http://blip.tv/phapamtinhdo/phật-học-thường-thức-2-4190837
http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-PhatHocThuongThuc2758.WMV
http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-PhatHocThuongThuc2546.mp3
V. Sự truyền bá của đạo Phật:
Sau khi Phật Thích-ca nhập diệt:
-Thời kỳ thứ nhất: ngài Ca-diếp và A-nan (Khánh-hỷ) hoằng truyền Phật pháp ở Ấn Độ. (La-hán, Thanh-văn)
-Thời kỳ thứ hai: do các vị Bồ-tát Long Thọ, Mã Minh và Vô Trước lãnh đạo.
-Thời kỳ thứ ba: do các vị Tổ sư Long, Trí, Thiện Vô Úy và Liên Hoa Sanh đảm nhiệm.
Sự truyền bá đi theo hai hướng:
-Bắc: Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Đại thừa, gồm Tây Tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Việt Nam v.v...
-Nam: Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu thừa, gồm Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia v.v...
VI. Đặc tính tiêu biểu của đạo Phật
-Nhân bản: lấy con người làm gốc.
-Tự giác, tự lực: tự mình nhận thức rõ ràng rồi ra sức tu hành, (ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc).
Kinh Pháp Cú:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi.
Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm
Thanh tịnh hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác
Thanh tịnh hay ô nhiễm được hết".
-Từ bi, bình đẳng:
. Tình thương rộng lớn, chỉ cho mình phương pháp khi mình đạt được sự an lạc vĩnh viễn
không còn đau khổ.
. Tất cả chúng sanh đều có cái biết như nhau.
-Thực tiển: gần gũi, thiết thực:
"Phật pháp thiết thực, hiện tại đến để mà thấy không có trải qua thời gian", thực hành đi sẽ thấy được, dụng công ngay đây, hiện giờ
-Viên dung vô ngại: "Vạn pháp nương nhau, làm nên cuộc đời"; "Một tâm muôn hạnh, muôn hạnh một tâm". Tròn đầy, bao dung không ngăn ngại, chẳng những các tông thiền, tịnh, mật, mà vạn pháp nương nhau làm nên cuộc đời. Xóa bỏ quan niệm tông này hay tông kia thấp. Tâm thanh tịnh là cốt lõi, từ tâm đó mà làm được rất nhiều việc lại rất hoan hỷ. Nếu không thanh tịnh làm nhiều dễ quạu.
VII. Mục đích và lợi ích của đạo Phật
-Điều phục ba nghiệp:
.Thân: hành động
.Miệng:
.Ý:
Ngẩu Ích: 1 ý nghĩ không lợi mình không lợi người không nghĩ, 1 lời nói không lợi mình không lợi người không nói, 1 hành động không lợi mình không lợi ngườì không làm.
-Thanh tịnh an vui: dừng những cái đáng dừng, ngăn lại những cái đáng ngăn. Từ sự thanh tịnh của tâm phát sanh ra niềm an vui.
-Chấm dứt khổ đau, đạt tới giác ngộ giải thoát: tánh biết sẵn có được phát huy toàn vẹn. Chẳng những an lạc thanh tịnh cho mình mà còn lan tỏa đến mọi người như Bồ Tát Quán Thế Âm...
-Lợi ích: lòng từ bi làm xã hội thương yêu nhau hơn. Cư sĩ học được lòng từ bi thì gia đình an vui...
Trí huệ: giúp phân biệt được thật giả, chánh tà cho nên ta không lầm đường lạc lối. Cuộc đời có định hướng rất rõ, vững chắc. Mình sống có giá trị, ý nghĩa.
Bình đẳng: mọi người đều có khả năng giác ngộ, nên mình đều tôn trọng quý kính với những người trên, kẻ dưới, thậm chí đến những người tội lỗi.
C. Kết luận:
-Người Phật tử phải học theo hạnh của đức Phật, tìm hiểu giáo Pháp của Ngài và thực hành theo lời dạy của Ngài. Có vậy chúng ta mới đạt được những lợi ích nói trên.
-Không chỉ bản thân mình lợi ích mà còn giúp đỡ hướng dẫn chúng sanh đồng đạt được an vui mỹ mãn trong ánh sáng vô tận của mặt trời trí tuệ và biển cả từ bi đồng thể vô biên!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét