu này sự hiện hữu của loài người với các phẩm chất: bền vững cho môi trường, sung mãn về tâm linh, và công bằng trong xã hội."
Vì sao ăn thịt thú vật là sai (What's wrong with eating animals)
Việt dịch: VietNamAnChay.com
John Robbins: Ăn thịt thú vật là sai khi chúng ta không ý thức được một sinh mạng đã bị cướp đi, một sinh mạng đã từng sống trước khi có sự giết chóc đó, và cuộc sống đó đã ra sao. Lý do tôi đề cập đến vấn đề này và lý do tôi nghĩ rất quan trọng là vì xưởng chăn nuôi hiện đại đối xử với loài vật không có chút sự kính trọng nào, mà thật ra, lại khinh miệt những nhu cầu, bản năng, và sức khỏe của chúng trên mọi phương diện.
Mức độ tàn ác trong việc sản xuất thú vật ngày nay thật trầm trọng, quý vị không cần phải là người ăn chay, không cần phải là người tranh đấu cho thú quyền để nhận ra rằng việc này rất tệ hại, rất kinh hoàng, nếu quý vị thật sự thấy được nó đã đi xa đến đâu, ghê gớm đến dường nào, bởi vì thú vật có bắp thịt để đi tới đi lui, nhưng sự cử động của chúng bị hạn chế cực kỳ. Thú vật bị giới hạn, thường bị giam trong chuồng không lớn hơn thân thể của chúng là bao, không sao nhúc nhích được trong suốt cuộc đời của chúng. Điều này có lợi ích kinh tế đối với kỹ nghệ thịt vì một con thú không cử động được sẽ không thiêu đốt năng lượng và do đó tất cả thức ăn nuôi thú sẽ biến thành mỡ, sau đó họ đem bán cho dân chúng, những người không hoài nghi và không biết chuyện.
Sai, khi chúng ta ăn thịt mà không hiểu biết hoặc nhận ra rằng một con thú không những đã cho đi mạng sống của mình, mà lại còn chịu đựng những khổ đau và thiếu thốn không sao tin nổi, chỉ để cho chúng ta có món ăn ngon béo mỡ mà chúng ta không cần, đầy ứ chất đạm mà chúng ta không cần bởi vì chúng ta có thể có chất đạm từ nguồn khác.
Tôi nghĩ, ngày mà chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi thức ăn của mình đến từ đâu, ảnh hưởng đến ai, liên quan đến mạng sống nào, ai bị đàn áp, hoặc ai bị hãm hại, hoặc ai được hỗ trợ, các yếu tố kinh tế là gì và tiêu chuẩn đạo đức là chi – đó là ngày chúng ta bắt đầu thật sự nhận lãnh trách nhiệm cho thực phẩm mình đang ăn và cuộc đời mà chúng ta đang sống.
(English transcription: VegAn Duy / VNAC)
John Robbins: What's wrong with eating animals is when we're not aware of the fact that a life was taken and a life was lived that led to that taking, and what kind of life was it. And the reason I bring that up and the reason I think that is very important is that modern factory farming treats animals without any level of respect - in fact, with contempt, for their needs, for their instinct, for their well-being on every level. And the degree of cruelty that's involved in modern reproduction is so severe, you don't have to be a vegetarian, you don't have to be an animal right activist to find it deplorable, to find it appalling, if you actually see what it is, how far it's gone, how grotesque, because animals have muscles that enable them to move about, but their movement is so restricted, they are so confined, they’re often kept in cages barely larger than their own bodies, unable to move at all for the duration of their lives. Now that makes economic sense to the industry because an animal that is unable to move is unable to burn calories and therefore the feed that goes into the animal is all converted into fat which is then sold to the unsuspecting and unaware public.
What's wrong is that when we eat that without any understanding or any recognition that an animal not only gave its life but endured almost unbelievable suffering and deprivation, so that we could have that tasty morsel that’s full of fat that we don't need, that's full of protein that we don't need because we can get our protein elsewhere.
And I think that the day that we start to ask where our food comes from and ask who's being affected and whose lives are involved and who's being oppressed or who has being harmed or who's being supported and what are the economics and what are the ethics - that's the day that we start to take responsibility genuinely for the food we are eating and the lives we are living.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét