Món này lạ đây, DS hỏi thì được biết là sausage chay mua trong tiệm Mỹ, đem về nướng lại, xong xào nấm với muối đường tiêu (nấm ra nước thì chắt bỏ), xào cho khô, xong trộn sausage vào. Chắc có lẽ kho có nước cũng ngon.
Bắp cải xào
Một nồi nước lèo cho bún Huế
Tô bún Huế, DS thấy có măng, tàu hủ, tàu hủ ky, thịt bò chay, cà rốt
Chè hai loại luôn. Chè đậu lima có bột báng do một Sư huynh nấu, ai cũng khen. Chè kia cũng ngon, nhưng do một Sư tỷ nấu thành ra thấy thường, nên hổng ai khen, chứ cả hai đều ngon :)
Hôm nay Ni Sư giảng tiếp kinh Kim Cang.
17. Tột cùng không ngã (tiếp theo)
1. Làm sao hàng phục tâm?
Khi niệm khởi lên thì đưa nó vào chỗ vô sanh. Mỗi một niệm là một chúng sanh, nói mình độ chúng sanh là độ những vọng niệm này đây.
Khi hàng phục được tâm rồi thì tự nhiên an trụ được tâm.
2. Vì sao không có pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Pháp là phương tiện, là bè qua sông. Qua sông rồi Phật pháp còn phải bỏ, huống gì là phi pháp.
Ý kiến của mình là phi pháp vì nó đúng chỉ 1 thời và tùy theo hoàn cảnh và trình độ của mỗi người.
.Trong cuộc sống gia đình, mình có quyền đưa ra ý kiến cho con cháu mình, nó nghe hay không là quyền của nó, mình không nên ép nó nghe theo.
.Trong 1 tập thể, nếu ý kiến của mình không được chấp thuận thì thôi, không nên tranh cãi, đi đến bất hòa.
3. Tại sao nói Như Lai là nghĩa như của các pháp?
Các pháp nó là như thế, do nhân duyên mà sanh ra. Nó vốn nó là như vậy, vốn tịnh, tại tâm mình phân biệt là xấu tốt đúng sai nên mình bị động.
3. Tại sao Như Lai nói tất cả các pháp đều là Phật pháp?
Đâu đâu cũng là bài học cho chúng ta.
.Nhìn thấy lá rơi biết là vô thường.
.Người chửi ta, mình áp dụng Phật pháp quán người là Bồ tát nghịch hạnh. Chửi tui thì nghiệp tui giảm. Còn nếu mình chửi lại thì mình đâu có khác gì người.
.Bị ăn cắp tiền thì cám ơn người lấy vì đã tạo cho tui học được tâm xả bỏ, giúp tui quán được tiền của thuộc năm nhà (nước, lửa, trộm, con cái phá, thuộc về chánh quyền).
.Người thân mất thì thấy được vô thường. Biết vô thường thì còn giờ phút nào thì tu giờ phút ấy, giúp mình tiến tu.
Người tu cảnh đến vẫn động, nhưng giác ngộ liền, đây là người tu tiến. Còn cứ buồn triền miên phiền não hoài là người chưa biết tu.
Mình tự biết mình là Thánh, phàm phu hay đang tiến tu.
Mình thấy người làm sai, mình phê bình, coi chừng đến phiên mình, khi cảnh đến, mình sẽ bị làm sai giống như người.
Người ta chửi mình mà mình làm thinh là mình cũng khiến cho người chửi hối hận, khiến cho người trở thành người tốt người hiền, vậy là lợi cả hai bên, lợi mình lợi người.
Phật pháp là những gì lợi cho mình và lợi cho người.
Nhờ Phật chỉ ra mình mới biết tất cả các pháp đều là Phật pháp. Chứ mình cứ tưởng những gì Phật nói sẵn cho mình nghe mới là Phật pháp. Giờ đây mình chịu khó quán chiếu thì biết được tất cả các pháp đều là Phật pháp. Nếu quán chiếu được như vậy là ta đã áp dụng được trí tuệ bát nhã, tiến tu rất cao siêu.
.Khi người ta nói lời khó nghe thì mình có nên dùng lời khó nghe đó đối với ai không?
.Nếu nặng nề về sắc dục, khi thấy người đẹp thì quán bất tịnh.
.Nếu nặng nề về của cải, khi thấy tiền bạc để trước mắt thì quán của cải thuộc năm nhà.
Như Pháp như nghĩa: các pháp đều là như như. Có quán chiếu thì cái gì cũng không chướng ngại, còn không quán chiếu thì mới chướng.
Muốn thành Thánh thì phải xả. Còn ôm ấp phiền não trong lòng lâu hay mau là do công phu tu tập cạn hay sâu.
Tất cả các pháp đều là Phật pháp, tất cả các pháp đều như huyễn (do duyên hợp hư vọng).
Mình thấy mình là Bồ tát là còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Đời nay có người tự xưng là Phật là Bồ tát vậy có thật không? Phật và Bồ tát thật thì khi thị tịch mới biết. Còn tự xưng chỉ là giả danh. Nhiều khi Bồ tát ở bên mình mà mình cũng không biết người ta đang thử mình. Khi phát nguyện lớn thì sẽ có người thử xin những cái mà mình không cho được như xin vợ con... Nếu bị thử thách đừng nói người ta là ma là quỷ.
Tóm lại, người tu là người tuyên chiến với ma quân phiền não. Nếu mình thấy ai cũng là Bồ tát hết thì đâu còn ghét ai, ai cũng đáng quý mến, mình tập được tâm bình đẳng. Nếu được vậy thì cõi này là Cực lạc, sở dĩ mình thấy là Ta bà vì mình là phàm phu.
Trang nghiêm Tịnh độ là hằng ngày niệm Phật, làm mọi việc lành, nhưng không nghĩ là mình làm để trang nghiêm, vì như vậy là còn chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Trang nghiêm mà không trang nghiêm ấy mới gọi là trang nghiêm. Người tu là người làm tất cả nghiệp lành mà không chấp là mình làm gì hết.
Chúc các bạn học được hạnh buông xả.
Nam mô A Di Đà Phật.
Bắp cải xào
Một nồi nước lèo cho bún Huế
Tô bún Huế, DS thấy có măng, tàu hủ, tàu hủ ky, thịt bò chay, cà rốt
Chè hai loại luôn. Chè đậu lima có bột báng do một Sư huynh nấu, ai cũng khen. Chè kia cũng ngon, nhưng do một Sư tỷ nấu thành ra thấy thường, nên hổng ai khen, chứ cả hai đều ngon :)
Hôm nay Ni Sư giảng tiếp kinh Kim Cang.
17. Tột cùng không ngã (tiếp theo)
1. Làm sao hàng phục tâm?
Khi niệm khởi lên thì đưa nó vào chỗ vô sanh. Mỗi một niệm là một chúng sanh, nói mình độ chúng sanh là độ những vọng niệm này đây.
Khi hàng phục được tâm rồi thì tự nhiên an trụ được tâm.
2. Vì sao không có pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Pháp là phương tiện, là bè qua sông. Qua sông rồi Phật pháp còn phải bỏ, huống gì là phi pháp.
Ý kiến của mình là phi pháp vì nó đúng chỉ 1 thời và tùy theo hoàn cảnh và trình độ của mỗi người.
.Trong cuộc sống gia đình, mình có quyền đưa ra ý kiến cho con cháu mình, nó nghe hay không là quyền của nó, mình không nên ép nó nghe theo.
.Trong 1 tập thể, nếu ý kiến của mình không được chấp thuận thì thôi, không nên tranh cãi, đi đến bất hòa.
3. Tại sao nói Như Lai là nghĩa như của các pháp?
Các pháp nó là như thế, do nhân duyên mà sanh ra. Nó vốn nó là như vậy, vốn tịnh, tại tâm mình phân biệt là xấu tốt đúng sai nên mình bị động.
3. Tại sao Như Lai nói tất cả các pháp đều là Phật pháp?
Đâu đâu cũng là bài học cho chúng ta.
.Nhìn thấy lá rơi biết là vô thường.
.Người chửi ta, mình áp dụng Phật pháp quán người là Bồ tát nghịch hạnh. Chửi tui thì nghiệp tui giảm. Còn nếu mình chửi lại thì mình đâu có khác gì người.
.Bị ăn cắp tiền thì cám ơn người lấy vì đã tạo cho tui học được tâm xả bỏ, giúp tui quán được tiền của thuộc năm nhà (nước, lửa, trộm, con cái phá, thuộc về chánh quyền).
.Người thân mất thì thấy được vô thường. Biết vô thường thì còn giờ phút nào thì tu giờ phút ấy, giúp mình tiến tu.
Người tu cảnh đến vẫn động, nhưng giác ngộ liền, đây là người tu tiến. Còn cứ buồn triền miên phiền não hoài là người chưa biết tu.
Mình tự biết mình là Thánh, phàm phu hay đang tiến tu.
Mình thấy người làm sai, mình phê bình, coi chừng đến phiên mình, khi cảnh đến, mình sẽ bị làm sai giống như người.
Người ta chửi mình mà mình làm thinh là mình cũng khiến cho người chửi hối hận, khiến cho người trở thành người tốt người hiền, vậy là lợi cả hai bên, lợi mình lợi người.
Phật pháp là những gì lợi cho mình và lợi cho người.
Nhờ Phật chỉ ra mình mới biết tất cả các pháp đều là Phật pháp. Chứ mình cứ tưởng những gì Phật nói sẵn cho mình nghe mới là Phật pháp. Giờ đây mình chịu khó quán chiếu thì biết được tất cả các pháp đều là Phật pháp. Nếu quán chiếu được như vậy là ta đã áp dụng được trí tuệ bát nhã, tiến tu rất cao siêu.
.Khi người ta nói lời khó nghe thì mình có nên dùng lời khó nghe đó đối với ai không?
.Nếu nặng nề về sắc dục, khi thấy người đẹp thì quán bất tịnh.
.Nếu nặng nề về của cải, khi thấy tiền bạc để trước mắt thì quán của cải thuộc năm nhà.
Như Pháp như nghĩa: các pháp đều là như như. Có quán chiếu thì cái gì cũng không chướng ngại, còn không quán chiếu thì mới chướng.
Muốn thành Thánh thì phải xả. Còn ôm ấp phiền não trong lòng lâu hay mau là do công phu tu tập cạn hay sâu.
Tất cả các pháp đều là Phật pháp, tất cả các pháp đều như huyễn (do duyên hợp hư vọng).
Mình thấy mình là Bồ tát là còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Đời nay có người tự xưng là Phật là Bồ tát vậy có thật không? Phật và Bồ tát thật thì khi thị tịch mới biết. Còn tự xưng chỉ là giả danh. Nhiều khi Bồ tát ở bên mình mà mình cũng không biết người ta đang thử mình. Khi phát nguyện lớn thì sẽ có người thử xin những cái mà mình không cho được như xin vợ con... Nếu bị thử thách đừng nói người ta là ma là quỷ.
Tóm lại, người tu là người tuyên chiến với ma quân phiền não. Nếu mình thấy ai cũng là Bồ tát hết thì đâu còn ghét ai, ai cũng đáng quý mến, mình tập được tâm bình đẳng. Nếu được vậy thì cõi này là Cực lạc, sở dĩ mình thấy là Ta bà vì mình là phàm phu.
Trang nghiêm Tịnh độ là hằng ngày niệm Phật, làm mọi việc lành, nhưng không nghĩ là mình làm để trang nghiêm, vì như vậy là còn chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Trang nghiêm mà không trang nghiêm ấy mới gọi là trang nghiêm. Người tu là người làm tất cả nghiệp lành mà không chấp là mình làm gì hết.
Chúc các bạn học được hạnh buông xả.
Nam mô A Di Đà Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét