Năm mới chúc quý vị đọc bài pháp khai bút an lạc vui vẻ nhé!!!
Nhìn những bức hình này, chắc chắn các em có một câu chuyện bi thương, không ai biết được, quý vị nhìn tấm hình tự suy nghĩ chính mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong cuộc sống?
-Vì sao những em bé này lại rơi vào hoàn cảnh đặc biệt này:
“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ
Một đời vô Đạo vạn đời sầu”
Không tu để mất thân rồi
Trầm luân sinh tử, ngàn đời bi ai
Quay về, nương tựa Như Lai
Thoát ra cõi mộng, đêm dài khổ đau (Trí Giải)
Nguyên nhân của sự giàu và nghèo
Bởi vì: Từ khi một em bé sinh lọt lòng mẹ ra đời làm được thân người là chính đã sắp đặt sẵn một thân người do nghiệp lực từ cái nhân kiếp trước quyết định sinh ra cái thân như thế nào, sinh vào nhà giàu hay nghèo do phụ thuộc vào cái nghiệp nhân đã tạo. Sinh ra đời làm được thân người đã khó, giữ được thân người lại càng khó hơn,
Kiếp trước không biết tu hành gieo nhân bố thí, cúng dường. Người giàu sang mang tâm keo kiệt, sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân mình, không nghĩ đến sự đau khổ của những người xung quanh. Cho nên nhân quả báo ứng để cho những người có tâm ích kỷ keo kiệt sinh ra đời thọ quả của sự đói khát như vậy. Sống lang thang không nơi nương tựa, một nắng hai sương, để cảm nhận sự đau khổ ấy
Những hạng phàm nhân sanh ra trong đời này vốn có đầy đủ 12 bất thiện tâm: 8 tham tâm + 2 sân tâm + 2 si tâm; 108 loại tham ái; 1.500 loại phiền não; họ không có duyên lành gặp được bậc Thiện trí, không được lắng nghe, học hỏi chánh pháp của bậc Thiện trí, nên không hiểu biết thế nào là thiện pháp, ác pháp, phước, tội, chánh, tà, v.v... nên không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Những hạng phàm nhân nào vốn có tâm si mê cố hữu, thêm vào tâm keo kiệt bỏn xẻn trong của cải, trong sự hiểu biết của mình; nên không muốn đem ban bố cho người khác, chúng sinh khác. Ðó là nguyên nhân không bố thí được mắc quả báo như vậy
Bởi do tâm bị si mê?
Phải chịu đau khổ, ê chề cái thân
Luân hồi, nghiệp báo xoay vần
trả nhân tạo ác, tinh thần đảo điên
Tái sinh chịu khổ muộn phiền
Thân hình ma quỷ, khùng điên kiếp người (Trí Giải)
Người tham thường nghĩ rằng: "Cho hết, lấy gì để dùng!". Bậc trí thường dạy rằng: "Dùng hết, lấy gì để bố thí!", mà không làm phước bố thí, thì do đâu sanh được nhiều của cải. Cũng như, có bao nhiêu hạt giống ăn hết, thì mong gì sanh được nhiều quả khác!
Đức Phật day rằng:
“Sở dĩ ta sống trong cảnh nghèo khổ, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, chịu cảnh thiếu thốn kiếp hiện tại này, là vì kiếp trước ta ít tạo phước bố thí. Nay kiếp hiện tại này, nếu ta không hoan hỉ tạo phước bố thí, thì kiếp sau ắt phải chịu khổ hơn kiếp này nữa”
Bệnh tật, đói khát suốt đời
Sát sanh hại vật, mạng thời yểu vong
Dù cho trộm cắp một đồng
Cũng phải trả báo trong vòng tử sinh
Tà dâm phá hại nhân tình
Tái sinh làm kiếp súc sinh cõi đời
Vọng ngôn mục đích hại người
Kiếp sau phải chịu cuộc đời điếc, câm
Uống rượu nguồn gốc lỗi lầm
Men vào quẩn trí, cái tâm điên cuồng (Trí Giải)
Phương pháp tu chuyển đổi số phận, vận mệnh của kiếp nghèo
Vì thế, nếu ai sinh ra cuộc đời bất hạnh, nghèo khổ, bệnh tật, đói khát thì chúng ta hãy theo những tấm gương của người xưa thay đổi số phận, vận mệnh của mình bằng cách quay về bản tâm của mình thức tỉnh tu hành, chỉ có Pháp Phật như là linh dược cứu bệnh nan y. Phương pháp bố thí, cúng dường để chúng ta chuyển đổi số mạng, vận mệnh kiếp nghèo của mình:
Quay về, nương tựa Như Lai
Thoát ra cõi mộng, đêm dài khổ đau
Pháp Phật linh dược nhiệm mầu
Cứu chúng sinh khỏi, ưu sầu thế gian
Pháp môn tám vạn bốn ngàn
Giải thông chơn lý thoát đàng tử sinh (Trí Giải)
-Nhiều người cho rằng sinh ra đói khổ, xin ăn thì làm gì có tiền để bố thí, để cúng dường tạo phước, tư tưởng ấy của những người không muôn thay đổi số phận của mình. Có nhiều Phật tử than nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, của cải vật chất không có, lấy gì để bố thí?
Quí vị nghiệm lại xem, trong đời này có ai nghèo đến nỗi không dư vài ba hột cơm để bố thí cho kiến ăn, hoặc không dư một mảnh vải để băng bó vết thương cho người bị nạn! Chắc chắn ai cũng có những món tối thiểu này. Hoặc không có một xu để giúp người trong lúc hoạn nạn?
Tu không phải đợi có tiền nhiều bố thí cúng chùa mới là làm phước, chúng ta biết thương người, nghĩ đến người, tùy theo khả năng, phương tiện sẵn có của mình mà giúp đỡ người. Chẳng hạn nhường chỗ ngồi cho người già yếu khi xe chật, phụ giúp người đi đường gánh bưng quá nặng….
Mục đích bố thí là chuyển đổi tâm niệm keo kiệt bỏn sẻn thành tâm bố thí lợi tha, chúng ta chuyển đổi hành động xấu ác thành lương thiện làm lợi ích cho người vật.
Người nghèo mà sống như thế thì đâu có kết duyên ác gây oán hận với ai. Ngược lại, chúng ta cứ khư khư ôm ấp tâm niệm xấu xa oán hờn, tranh chấp hơn thua đã khổ lại chồng chất thêm khổ.
Thế nên người Phật tử nghèo hiểu rõ lý nhân quả, phải khéo tu để chuyển đổi hoàn cảnh nghèo nàn đau khổ của mình, trở thành an vui sung sướng trong hiện tại và mai sau.
-Nếu những ai rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt và nghèo nàn đói khát thì hãy học hỏi theo gương xưa đã chứng minh ghi rõ trong Kinh sách, những lời Phật dạy không bao giờ hư ngụy.
Kinh A-xà-thế vương thụ quyết có ghi lại câu chuyện về vua A-xà-thế mời Phật vào cúng cơm chay. Vua cho đốt đèn dầu từ cung vua tới Tịnh Xá Kỳ Hòa nơi Phật ngự.
Trong khi đó có một bà già nghèo khổ ăn xin nhưng thành tâm cúng Phật dốc hết tiền ra chỉ mua được đúng một đĩa đèn. Bà đem vào Tịnh Xá cúng và nguyện rằng:
“Nếu đời sau con được thành đạo như Phật thì xin ngọn đèn này sáng tỏ suốt đêm không tắt”.
Sáng hôm sau khi Tôn giả Mục Kiều Liên lên tắt đèn thì thấy tất cả đèn của vua đã tắt, chỉ riêng đèn của bà lão là vẫn còn sáng và không sao tắt được. Nhân chuyện này Phật dạy rằng:
“Bà già này các kiếp trước đã cúng lễ dâng bái Phật nhiều nhưng không tu hành bố thí nên mới bị nghèo. Sau này bà sẽ thành Phật hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai”.
Vua nghe thấy thắc mắc tại sao mình cúng bao nhiêu là đèn mà lại không thành chính quả, trong khi bà già cúng duy nhất một ngọn đèn lại được? Ông Kì bà tâu lại rằng:
“Lòng vua không chuyên nhất như bà già kia, vua của nhiều mà lòng ít còn bà già của ít mà lòng nhiều”.
Từ đó, ai đi lễ bái Phật cũng khấn là “Con của ít lòng nhiều” để biểu đạt lòng thành tâm của mình.
Gương thứ hai Bà lão bán nghèo, một hôm Ngài Ca Diếp vào thành Vương Xá khất thực Tôn giả thấy một bà lão ăn mày đau ốm nằm rên rỉ bên vệ đường, Tôn giả đến gần và ân cần thăm hỏi:Này bà lão! tại sao trong lúc đau ốm bà lại nằm giữa đất và chỉ lấy lá che thân? Nơi đất hơi gió mưa sẽ làm cho bệnh của bà nặng thêm, bà không có nhà cửa con cháu gì cả sao?-
-Nếu đã có các thứ như Ngài vừa hỏi thì tôi đâu có nằm rên rỉ ở đây. Ngài có gì cho tôi không? Sao tôi thấy Ngài cũng có vẻ nghèo và mang bát đi xin ăn, tôi chẳng có gì cho Ngài cả. Thế Ngài có phép gì giúp tôi hết bệnh và hết nghèo đói chăng?
-Tôi là một Tỳ kheo đang theo học đạo lý với Phật Thích Ca và đang tu khổ hạnh nên cũng đi xin như bà, nhưng lại đi bán giàu mua nghèo, bà hãy bán nghèo cho tôi để tạo nhiều phước báu giàu sang phú quý.
-Nghèo thì lấy gì để bán? đã ba ngày qua tôi không có chút gì để bỏ vào bụng, sáng sớm hôm nay có người đi đổ nước cơm, tôi hứng được một tý đỉnh, nhưng nước đã có mùi chưa dám uống sợ tháo dạ.
- Thế bà đem nước đó bố thí cho tôi chút đỉnh, gọi là gieo trồng phước đức, hy vọng tương lai gặp may mắn, trở nên giàu có.
Nghe Tôn giả giảng giải, tâm bà đầy hỷ lạc quên cả sự ô uế của thân mình, bà đem mẻ nước cơm dâng cúng cho Tôn giả. Ngài hoan hỷ tiếp nhận, và uống gần cạn mẻ nước cơm. Thấy thế bà lão vô cùng vui mừng, Tôn giả ngỏ lời chúc phúc cho bà rồi lên đường hành hóa.
Vì vậy những ai sinh ra đời nghèo khổ đói khát nên bán cái nghèo của mình, hãy mở rộng cái tâm vị tha..cho dù một xu thì cũng nên học hạnh bố thí cúng dường để tạo cái nhân thiện kiếp sau sẽ thay đổi số phận, vận mệnh kiếp nghèo. Đừng bao giờ nghĩ tôi không có của, bố thí một xu hay hai xua kết quả không thành, nghĩ vậy là sai tinh thần bố thí ba la mật, khi tâm thành, thì kết quả sẽ thành….người làm nông gieo chỉ có một hạt thóc sinh ra một cây lúa biết bao nhiêu hạt thóc.
-Theo tư tưởng đó có một em bé nghèo khổ, tật nguyền xin ăn, khi biết có một tổ chức từ thiện quyên góp để giúp đỡ nạn nhân thiên tai. Từ trong tâm thức, bồ đề tâm đã đánh thức tấm lòng lương thiện của em bé, cho nên em bé tự động bỏ 1 xu vào thùng quyên góp tiền từ thiện để cứu trợ nạn nhân bị thiên tai
Ảnh minh họa
Như vậy nói theo nhân quả, một người khi phát khởi Tâm Bồ đề nghĩ sự đau khổ của tha nhân, tâm không mong cầu một điều gì, thì phước báu chắc chắn vô lượng, như trong một căn phòng tối, chỉ cần một ngọn đèn có thể soi sáng cả căn phòng và thấy tất cả sự vật. Như vậy khi phát khởi hạt giống bồ đề tâm thì sẽ tiêu trừ nghiệp chướng của đời quá khứ…kiếp sau sẽ tái sinh làm người giàu sang phú quý.
Em bé bố thí ở đây có nghĩa là đáp ứng lại vô điều kiện và không lưỡng lự đối với sự cầu xin của bất cứ ai, trên mình hay dưới mình, khổ hơn mình hay sướng hơn mình, cho đến bất kể là loài hữu tình nào đi nữa….
Vì thế Ðức Phật dạy đại chúng:
“Bố thí là một đức tính tốt, phạm vi của nó rất rộng: lấy tiền của giúp đỡ kẻ khác đó là bố thí, đem đạo lý Phật Ðà hướng dẫn mọi người làm thiện ấy là bố thí, hướng dẫn người khác đạt được sự bình an cũng chính là bố thí. Người bố thí có rất nhiều phước báo vì chính họ đã đem đến niềm an vui, sự sung túc cho những kẻ đang thiếu thốn. Tất nhiên, họ cũng hưởng được sự giàu sang và hạnh phúc”.
Bố thí có nghĩa là đem tiền tài vật chất, tinh thần và trí tuệ để giúp đỡ cho người khác. Điều đáng chú ý là, Bố thí phải được xuất phát từ tâm bình đẳng, lòng trắc ẩn và sự chân thành. Như thế, mới thực sự gọi là thực hành việc Bố thí.
Đại Trí Độ Luận chép:
“Khi chúng ta dùng tâm thanh tịnh để thực hành Bố thí, thì không cần cầu danh lợi và phúc báo v.v…Ngược lại, nếu chúng ta đem tâm bất tịnh mà thực hành Bố thí, thì gọi đó là vọng tâm cầu phúc báo, cầu danh lợi”
Tuy nhiên, tùy hỷ hỗ trợ kẻ bố thí phải có trí tuệ, vì giúp đỡ cho người bố thí vì danh lợi cá nhân, lấy lòng quần chúng để thực hiện ý đồ tăm tối nào đó, thì không những không có phước mà còn gây họa là đằng khác.
Bố thí được chia làm hai: Tài thí và Pháp thí
Tài thí: chính là việc giúp đỡ, hoặc ủng hộ người khác bằng vật chất, đặc biệt là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn về tiền tài vật chất. Tuy nhiên, để phân biệt được người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, hoặc đang cần sự giúp đỡ…
Còn pháp thí: là đem những đạo lý, hay chân lý để thuyết giảng cho người khác nghe, khiến cho họ không đi lầm đường, không gây tội lỗi, hoặc thân tâm được an lạc v.v…Trong Đại Trí Độ Luận chép:
“Đem những lời pháp vi diệu (chân lý) của đức Phật để diễn thuyết cho người khác nghe, đó gọi là thực hành Pháp thí”
Đức Phật đã nói: 'Trong hai loại Bố thí này, thì Pháp thí là trên' (Anguttara I). Vì sao? Vì nhiều lý do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cõi Dục giới (Kàmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cõi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cõi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, còn sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí còn thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đòi hỏi nhhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimarga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, trong thời đại không có một đức Phật ra đời ta thực hiện Pháp thí được để làm lợi lạc quần sanh giữ gìn Chánh Pháp điều đó đáng quý. Vì thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lý do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cõi Dục giới (Kàmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cõi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cõi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, còn sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí còn thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đòi hỏi nhhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimarga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, trong thời đại không có một đức Phật ra đời ta thực hiện Pháp thí được để làm lợi lạc quần sanh giữ gìn Chánh Pháp điều đó đáng quý. Vì thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lý do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
Qua những điều phân tích trên chúng ta thấy muốn đổi số phận của kiếp nghèo, thì hãy mở tấm lòng mình ra như ông bà xưa từng nói: “của ít lòng nhiều” đừng đợi lúc giàu sang thực hiện bố thí cúng dường….rủi vô thường đến với chúng ta thì tâm nguyện tu bố thí cúng dường không được thì lỡ một lời hẹn.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chỉ cần có đủ khẳ năng về tiền bạc vật chất cộng với tấm lòng tương thân tương ái là chúng ta đã có thể thực hiện được việc giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn hoạn nạn - Tài thí.
Tuy nhiên, đây chỉ là đối với những người có lòng nhân ái, vị tha và biết thương người như thể thương thân mà thôi. Còn đối với những kẻ trọng phú khinh bần, một cắc cũng không chịu bỏ ra thì đây quả là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ. Chắc chắn kiếp sau họ sẽ trở thành kẻ bần cùng khốn khổ, còn những người mặc dù kiếp này nghèo thật nghèo nhưng họ phát khởi tâm bồ đề để bố thí giúp người với một cái tâm không cầu danh lợi thì kiếp sau họ sẽ trở thành người giàu có, vì thế trong Phật giáo có rất nhiều chuyện người nghèo để bán nghèo. Nếu chúng ta tin Phật thì hãy hành theo lời Phật dạy để chuyển đổi số phận và vận mệnh của mình.
Tuy nhiên, đây chỉ là đối với những người có lòng nhân ái, vị tha và biết thương người như thể thương thân mà thôi. Còn đối với những kẻ trọng phú khinh bần, một cắc cũng không chịu bỏ ra thì đây quả là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ. Chắc chắn kiếp sau họ sẽ trở thành kẻ bần cùng khốn khổ, còn những người mặc dù kiếp này nghèo thật nghèo nhưng họ phát khởi tâm bồ đề để bố thí giúp người với một cái tâm không cầu danh lợi thì kiếp sau họ sẽ trở thành người giàu có, vì thế trong Phật giáo có rất nhiều chuyện người nghèo để bán nghèo. Nếu chúng ta tin Phật thì hãy hành theo lời Phật dạy để chuyển đổi số phận và vận mệnh của mình.
Trí Giải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét