Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Giới Trẻ Ăn Chay: Đà Nẵng - Hơn 70 thanh niên tham gia Chiến dịch Ăn chay vì môi trường

More than 70 youths participated in the "Go Vegetarian for the Environment" Campaign in Đà Nẵng, Việt Nam at Pháp Lâm Temple. We're so very proud of you, and thank you kindly.

Đà Nẵng: Hơn 70 thanh niên tham gia Chiến dịch Ăn chay vì môi trường

Nguồn: Quốc Vũ / VegVietnam.Vicongdong.vn

Thứ 7, 19-3-2011, tại chùa Pháp Lâm, 574 Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng, chiến dịch ăn chay vì môi trường đã được các bạn trẻ của Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia của hơn 70 bạn đến từ các CLB Go Green, Asenal's Fan CLub, Đà Nẵng Xanh, WDN, Stupid Team, Green.

Và nhiều anh chị công nhân viên chức thích ăn chay, quan tâm đến vấn đề môi trường.. Có cả cô Annie, một người nước ngoài đang hoạt động môi trường tại Đà Nẵng.




http://vegvietnam.vicongdong.vn/39592782/Da-Nang--hon-70-thanh-nien-tham-gia-Chien-dich-An-chay-vi-moi-truong

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Chả chay kiểu Nhật - Japanese vegan steamed rolls (Nguyễn Trường Giang)


Chả chay kiểu Nhật - Japanese vegan steamed rolls (for English recipe, please write: Info@VietNamAnChay.com)

Hướng dẫn: Đầu bếp Nguyễn Trường Giang / Món ngon


Nguyên liệu:

Củ cải Nhật - Japanese radish
  • 50 gram đậu hủ non (1/2 chén)
  • 20 gram nấm rơm (1/4 chén)
  • 1 lá rong biển Nori
  • 1 củ khoai môn
  • 50 gram đậu đũa (1/2 chén)
  • 50 gram củ cải Nhật (1/2 chén)
  • 1 củ cà-rốt
  • 50 gram xốt Teriyaki (1/2 chén)
  • 2 thìa cà-phê hạt nêm 
    Thực hiện:
    • Nấm rơm gọt bỏ chân, rửa nước muối loãng, luộc chín, để nguội, cắt nhỏ cỡ hạt lựu.
    • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn khoai với nấm và một chút bột nêm, đường.
    • Củ cải Nhật và cà-rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng vuông 1 cm.
    • Đậu đũa rửa sạch.
    • Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho cà-rốt và đậu đũa vào luộc chín, sau đó ngâm ngay vào nước đá, vớt ra để ráo.
    • Trải miếng rong Nori ra, cho nhân khoai môn lên, đặt cà-rốt, củ cải, đậu đũa vào, cuộn lại.
    • Hấp trong 3 phút là được.
    • Lấy ra cắt khoanh tròn, sắp ra đĩa, tưới nước xốt Teriyaki lên mặt, dùng nóng.
    Mách nhỏ:

    Khoai môn nên nhồi thật kỹ, có thể cho thêm ít bột mì vào trộn để chả được dai, thơm và dễ cuốn hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể chiên giòn thay vì hấp.

    Góc Đẹp Tâm Hồn: Khi chân lý là lý do để con người ganh ghét (Minh Chánh Toàn)

    A Buddhist 11th grader re-examined his own heart toward his "proselytizing" Christian teacher. "When Truth is the reason for people to harbor envy and hatred" is the title of his insightful and moving essay. He says whatever we do, do it with love. Everything must come from a place of love; that is the most ordinary truth, the most universal truth, and also the noblest truth. Wow!

    Khi chân lý là lý do để con người ganh ghét

    Minh Chánh Toàn

    Chân lý luôn là thứ mà loài người tìm kiếm. Bởi chân lý là con đường dẫn đến sự hạnh phúc của con người. Không ai có thể sống vui nếu bị chôn vùi trong mù quáng và những thành kiến sai lầm.

    Từ đó, tùy theo niềm tin, sở trường hay thiên hướng mà con người tự tìm ra cho mình một chân lý khác nhau để sống. Người thì tin vào khoa học, người thì tin vào tôn giáo, người thì theo chủ nghĩa này, kẻ thì theo học thuyết nọ. Và khi con người đã tin vào nhiều thứ “chân lý” khác nhau, họ sẽ dễ quên đi những chân lý rất nhỏ nhặt và chung đồng. Từ đó, chữ “Chân lý” đúng nghĩa chẳng còn công năng như định nghĩa ban đầu – đó là mang lại Hạnh phúc.

    Câu truyện xảy ra trong năm lớp 11 của tôi. Hay nói cách khác, là vừa mới xảy ra chỉ một vài giờ tại trường!   

    Tôi là một người Phật Tử siêng năng, có một cơ số thời gian đến chùa khá là lớn. Từ ngày học được giáo lý của Đức Phật, thì cũng như đã giới thiệu ở trên, tôi hoàn toàn tin và đi theo lời Phật dạy. Vì với tôi, đó là chân lý bất di bất dịch của vũ trụ, và có khả năng đem lại hạnh phúc, thánh thiện vô biên cho con người.

    Song trên lý thuyết là thế! Thật sự, tôi có một cơ số tình yêu thương và hiểu biết là… ít ỏi. Và bằng chứng là câu chuyện tôi sắp kể, câu chuyện liên quan tới người giáo viên dạy Giáo Dục Công Dân của lớp tôi.

    Tôi là một người học sinh ngoan theo kiểu “chuẩn”, mặc dù học không giỏi lắm! Tôi luôn đi học về nhà đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, đôi khi tới trường hơi trễ một  chút… Mà không sao! Trong lớp, tôi khá là hòa đồng vui vẻ với bạn bè, với thầy cô thì tôi luôn cúi đầu chào kính cẩn và dạ thưa cẩn trọng… Tóm lại, là một người học sinh mang một vẻ đẹp rất là “truyền thống”! Cho tới một ngày, người cô Giáo Dục Công Dân đó đã phá vỡ kỷ lục đó…

    Năm lớp 10, trong bài học về Nguồn Gốc của xã hội loài người, cô GDCD đó đã mạnh dạn phát biểu là “Đức Chúa Trời đã tạo ra loài người, tạo ra thế giới trong 7 ngày…”.

    Với người Phật tử, tôi hoàn toàn phủ nhận ý kiến đó và hết sức…. khó chịu vì cái cách mà cô truyền đạo lộ liễu như thế. Hoàn toàn không có trong sách giáo khoa!

    Rồi tới dịp Noel, cổ lại ca ngợi Đấng Christ trước lớp và cho là đó là ngày quan trọng nhất của toàn thế giới.

    Và tình hình mà người cô thay vì “giáo dục” lại đi “giáo hóa” công dân, làm tôi… giận không kềm được suốt 2 năm. Sang lớp 11 thì cô cũng bớt “lộ liễu” hơn một  chút, nhưng tóm lại là cũng cái cách “cải đạo” khéo như thế!

    Từ đó, tôi có thành kiến với tất cả mọi thái độ và tất cả mọi lời giảng của cô. Mặc dù, xét về trách nhiệm và bổn phận, thì cô làm tròn. Tôi chê cô giảng bài không hay, chỗ này nói không chuẩn, bắt bẻ từng lỗi nhỏ, khi cô giao bài thuyết trình cho nhóm, thì tôi nhất quyết thà 0 điểm chứ chết không làm. Tôi cũng không bao giờ phát biểu trong tiết học ấy, mặc dù cũng phải miễn cưỡng học bài để bù lại điểm 10…

    Chung quy lại, là tôi không thích cô ấy và đã có những thái độ ngấm ngầm và sai lầm như trên. Chỉ vì tôi là Phật tử, còn cô là người “ngoại đạo nhiệt tình”!

    Rồi cho đến một ngày, chính ra là ngày thứ 7 hôm nay, 26/2, nhóm tôi lên đóng một vở bi hài kịch cho chủ đề bài giảng trong tiết học của cô. Dĩ nhiên là tôi không hợp tác rồi! Tôi ngồi ở dưới xem, trong khi hầu hết cả tổ ai cũng tham gia tiểu phẩm ấy cả. Khi tới một đoạn cao trào trong vở, do bạn diễn viên đóng quá đạt về tâm trạng và cảm xúc khiến cả lớp cùng bùi ngùi. Và trong đó có cô…

    Tôi ngồi ở dưới, lén nhìn lên cổ để coi “bả đang làm gì?”, thì thấy cô lau nước mắt…

    Và chi tiết mở nút cho câu truyện căng thẳng chỉ diễn ra trong vài giây như vậy.

    Tôi bỗng thấy nơi tôi có một niềm xót thương kỳ lạ với người cô đó. Chắc cuộc đời ấy, gương mặt in nhiều khắc khổ ấy, cũng đã trải qua nhiều sóng gió và thăng trầm…

    Và từ lúc đó, tôi chẳng còn xem kịch nữa! Tôi phải xem lại một thứ khác, đó chính là trái tim của mình…

    Con người vì chân lý để giúp cho mình và đồng loại được hạnh phúc. Nhưng nhiều khi con người hay quên, lại dựa vào chân lý, để chia cắt và thành kiến với nhau, đối xử tệ bạc với nhau.

    Cũng vì tôi tin theo đạo Phật, nên tôi mới khó chịu khi thấy cô gián tiếp xúc phạm đến “chân lý” của tôi, đến đạo pháp của tôi…

    Tôi lại quên rằng, trong thứ chân lý mà Phật dạy tôi đó, có tình yêu thương không ranh giới và chẳng bến bờ…

    Và buổi học hôm ấy, đúng nghĩa là tiết học “Giáo dục công dân”. Với tôi, là để sửa chữa những sai lầm và hẹp hòi trong trái tim của mình. Là con người, ai cũng đáng để ta yêu thương, để ta thương xót, dù họ có đôi khi chẳng cùng chung chí hướng với ta…

    Qua bài viết này, tôi muốn gửi gắm đến những người Phật tử nhiệt tâm hộ đạo như tôi. Dù làm gì, hay nghĩ gì hoặc nói gì, cũng phải dựa trên tình người mà hành động. Dẫu biết rằng, người Phật tử là phải quyết tâm, mạnh mẽ truyền bá và bảo vệ giáo pháp, song nếu chúng ta còn ganh ghét và sân si, thì làm sao giúp người khác có niềm tin vào đạo Từ Bi.

    Vì thế, dù làm gì cũng phải dựa trên tinh thần yêu thương. Vì yêu thương mà dẻo mềm, nhưng cũng có khi vì yêu thương mà cứng rắn…

    Tất cả phải là tình yêu thương…

    Và đó là thứ chân lý bình thường nhất, chung đồng nhất và cũng chính ra là cao cả nhất!

    26/2/2011
    Tất cả phải là tình yêu thương!


    http://blog.yume.vn/xem-blog/tan-van-khi-chan-ly-la-ly-do-de-con-nguoi-ganh-ghet.phanhoangnguyen.35D1EBC9.html

    Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

    Vườn Nhạc: Tiễn biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

    Vietnamese eminent songwriter Nguyễn Đức Quang passed away on March 27, 2011 in southern California, USA. Many of his songs were dedicated to young people and his homeland. He had lived a beautiful life of accomplishments, bringing love, service, and creativity to our world. Rest well in peace, beloved Nguyễn Đức Quang.

    Làng âm nhạc trên trần gian nay đã vắng bóng anh, nhưng tinh thần của người nghệ sĩ một đời cống hiến cho tuổi trẻ và tình yêu quê hương vẫn còn mãi với chúng ta. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã làm tròn thiên chức mang niềm tin và hạnh phúc đến cho bao thế hệ, và giờ đây, anh đã về Nhà ngơi nghỉ. Cám ơn anh yêu dấu. "Bên kia sông là ánh mặt trời"...



    Mr. Nguyễn Đức Quang's rendition of his composition "The Other Side of the River," a spirtual and love song adapted from a poem by Mr. Nguyễn Ngọc Thạch

    Giới Trẻ Ăn Chay: 'Nhóm đặc nhiệm' giải cứu Trái đất

    80 young people in Việt Nam formed a task force of green messengers to save the Earth from climate change. They have many neat ideas, from launching the "I agree" campaign to reducing the use of plastic bags to being vegan. The future is in their hands (and ours). Their slogans are honestly direct: Yes, We Care! and Yes, We Can! God bless us all for a bright and caring planet. We love you, green messengers!


    'Nhóm đặc nhiệm' giải cứu Trái đất

    Bài & ảnh: Phùng Nguyên / Tiền Phong Online

    TP - 80 bạn trẻ Việt dự 'Hội chợ ý tưởng xanh' suốt 1 tuần trong rừng Cúc Phương được gọi là 'Sứ giả xanh' hay 'Nhóm đặc nhiệm' giải cứu Trái đất khỏi thảm họa do biến đổi khí hậu (BĐKH) qua những ý tưởng táo bạo.

    Chàng trai Đỗ Liên Quang đến từ Đăk Lăk nêu ý tưởng vỏ máy vi tính và các máy móc tương tự làm bằng gỗ phế phẩm trước nỗi ám ảnh về bãi rác công nghiệp.

    Trong khi đó, Lê Văn Sơn (Đà Nẵng) và Nguyễn Ngọc Tùng (Thanh Hóa) lại vẽ ra khung cảnh lãng mạn, nhưng không xa vời về đảo xanh Lý Sơn: 4.600 hộ dân trên đảo có thói quen sử dụng sản phẩm xanh, không dùng túi nilông và không xả rác ra biển. Theo ý tưởng của hai bạn trẻ, đảo Lý Sơn sẽ được xây dựng chuỗi cửa hàng xanh, thư viện xanh, nhà vệ sinh xanh và sử dụng năng lượng tái tạo.

    Ý tưởng đổi rác lấy cây xanh cho sinh viên ở ký túc xá hay Hạt mầm tuổi thơ (sứ giả xanh đến các trường tiểu học tặng cây non và hướng dẫn cách chăm sóc cho các em nhỏ) cũng thu hút sự chú ý.

    Minh hiện lao vào chiến dịch môi trường "Tôi đồng ý" nhằm kêu gọi người Việt Nam chống BĐKH thông qua việc gửi video clip quay hình ảnh bản thân với cam kết "Tôi đồng ý" với những công việc, dự án, chương trình về môi trường.

    Với khẩu hiệu Yes, We care! and Yes, We can! (Vâng, chúng tôi quan tâm và chúng tôi có thể), giữa rừng Cúc Phương, các sứ giả xanh cùng cam kết bảo vệ Trái đất bằng những việc làm cụ thể. Nữ sinh Nguyễn Vân Trang sẽ vận động bạn bè cùng hạn chế sử dụng plastic và ăn chay vì môi trường.

    Bạn Vũ Thị Dung sẽ lập CLB tình nguyện xanh bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang sẽ cùng đứng ra tổ chức nhặt rác ở khu vực kem Tràng Tiền và vận động thực hiện khu phố xanh ở Hà Nội...

    Ngoài việc đưa ra giải pháp, thành viên Nhóm đặc nhiệm cũng kể những câu chuyện thực tế ở địa phương để tăng tính thuyết phục. Giàng Thị Chung, cô gái dân tộc Mông ở Simacai (Lào Cai), tâm sự: “Bản em ở trên núi cao, bây giờ đồng bào dùng thuốc diệt cỏ nhiều, rừng tan hoang khiến nguồn nước bị cạn kiệt nên phải đi cả cây số mới gùi được nước về nấu cơm. Không biết sau này sẽ sống bằng cách nào?”

    Chung tốt nghiệp ĐH, đang làm cho dự án phát triển nông nghiệp sinh thái ở Lào Cai. Trong bản của Chung, không ai biết BĐKH là gì và cứ nghĩ nước cạn do ông trời giận nên mổ gà, mổ trâu cúng tế.

    Đỗ Hải Linh, đến từ Thái Nguyên, chia sẻ: “Ở thị xã sông Công quê em chưa bao giờ sét lại đánh nhiều như gần đây. Một số người đang nghe điện thoại cũng bị sét đánh chết. Sét đánh có thể vì người ta khai thác quặng sắt và đổ chất thải rắn bừa bãi”. Điều Linh kể khiến các bạn trẻ phải giật mình.

    “Hơn 45 ý tưởng dự án được chia sẻ và thu hút sự chú ý nhiều nhất là Chiến dịch 26o, Tôi đồng ý, Ăn chay và Giảm thiểu sử dụng túi nilông. 80 bạn trẻ đến từ mọi miền Tổ quốc nối vòng tay lớn, cùng cam kết lan tỏa kiến thức và hành động của mình tới hơn 20.000 người, chung sức đồng lòng ứng phó với BĐKH”, chị Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì cộng đồng (Live & Learn), Trưởng ban tổ chức hội chợ, cho biết.


    http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/532850/Nhom-dac-nhiem-giai-cuu-Trai-dat.html

    Cười Cười Cười: Thơ tình thời biến đổi khí hậu - Love poems in the time of climate change

    Two fun love poems posted on Vietnam Association for Conservation of Nature and Environment (VACNE), with a twist by Vegan Việt Nam (VNAC) at the end - love is forever, including love for the Earth.

    Quán cà phê Môi trường
    Việt Tiến

    Hôm vừa rồi, rủ cô bạn vào quán (cũng vì cô bạn này thích về môi trường nữa), hai đứa được nghe các bác bàn từ chủ đề Rùa, sang chủ đề hạt nhân ở Nhật, rồi sóng thần, rồi động đất mà hai đứa sợ quá, cứ nghĩ rằng trái đất sắp lụi tàn giống như kiểu phim “2012” gây sốt năm 2010 mà vừa rồi hai đứa tôi vừa xem. Thế là tôi liền cầm tay cô này, xuất khẩu thành thơ:


    Hãy yêu anh, khi trái đất còn xanh
    Rừng còn nhiều làm giường tủ đôi mình
    Đất còn đủ nguyên liệu cho cuộc sống
    Nước còn đủ để làm điện dân sinh


    Yêu anh ngay, khi trái đất còn quay
    Điện hạt nhân đe dọa suốt đêm ngày
    Sóng thần đó một lần và mãi mãi
    Anh cùng em, nào biết có ngày mai


    Hãy yêu anh, khi trái đất còn lành (lành lặn)
    Một lần nứt đôi (động đất) nứt trọn cả thành phố
    Đất nước còn bao lần bão đổ
    Thời tiết kia cũng chẳng được nhu hòa.


    Nhưng cô này mặt vẫn còn tái xanh sau khi nghe các phân tích, chẳng trả lời được gì. Tôi lúng túng quá. Bao nhiêu người ngồi đây nghe mình tỏ tình mà lại thành thế này…. Một bác liền giải vây:


    Hãy yêu nhau, trái đất vẫn còn xanh
    Cùng trồng cây, rừng sẽ nguyên lành
    Dùng tiết kiệm, sẽ còn cho con cháu
    Thủy điện xa rồi, dùng năng lượng mới thôi


    Hãy yêu nhau, vì trái đất còn quay
    Thiên tai hiểm họa dẫu có dày
    Chung tay xây dựng nào sợ sệt
    Cùng đắp xây, ta sẽ có ngày mai


    Dù động đất, hay núi lửa phun trào
    Dù bão lụt hay là hạn hán
    Môi trường kia, dù còn là vấn nạn
    Cùng tình yêu, sẽ giải quyết từng phần.


    Đấy, nghe có sướng không. Mặt cô liền tươi ra một chút, cơ mà vẫn chưa chịu nói gì, đứng lên đòi về. Thôi thì, đành thanh toán tiền cà phê, chào các bác không quên gửi lời cám ơn sự góp ý về tinh thần lạc quan và sự chỉ dạy của các bậc tiền bối. Chuyến này về con có vợ, cũng là nhờ Quí Quán, nhờ môi trường cả đấy. 


    Hẹn các bác ngày khác con quay lại có tin vui nhé.

    http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=5456

    Vân Hoàng Thinh (tưởng tượng): Trên đường về, vì là dân môi trường nên chàng đèo nàng bằng xe đạp, không làm ô nhiễm, không gia tăng khí thải. Đi đến đâu, thấy rác xả lung tung thì nàng vỗ nhẹ vai bảo chàng dừng lại, rồi cả hai mang găng tay vào đi nhặt rác mà lòng phơi phới như nhặt lá bàng trong truyện Tự Lực Văn Đoàn... Đi ngang một con đường vắng hãy còn hàng cây đẹp, nàng hỏi chàng có muốn nghe cảm hứng thơ nàng làm trong lúc nhặt rác vì môi trường không. Chàng nói, ồ thích lắm chứ những gì là của bé. Thế là nàng thỏ thẻ:

    Nếu yêu em, xin anh “sống xanh”
    Đẹp lắm thay hoa lá trên cành
    Mùa xuân đến bướm vàng gõ cửa
    Đất mẹ hiền, gió mát trăng thanh.

    Nếu yêu em, xin anh.. ăn chay
    Ngày một, ngày hai, rồi dài dài
    Ăn chay bớt béo, mồm không máu
    Cứu vãn môi trường, tim khỏi đau!

    Yêu nhau nhé tình mình luôn trẻ
    Tuổi hai mươi, sang cổ lai hy
    Hạt giống lành cùng gieo nhân tốt
    Quả ngọt ngào, bát ngát trời hương.

    P.S.
    Thương...

    (Vân Hoàng Thinh & Quỳnh An xin đóng góp giúp vui. Cám ơn tác giả Việt Tiến và trang VACNE đăng hai bài thơ tình thời... biến đổi khí hậu.)

    Văn Hóa Việt Nam: Huyền tích về cây gạo 727 năm tuổi - Legend of the 727-year-old tree


    Vietnam Association for Conservation of Nature and Environment (VACNE) recognized a semal (Bombax ceiba) tree planted in 1284 by the highly virtuous and deeply spiritual Princess Quỳnh Trân as Việt Nam's Heritage Tree. This special being is one of the 70-plus trees in Việt Nam honored as such.

    Huyền tích về cây gạo 727 năm tuổi

    Nguồn: Đăng Hùng / CAND Online
    Ngày 29 tháng 3, 2011

    Vừa qua, ngày 16/3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với UBND huyện Kiến Thụy tổ chức lễ công nhận cây gạo do Quỳnh Trân công chúa trồng tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) năm 1284 là Cây Di sản Việt Nam. Đây là cây gạo đầu tiên ở nước ta được vinh danh.

    Cây gạo đền Mõ là Cây Di sản Việt Nam thứ 65 được tổ chức lễ vinh danh trong tổng số hơn 70 cây được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

    Ông Nguyễn Quang Tưởng, Trưởng ban Di tích lịch sử đền Mõ cho biết: Đền Mõ được xây dựng từ thế kỷ XIII, đời nhà Trần. Hiện, trong đền vẫn còn lưu giữ 10 sắc phong của các triều đại như: Trần, Lê, Nguyễn. Năm 1992, Nhà nước đã công nhận đền Mõ là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1996, lễ hội đền Mõ được tổ chức nhằm khơi dậy truyền thống lịch sử. Đặc biệt, trong khuôn viên đền có một cây gạo 727 tuổi. Cây gạo có hai thân với chiều cao khoảng 30m, đường kính hơn 2m, diện tích che phủ của tán cây khoảng 1.200m2. Thân phụ có đường kính 0,49m mọc ra từ gốc thân chính.

    Trải qua 727 năm, cây gạo vẫn xanh tốt, trổ hoa đỏ rực vào tháng 3. Đền Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, con gái đức vua Trần Thánh Tông, người trồng cây gạo. Sau khi công chúa qua đời, nhân dân địa phương đã xây đền thờ và giữ gìn cây gạo tới ngày nay. Lễ hội đền Mõ tổ chức trong ba ngày, từ 12 đến 14/2 (âm lịch) là dịp tưởng nhớ công lao của Quỳnh Trân công chúa…

    Trong "Ngọc phả công chúa Quỳnh Trân Trần Triều" có ghi: Vua Trần Thánh Tông, cha sinh của công chúa Quỳnh Trân, là người hiếu lễ, nhân từ, trọng người hiền, sùng và hiểu thấu đạo Phật. Ngay từ khi còn là Thái tử, đường con cái muộn mằn mới sai đạo sĩ Cung Thái thanh làm sớ cầu tự. Thượng đế xem xong tấu chương, sai nam giới thì thánh Kim Chân, nữ thì công chúa Quỳnh Hoa xuống trần ở 6 kỳ.

    Một hôm vua Thánh Tông tựa long sàn ngủ mơ thấy một phụ nữ nhan sắc rực rỡ, thong thả bước tới trước mặt nhà vua, tâu rằng: "Tôi là công chúa Quỳnh Hoa ở thiên cung chầu hầu chúc thọ thượng đế, không may làm lỡ tay làm rơi chén ngọc, mẻ mất một góc, thượng đế cả giận đầy xuống trần giới, thái sinh làm con nhà vua. Vậy xin dâng trước một vòng xuyến Trân Châu để làm hậu nghiệm”.

    Vua Thánh Tông đem chuyện kể lại cho cung phi là Vũ Thị Ngọc Lan nghe. Sau nàng có thai 8 tháng 20 ngày, sinh hạ được một gái, lúc sinh ra nghe trên có tiếng tiêu thiều nhã nhạc, hương lan tỏa mùi sực nức báo điềm lành. Người con gái mới sinh sắc như bình bạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hao nở sáng trăng, dung nghi giống như xuân sơn, thu thủy, vẻ người đoan chính. Tục nhà Trần sinh con trai gọi là Hoàng tử, con gái gọi là Ả nương (Ả nàng). Do đó gọi tên là Ả nương Quỳnh Trân...

    Công chúa vốn dòng dõi thần tiên nên có sắc đẹp nghiêng nước, nghiêng thành lại thông minh xuất chúng, học thức hơn người, thông thạo đủ cả cầm, thu, cung, kiếm. Nếu như các vua Trần Triều oanh liệt lẫy lừng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho đất nước, thì công chúa Quỳnh Trân đã toát lên đức hạnh từ bi và lòng nhân ái cao thượng.

    Cả đời bà đã gắn liền với đời sống con người và mảnh đất nơi thôn dã mịt mùng sóng nước, nơi đầu sóng ngọn gió này. Bà rời xa hoàng tộc, để đến nơi thôn dã "Mộ đạo từ bi dốc trí tu hành cho thành chính quả phúc" dạy bảo dân lành khai khẩn ruộng nương, gieo hạt, ươm mầm, trồng dâu lấy tơ dệt vải.

    Quỳnh Trân công chúa xin vua cha cho tu hành cứu chúng sinh, giã từ lầu son, gác tía, rũ bỏ bụi trần đến với mảnh đất ven sông Văn Úc (xưa là tổng Nghi Dương, phủ Kinh Môn) hoang sơ, không có bóng người (nay là biển Đồ Sơn) chọn gò đất cao lập miếu tu hành. Công chúa đã lập ra điền trang thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc, tập hợp nhân dân trong vùng làm ăn sinh sống.

    Đêm đến công chúa gõ mõ tụng kinh niệm Phật, ban ngày tiếng mõ cũng là hiệu lệnh tập hợp nhân dân. Người dân quanh vùng đã quen với tiếng mõ của công chúa, và từ khi công chúa viên tịch, người dân quanh lập đền thờ công chúa và lấy tiếng mõ là tên cho đền để tưởng nhớ công đức của công chúa, đền Mõ, chùa Mõ, tổng Mõ, chợ Mõ. Cái tên Mõ thân thương xuất xứ từ đó và đã đi vào huyền tích, gắn liền với thời gian. Trong những tháng ngày tu hành ở chùa Mõ, công chúa Quỳnh Trân đã trồng cây gạo với ước nguyện nhân dân lo đủ, thóc gạo dồi dào và cho đến nay cây gạo đã trải qua mưa nắng của lịch sử vẫn hiên ngang tỏa bóng mát cho dân chúng quanh vùng...


    http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/3/146748.cand

    Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

    Môi Trường Quanh Ta: Sống khiêm tốn, tiết kiệm để bảo vệ môi trường

    On March 24, 2011, Tuổi Trẻ (Youth) Online conducted an informative and lively electronically transmitted question-and-answer session for its readers about greening the environment. Invited guests were Mr. Huỳnh Huy Tuệ of the non-profit Bridge Asia Japan, Mr. Huỳnh Kim Tước of the Energy Conservation Center in HCM City, and two very accomplished university students: Ms. Nguyễn thị Thanh Thảo and Mr. Lê Minh Quốc. It seems that, being thoughtful and nature-loving, Vietnamese people do care about the environment but need more systemic support and environmental programs to be in place. "If you build it, they will come."

    Sống khiêm tốn, tiết kiệm để bảo vệ môi trường

    TTO - Như thế nào là sống thân thiện với môi trường? Sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta có hy vọng cứu được thế giới? Những câu hỏi đó có dễ trả lời không? Bạn đọc đã có dịp tranh luận và hy vọng thỏa mãn với những câu trả lời đầy tâm huyết của các khách mời trong buổi trao đổi trực tuyến "Sống thân thiện với môi trường" do Tuổi Trẻ Online tổ chức sáng 24-3-2011.

    KHÁCH MỜI CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

    - Ông Huỳnh Huy Tuệ - điều phối viên Tổ chức phi chính phủ cầu châu Á - Nhật Bản (BAJ), một tổ chức phi chính phủ chuyên làm các dự án về giáo dục môi trường;

    - Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC);

    - Bạn Nguyễn Thị Thanh Thảo - Khoa ngữ văn Anh ĐH KHXH&NV TP.HCM, đoạt giải thưởng “Lãnh đạo toàn cầu” tại Leverkusen (Đức) với dự án “Lồng ghép giáo dục kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường vào bài tập toán ngoại khóa cho học sinh tiểu học”;

    - Bạn Lê Minh Quốc - Khoa công nghệ thông tin, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, một trong hai đại diện bạn trẻ Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh trẻ về hổ tổ chức tại Nga.

    Trích đoạn NỘI DUNG BUỔI TRAO ĐỔI TRỰC TUYẾN: 

     
    * Tôi thấy người VN mình đa số rất biết giữ gìn vệ sinh cho nhà mình, nhưng lại vô tư xả rác ra xung quanh. Chẳng hạn tại xóm tôi, một số người cứ hay lén quét rác hoặc đổ rác trước cửa nhà tôi (gia đình tôi có 3 người, đi làm từ sáng đến chiều tối mới về).

    Gặp trường hợp này tôi rất bực nhưng không biết xử lý ra sao cả. Theo anh điều này là do đâu, và tôi có thể làm gì để người dân xóm tôi có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nơi họ sống? (Thùy Chi, 35 tuổi, TP.HCM)

    - Ông Huỳnh Huy Tuệ: Vâng, buồn lắm phải không ạ. Xưa nay mình vẫn vứt vậy không sao, nhưng bây giờ có vấn đề. Vấn đề là nội dung rác bây giờ khác quá, quá khác, nhiều thứ hơn ngày xưa rất nhiều, nhất là những thứ không có nguồn gốc địa phương mình.

    Vứt rác lén thì đúng là khó, thành bệnh rồi. Tôi có kinh nghiệm ở vài nơi thế này, bạn tham khảo thử nhé: cùng trẻ em trong xóm mở lớp vẽ, rồi vẽ xóm, vẽ nơi mình thích và không thích, đẹp và không đẹp; rồi phân loại rác, rác bán được và không bán được. Sau đó cùng mọi người hàng tuần bán ve chai. Vui vẻ với rác, thân thiện với những người phụ nữ làm nghề ve chai - những người lầm lũi giúp giảm lượng rác cho thành phố, không đòi hỏi ai một cái gì…

    Khó lắm phải không ạ, nhưng sẽ làm được chị ạ, chỉ cần có thời gian, sự kiên trì và cảm thông, cũng như lòng kính phục những phụ nữ đội nón làm việc vì môi trường, không vụ lợi.

    Có những cách làm thế này, chúng ta gìn giữ sạch đẹp phố mình, giá nhà cũng sẽ tăng lên!


    * Bước xuống đường: tôi đi bộ. Khi nhắm khoảng cách không xa lắm và không gấp lắm (10km): tôi đi xe đạp. Đôi khi thấy không ai giống mình. Và vì vậy tôi bỗng trở thành kẻ lập dị. Sẽ sống thân thiện sao đây khi ai cũng có tâm lý xuống đường là leo lên xe cơ giới, dù là đi ra chợ hay đón con cách có vài trăm mét cũng phải leo lên xe? (Trần Tuấn Linh, 28 tuổi)

     - Ông Huỳnh Kim Tước: Các khảo sát nghiêm túc cho thấy, sử dụng phương tiện cá nhân tốn năng lượng gấp 5 lần dùng phương tiện công cộng. Hiện nay, năng lượng sử dụng cho ngành giao thông vận tải chiếm đến 20% năng lượng của Việt Nam.

    Chúng tôi rất mong muốn có một cuộc vận động toàn dân, trước hết là các bạn trẻ, hãy vì một cuộc sống năng động, khỏe, thân thiện môi trường, hãy sử dụng xe đạp thay thế phương tiện cá nhân có động cơ. Làm được điều này cũng đã góp phần giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, môi trường tốt hơn. Nếu chúng ta biết đó là điều đúng đắn, tại sao chúng ta chưa hành động? 


    * Chào bạn Minh Quốc! Mình cũng là người yêu thích thiên nhiên. Thật tự hào khi bạn là một trong hai đại diện cho bạn trẻ Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh về hổ do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức tại Nga vào tháng 11-2010.

    Sau khi trở về nước và trong tương lai, bạn có ấp ủ hay dự định thực hiện một dự án nào về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống cho loài hổ hoang dã của Việt Nam khi dân số của loài này còn chưa đầy 30 cá thể trong hoang dã? (Huỳnh Trịnh Viễn Phương, 26 tuổi)

    - Bạn Lê Minh Quốc: Thời gian sau khi trở về nước, mình đã cố gắng tìm kiếm và liên kết các bạn trẻ có cùng sự quan tâm, thông qua những bài thuyết trình về thực trạng loài hổ tại Việt Nam. Việc tìm kiếm và liên kết này nhằm phục vụ cho những dự án sắp tới mình và Tổ chức WWF sẽ cùng làm. Trong đó, có thể kể đến kế hoạch ngày "Đi bộ vì loài hổ", dự kiến diễn ra vào tháng 9-2011.

    Ngoài ra, sau khi hội nghị kết thúc, các đại sứ trẻ của 13 nước còn hổ sinh sống trong tự nhiên vẫn đang cùng chia sẻ những tin tức và những giải pháp cho vấn đề về loài hổ để mọi người có thể áp dụng lại tại mỗi quốc gia. 


    * Bạn quan niệm thế nào về “sống xanh”? Bạn nghĩ “sống xanh” dễ hay khó? Vì sao? (Mỹ Nga, 24 tuổi)

    - Bạn Nguyễn Thị Thanh Thảo: Theo mình nghĩ, sống xanh là một cách sống hao hao như cách mà một cái cây sống: không ồn ào, không phô trương, không lãng phí. Một cái cây trong lúc sống “luôn tay luôn chân” tự mình làm việc, và không cần “ăn thịt” bất kì một sinh vật nào để tư lợi, béo tốt, nhưng quá trình sống của nó lại còn tỏa ra oxy, giúp ích cho những sinh vật xung quanh.

    Con người chúng ta phát biểu rằng chúng ta thuộc một “đẳng cấp” khác nhưng mình e là đôi lúc, trong cuộc sống hối hả, chúng ta đang thuộc một “đẳng cấp” khác thật, một đẳng cấp mà trong đó người ta ham thích sự dư thừa, mới mẻ, tiện nghi, xa xỉ, và lãng phí. Con người, vì sự tiện lợi của riêng mình, đôi lúc hí hửng “ăn thịt” tất thảy những gì tồn tại xung quanh: vật nuôi, khoáng sản, rừng gỗ, năng lượng…

    Mình nghĩ rằng, chừng nào chúng ta còn tiếp tục nuông chiều bản thân, thì sống xanh thực sự không phải dễ dàng.


    * Mình cũng rất muốn làm một việc gì đó, tuy nhỏ bé, phù hợp với sức và khả năng mình để góp phần vào việc cải thiện môi trường hiện nay, để con em chúng ta sau này không phải hít không khí ô nhiễm như chúng ta, nhưng không biết nơi nào, đoàn thể nào cho mình tham gia cùng chung tay. Mong được gợi ý. Xin cảm ơn. (Loan Pham, 34 tuổi)

    - Ông Huỳnh Kim Tước: Trung tâm của mình có tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, đào tạo, tư vấn doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, phối hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp... Nếu thích, mời bạn đến cộng tác cùng trung tâm. Rất vui được đón bạn.


    * Làm thế nào để tạo sức ảnh hưởng của mình đến những người xung quanh về việc tự giác bảo vệ môi trường sống? (Trần Đức Hưng, 24 tuổi)

    - Lê Minh Quốc: Việc tuyên truyền, tạo sức ảnh hưởng cho mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, cho nên hành động thiết thực nhất mà chúng ta có thể làm là chính bản thân chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc đơn giản như: không xả rác, để rác thải đúng nơi quy định, tiết kiếm năng lượng, sử dụng những vật liệu xanh...

    Một khi mỗi chúng ta đã là một tấm gương thực tế, thì việc kêu gọi mọi người xung quanh làm theo sẽ trở nên dễ dàng hơn.


    * Chúng ta làm gì khi thấy khi nhìn thấy những cô câu sinh viên ngang nhiên vứt rác bừa bãi hả các bạn? (Lê Thị Luân, 25 tuổi)

    - Lê Minh Quốc: Việc chúng ta nên làm là nhẹ nhàng nhắc nhở ngay các bạn và yêu cầu các bạn ấy nhặt mẫu rác của mình bỏ vào thùng. Việc nhắc nhở cũng là 1 hình thức tuyên truyền tốt, các bạn sẽ cố gắng chú ý hơn về sau để không còn bị nhắc nhở bởi các bạn bè cùng trang lứa.


    * Thảo đánh giá thế nào về ý thức bảo vệ môi trường của bạn trẻ hiện nay? (Phụng Anh, Q.7, TP.HCM)

    - Bạn Nguyễn Thị Thanh Thảo: Các bạn trẻ hiện nay (trong đó có mình nữa) đang là những người chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc môi trường bị xuống cấp. Cơ thể chúng ta đang trong giai đoạn trưởng thành mà phải hằng ngày phải bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, nguồn nước sạch khan hiếm… Chúng ta thậm chí còn có cả một tương lai dài phía trước để tiếp tục chịu ảnh hưởng. Thật đáng lo lắng!

    Chính vì vậy, mình nghĩ ít nhiều ai trong chúng ta cũng có mong muốn bảo vệ và cải tạo môi trường sống của mình. Và mình hy vọng, trong những năm sắp tới, mong muốn đó sẽ được biểu hiện ra bằng hành động, càng lúc càng tự giác, rõ ràng và thiết thực hơn!


    * Tôi muốn nâng cao ý thức về việc không xả rác bừa bãi (mặc dù đã có thùng rác đầy đủ), nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong công ty tôi phải bắt đầu từ đâu? Phát động phong trao bằng cách nào là hữu hiệu nhất? (Lê Văn Mẫn Em, 24 tuổi)

    - Ông Huỳnh Kim Tước: Chúng tôi có biên soạn tài liệu "Sổ tay hướng dẫn tiết kiệm điện trong công sở", bạn có thể tham khảo tài liệu này áp dụng cho cơ quan.

    Hiện nay, UBND TP đã chỉ thị công sở tiết kiệm 10% điện. TrướcUBND TP đã chỉ thị công sở tiết kiệm 10% điện. Trước mắt, bạn có thể tham mưu cho cơ quan xây dựng một quy định về sử dụng thiết bị điện sao cho tiết kiệm, ví dụ cài đặt nhiệt độ máy lạnh trên 25oC chẳng hạn.

    Ban có thể liên hệ với phòng thông tin truyền thông của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM để được cung cấp thông tin và tài liệu. Cảm ơn bạn.


    * Xin chào Quốc. Mình có một câu hỏi bạn: nhà mình có ông chú rất khoái nhậu thịt rừng và thường lùng mua tay gấu, nhung hươu... để nhậu. Mình rất muốn chú đừng ăn thịt rừng như vậy nữa, nhưng lại không biết thuyết phục chú ra sao. Đem luật bảo vệ động vật hoang dã ra nói thì chú bảo: khối người vi phạm chứ không riêng chú. Mình nên làm gì bây giờ? (Thanh Tâm, 21 tuổi)

    - Lê Minh Quốc: Bạn có thể tìm các tài liệu trên mạng hoặc báo chí về việc những bộ phận từ động vật hoang dã thực chất không có tác dụng thần kỳ như những lời đồn và đôi khi còn có hại cho sức khỏe (gấu bị hút mật nhiều lần sẽ cho ra mật thiếu phẩm chất và lẫn mủ do viêm nhiễm, thịt bị làm giả... ). Những bằng chứng đó cho thấy việc sử dụng đôi khi còn gây hại cho chính bản thân chúng ta.

    Ngoài ra vẫn có 1 biện pháp mạnh hơn, nếu biết địa chỉ những quán mà chú bạn hay mua sản phẩn từ động vật hoang dã, bạn có thể gọi đến đường dây nóng của Câu lạc bộ tình nguyện viên hành động vì động vật hoang dã (AWVC): 18001522. CLB sẽ giúp đưa thông tin tới Kiểm lâm địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.


    * Nên chăng cần có một trang website để phổ biến những giải pháp ứng dụng cho gia đình trong xử lý môi trường. Ví dụ như tái chế rác phế thải? (Nguyễn Hải Bằng, 60 tuổi)

    - Ông Huỳnh Kim Tước: Bác có thể tham khảo website ecc-hcm.gov.vn về các giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình. Có thể tìm hiểu thông tin về tái chế tại Quỹ Tái chế của thành phố, thuộc sở Tài nguyên - môi trường.


    * Tôi rất muốn tham gia chương trình bảo vệ môi trường với những hoạt động thiết thực, hiệu quả lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng, tuy nhiên chưa biết phải liên lạc với ai, ở đâu? Rất mong các khách mời cho tôi một lời khuyên. (Phạm Thành Hiệp, 1982)

    - Lê Minh Quốc: Xin chào anh, hiện đang có rất nhiều mạng lưới tình nguyện viên vì môi trường đang sinh hoạt với những hoạt động thiết thực được tổ chức thường xuyên và lâu dài mà anh có thể tham gia như: tổ chức Saigon350 (dự án giáo dục môi trường, email: saigon350@gmail.com), AWVC (Hành động vì động vật hoang dã, website: http://www.awvc.org/), GoGreen (Hành trình xanh, website: http://www.gogreen.com.vn/), Đại sứ Bayer Việt Nam (website: http://www.bayer.com.vn/), C4E (Đạp xe vì môi trường Việt Nam, website: http://c4evn.org/home).

    Hi vọng anh có thể tìm ra được các câu lạc bộ thích hợp và tham gia cùng vào các hoạt động sắp tới. 


    * Tôi là một giáo viên THPT, bạn cho tôi lời khuyên phải làm gì để học sinh của tôi "sống thân thiện với môi trường"? (Đinh Hữu Toàn, 33 tuổi)

    - Lê Minh Quốc: Xin chào thầy, đối với các em học sinh, thầy có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa gắn liền với thiên nhiên, có kèm theo sự hướng dẫn của những giáo viên bộ môn liên quan, để các em vừa học, vừa hiểu lý do tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường.

    Những hoạt động vừa thiết thực vừa tạo niềm vui cho các bạn học sinh như việc trồng thêm cây xanh trong khuôn viên trường, những trò chơi tập thể có liên quan tới những vật dụng không còn sử dụng.

    Hơn thế nữa, thầy có thể cho các em xem một số phim ảnh tư liệu về sự biến đổi khí hậu hiện nay, và chúng ta sẽ mất gì nếu không hành động ngay bây giờ. Hi vọng những hoạt động như thế sẽ giúp các em ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống và kêu gọi gia đình mình cùng tham gia.


    * Học sinh của tôi giờ ra chơi hay chạy nhảy. Tiết học kế đó người các em nóng hừng hực, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Các em thường chạy vào toilet té nước lên đầu, lên cổ, rồi vào lớp vừa bật quạt, vừa bật máy lạnh, nói vậy mới đủ mát cho lớp đông 40 em.

    Chúng tôi là giáo viên, mà cũng thấy lúng túng, không biết giải quyết bằng cách nào cho hay (nếu câu hỏi này có xa với chủ đề môi trường, thì tôi xin lỗi nhé!)? (Thanh Thanh, 30 tuổi)

    - Ông Huỳnh Kim Tước: Trẻ em sau khi vận động nhiều, cơ thể đang nóng, nếu cơ thể tiếp nhận ngay cái lạnh của điều hòa không khí có lẽ là không tốt. Theo tôi, các cô nên cho các cháu dùng quạt trước, cũng nên dùng quạt ở nhiều mức độ nhanh chậm khác nhau để vừa mát vừa tiết kiệm điện. Sau đó dùng điều hòa không khí cài đặt nhiệt độ vừa phải kết hợp quạt. Cũng nên lưu ý công suất lắp đặt của điều hòa không khí có phù hợp không. Lưu ý không nên để cửa mở, hoặc các vết hở trên cửa sổ, vách... khi bật điều hòa sẽ vừa tốn điện lại vừa mất hơi lạnh ra ngoài. Chúc các cô quản nổi... 40 em. 

    - Ông Huỳnh Huy Tuệ: Chào bạn. Chạy nhảy rất hay, nhưng sân trường phải mềm mại, nhiều cây xanh, sân đất chẳng hạn, đừng bê tông hóa, con trẻ ngã là bị thương. Nên có nhiều vòi nước rửa giữa sân trường. Trường học nên có hành lang, nhiều màu xanh mát. Nên tăng màu xanh, có thể là trồng khoai lang treo lên. Lá khoai lang mọc nhanh, và giảm nhiệt độ các bức tường đó đến 2, 3 độ đấy bạn ạ. 


    * Nếu có thể gạch đầu dòng một cách ngắn gọn cho những vấn đề môi trường cần làm ngay vào lúc này, các anh chị sẽ trình bày nó như thế nào? (Dung, 27 tuổi)

    - Ông Huỳnh Huy Tuệ: Tiết kiệm nước, không thải dầu mỡ xuống cống mà cho vào giấy rồi vứt vào thùng rác, bán ve chai, hoặc phân loại sẵn, giúp các chị lượm rác khỏi vất vả mở ra tìm lục. Giảm lượng túi nilông đem về nhà. Dùng vật dụng điện xong rút dây điện. Tìm thật nhiều nông dân nhỏ cho mình và tiêu thụ rau cỏ đó của nông dân...


    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/430098/Song%C2%A0khiem-ton-tiet-kiem-de-bao-ve-moi-truong.html

    Góc Đẹp Tâm Hồn: Tình thương xóa tan mọi khoảng cách

    "Love dissolves the distance between hearts" - Commentaries by Father Antoine Nguyễn Văn Tiếng on a story about regrettable misunderstanding between two people.

    Nguồn:  Cánh Đồng Truyền Giáo

    Khoảng Cách
    (Sưu tầm từ Internet)

    Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một người phụ nữ mù lòa bước đi chậm chạp trên con đường mòn của một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư. Tay không cầm gậy, lối đi này rất quen thuộc với bà. Bên vệ đường có một cây to, bà rẽ vào đó dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bóng mát tàn cây phủ trùm trên một khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa ở đây như bà đã từng làm như thế sau những buổi đi xin.

    Bà đến gần gốc cây. Bà sẽ dựa vào gốc cây để tìm một giấc ngủ yên lành. Bà sẽ cảm thấy hạnh phúc không thua gì một mệnh phụ ngã lưng trên chiếc giường nệm êm ái. Bà đang mơ màng với thứ hạnh phúc lớn lao nhứt mà bà có thể có được, thì bất ngờ bà vấp phải một vật gì, bà chao đảo, chưa kịp lấy lại thăng bằng, thì bà nghe một tràng âm thanh chua chát:
    – Ai đó? Bộ đui mù rồi hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy? Thứ đồ gì mà sớn sác thế? 

    – Xin lỗi, xin lỗi! Tôi mù cô ạ! Tôi mù thật! Cho tôi xin lỗi! Xin lỗi cô! 
    Bà hốt hoảng trả lời khi gượng đứng lên được.

    “Giọng nói thanh thót quá,  chắc là cô ấy còn nhỏ lắm, tuổi cỡ con mình là cùng”. Bà nghĩ thế và bà hối hận vì thái độ bất cẩn của mình. Im lặng! Không có tiếng trả lời! Đúng như người phụ nữ suy đoán, tiếng nói phàn nàn gay gắt vừa rồi là của một cô bé trạc tuổi mười bốn mười lăm, có điều bà không biết được rằng, cô bé ấy cũng mù như bà. Cô bé cũng đi xin và dừng chân nghỉ nơi này trước bà.

    Cô bé hối hận vì lời nói vừa rồi, cô bé im lặng! Nghe ngóng một lúc, người phụ nữ mù lòa vẫn không nghe một lời nào đáp lại. Bà nói lớn lên một lần nữa: 

    – Cho tôi xin lỗi nhé! Tôi mù! Tôi mù thật đó! 
    Rồi bà quay lưng bước đi.
    Chợt cô bé gọi lại: 

    – Nè bà ơi, tôi cho bà một ngàn nè!
    Số tiền duy nhất mà cô đang có. Nghe thế, bà rất mừng. Bà mừng vì nghĩ cô bé tha thứ cho mình, hơn là mừng vì nhận được một ngàn đồng. Bà dừng lại, quay ngược chiếc nón lá cũ kỹ đưa về phía tiếng nói. Chợt một chiếc lá vàng rơi vào chiếc nón của bà. Bà tưởng cô bé bỏ tiền vào nón, bà nói: 

    – Cám ơn cô, cám ơn cô!
    Nhưng khi bà thọt tay vào nón lấy tiền, bà mới nhận ra đó chỉ là một chiếc lá khô. Bà lẩm bẩm:
    – Cô bé gạt mình. Chắc cô bé còn giận mình.
    Bà buồn bã quay đi! Trong khi đó, cô bé cầm tờ giấy một ngàn đồng đưa về phía bà chờ đợi bà lấy. Nhưng cô bé lại nghe tiếng bước chân xa dần.
    "Bà ấy không lấy tiền, chắc bà ấy còn giận mình." Cô bé nghĩ như vậy, và lòng vô cùng buồn bã.


    CHIA SẺ MỘT CHÚT SUY TƯ

    Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

    Đọc xong câu chuyện này, tôi chợt nhớ câu nói của một nhà văn nào đó: “Tôi sợ một chiếc lá rơi vô tình làm vỡ ánh trăng vàng trên mặt hồ yên lặng!”. Trong câu chuyện này, chiếc lá vàng không rơi vào mặt hồ yên lặng mà nó rơi vào chiếc nón của một tâm hồn hiền hòa đơn sơ, làm tan vỡ sự yên bình của hai tâm hồn cùng đau khổ. Hai người mù!

    Người phụ nữ mù ở đây hiền quá, phải không các bạn! Có thể cuộc đời của bà ta đã gặp nhiều lận đận truân chuyên. Bà phản ứng rất dịu dàng với một cô bé có phần thô lỗ. Cô bé mà lời lẽ có vẻ mất dạy ấy, trong thẳm sâu tâm hồn, vẫn rất đáng yêu. Cô hối hận. Cô không biết nói gì, thậm chí một lời xin lỗi với người mà cô đã quá lời cũng không. Cô bé mù lòa vô học ấy, cần được cảm thông, và người phụ nữ bị xúc phạm ấy đã có lòng bao dung với cô bé. Cô bé đã dùng số tiền mà cô có như một thái độ phục thiện, “làm hòa”, đó không phải là đáng yêu lắm sao! Chỉ tiếc một điều, “chiếc lá vô tình” đã làm hai tâm hồn đơn sơ có một “khoảng cách”! Không còn có thể hiểu nhau!

    + “Cô bé gạt mình. Chắc cô bé còn giận mình”. Bà buồn bã quay đi.
    + “Bà ấy không lấy tiền, chắc bà ấy còn giận mình”. Cô bé nghĩ như vậy và lòng vô cùng buồn bã!

    Cuộc đời có biết bao lần con người hiểu lầm nhau. Thế giới vật chất mênh mông đã đành, thế giới tâm hồn của mỗi người càng bao la hơn nữa. Nên có khi một người đang ở bên cạnh ta, mà vẫn như xa cách nghìn trùng! Ngày nay, khoa học tiến bộ, thế giới ngày một gần nhau hơn, nhưng con người thật sự đã hiểu nhau chưa? "Vô tri bất mộ," không hiểu biết nhau, làm sao thương yêu nhau?  ...

    Bạn đọc thân mến!

    “Bình an cho các con!”. Lời Chúa Giêsu chúc lành cho môn đệ sau khi Ngài phục sinh. Sự bình an đến từ tình yêu cao cả mà Ngài đã xóa tan khoảng cách bằng trái tim bao dung tha thứ trên Thập Giá. Khoảng cách nào xa bằng khoảng cách giữa Trời và Đất? - “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1, 51).

    Khoảng cách nào là do định mệnh, khoảng  cách nào là tại chúng ta?

    - Không có làn ranh nào rõ ràng cả! “Tận nhân lực, tri Thiên mệnh”. Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xóa tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương!

         “Yêu nhau trăm sự chẳng nề,
         Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng!” (Ca dao)

    Vâng, Tình Thương xóa tan mọi “Khoảng Cách”!

    http://lavang.hopto.org/tamletest/NghethuatSong/khoangcach.html                                                               

    Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

    Sức Khỏe Của Bạn: Một chế độ ăn chay đúng đắn

    Đĩa cơm thuần chay thanh nhẹ - A light vegan lunch
    Dr. Phạm Vũ Cường says a proper vegan diet is fine healthwise, just watch out not to eat too much of the protein-rich vegan stuff which can lead to obesity. He also says to eat lots of veggies and fruits to avoid iron deficiency, and to take zinc supplements. For pregnant women, nursing mothers, and the elderly who are vegan, the doc recommends taking vitamin B12 supplements.

    Một chế độ ăn chay đúng đắn

    BS. Phạm Vũ Cường / Sức Khỏe & Đời Sống - Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam
    Ngày 23 tháng 3, 2011

    Ăn chay là khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước đang phát triển vì nó giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Một số người trong chúng ta thì không ăn chay vì sợ thiếu chất. Một chế độ ăn chay đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.

    Nhiều người trong chúng ta luôn tưởng nhầm ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu.  Hiện nay để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mọi người, các công ty đã cho ra đời nhiều nguyên liệu và thức ăn chay bổ dưỡng, phong phú. Chỉ cần một chút khéo léo của các bà nội trợ là chúng ta đã có một mâm cơm chay ấm cúng, giàu dinh dưỡng cho gia đình.

    Theo các nhà khoa học, ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, nhiều chất béo không bão hòa, nhiều vitamin C, E… có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh đái tháo đường týp 2, béo phì, tăng huyết áp, sỏi mật và táo bón…

    Tuy nhiên chúng ta cũng nên lựa chọn đa dạng thực phẩm và ăn chay đúng cách để tránh những bất lợi cho cơ thể.  Thật khó kiềm chế trước các món ăn chay được chế biến từ hạt đậu nành và các loại thực phẩm ngũ cốc giàu tinh bột rất ngon miệng, phù hợp với khẩu vị như cơm chiên Dương Châu, mì xào giòn, rau cải xào nấm đông cô, phở áp chảo, chả giò, cá chay kho tộ, canh chua Thái Lan... Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết cân đối nhu cầu để tránh tình trạng béo phì vì món ăn chay rất giàu đạm và chứa nhiều năng lượng. Tình trạng béo phì rất dễ xảy ra đối với người mới chuyển sang ăn chay vì nhanh cảm thấy đói (do thức ăn chay dễ tiêu hóa) nên càng cố ăn nhiều và tăng cường ăn vặt.


    Những lưu ý khi ăn chay

    - Chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt.

    - Cần lưu ý cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho những người như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành...

    - Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:

    + Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.

    + Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mì...

    + Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, mầm lúa mì.

    - Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic... Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.

    - Cầm bổ sung B12 cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi để tránh tình trạng thiếu B12.

    - Để tránh thiếu kẽm có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.


    http://suckhoedoisong.vn/20110315101322738p0c44/mot-che-do-an-chay-dung-dan.htm

    Sống Xanh: "Sống xanh" - sao bạn chưa thử? (Lê Minh Quốc)

    Tình nguyện viên dọn dẹp vệ sinh - Volunteers help clean up (Photo: Trung Uyên)
    Vietnamese youth ambassador Lê Minh Quốc writes about living green, which includes not consuming products made from endangered or rare species. Tigers, such a majestic animal, are being hunted down by humans and murdered to painful deaths. We should leave animals alone and let them live their lives - fowl, fish, farm animals and the wild alike - the way we wish to go on with ours: in peace.

    "Sống xanh" - sao bạn chưa thử?

    LÊ MINH QUỐC - đại sứ trẻ Việt Nam về loài hổ

    TTO - Một số người ngần ngại khi nghĩ về việc "sống xanh" và cho rằng điều này khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức. Song thật ra, có thể nói "sống xanh" đơn giản là những hành động nhỏ hằng ngày của từng cá nhân.

    Xuất phát từ việc cố gắng giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng cho gia đình, tôi đã cùng chia sẻ và nói chuyện với ba mẹ và anh chị để mọi người cùng nhau hiểu và thực hiện những biện pháp rất đơn giản như: tắt máy điều hòa vào ban đêm và chuyển sang sử dụng quạt, đưa nhiệt độ tủ lạnh về mức cần thiết, không ở mức quá lạnh, tận dụng ánh sáng thiên nhiên thay vì sử dụng đèn vào ban ngày, kiểm tra việc tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà…

    Đó là một số hành động rất đơn giản mà tôi, gia đình và các bạn đều có thể làm được. Những hành động này không làm cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn (một số người chúng ta vẫn nghĩ việc tiết kiệm điện sẽ gây khó chịu và thiếu tiện nghi cho cuộc sống), mà còn giúp chúng ta có thêm những sự lựa chọn thích hợp, và hơn thế nữa, những thiết bị này sẽ được kéo dài tuổi thọ hơn do được sử dụng đúng định mức cần thiết.

    Chỉ với những hành động đơn giản như thế, tôi và bạn đã là những người "sống xanh" và thân thiện với môi trường.

    Nhưng việc "sống xanh" không dừng lại ở những hành động tiết kiệm điện mà còn rộng hơn thế. Tuy nhiên, luôn có những biện pháp mà nếu các bạn áp dụng phù hợp cho gia đình mình thì sẽ đem lại một lợi ích không nhỏ cho cộng đồng: sử dụng hạn chế bao nilông, để rác đúng nơi quy định để việc thu gom được dễ dàng và giữ môi trường xung quanh sạch đẹp hơn, không sử dụng các sản phẩm từ các loài động vật quý hiếm vì những tác dụng thần kỳ được quảng bá đó đã bị bác bỏ bởi các chứng minh khoa học và bạn lại phải bỏ một chi phí không nhỏ cho nó…

    Việc bảo vệ môi trường là một vấn đề của toàn cầu, nhưng được xây dựng và thực hiện từ những cá nhân. Chính tôi và các bạn là những người sẽ quyết định cho tương lai thế hệ sau, con cháu của chúng ta. Tại sao chúng ta không "sống xanh" khi việc đó đem đến nhiều lợi ích về mặt tinh thần, giá trị cuộc sống cũng như về mặt kinh tế cho chính mỗi chúng ta?

    Những hành động nhỏ nhưng thiết thực đó, thực hiện và kêu gọi mọi người xung quanh cùng thực hiện thì chúng ta sẽ có một môi trường sống tốt, sạch và xanh hơn. Tôi hi vọng mọi người có thể dành vài giây suy nghĩ cho môi trường trước khi chúng ta làm một hành động nào đó!


    http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Nhip-song-tre/43247,Song-xanh-sao-ban-chua-thu.ttm

    Nói Không Với Ma Túy: Lời giải bài thuốc quý giúp "tái sinh" hàng nghìn người

    Người cai nghiện dần dần bớt sợ nước - Patients are gradually less afraid of water now
    VTC News reports on Mr. Tiêu Vĩnh Ngọc from Quảng Ninh, who created a plant-based medicine to help people overcome drug addiction. In 2009, he submitted it for laboratory analyses, which indicated no toxicity. His formula is now pending the approval of Việt Nam's Department of Health. Professor Phạm Song, formerly Minister of Health, has been interested in this case and is pleased with the results. Mr. Ngọc said to the reporter, "No one was born bad. People were unwitting and unaware about themselves, so they were pushed around by temptations in life. When they realize it and want to be good people, there's no reason why society shouldn't welcome them with open arms and help them lead the kind of life that is beneficial for themselves, their families, and the nation once again. My medication is only a very small part; compassion among people in society is the most valuable cure of all."
    Many thanks to reporter Mr. Dương Lãng Hoàng and VTC News for this investigative piece which can help many regain health and freedom from drug dependency. We also hope that no more laboratory tests on animals are needed to determine the efficacy of this herbal medicine developed by the well-intentioned Mr. Ngọc. Our prayers and best wishes for a drug-free Việt Nam!

    Lời giải bài thuốc quý giúp "tái sinh" hàng nghìn người

    Dương Lãng Hoàng / VTC.VN
    Ngày 27/03/2011

    (VTC News) - Điều mà đoàn phóng viên chúng tôi trăn trở nhất trước khi lên đường là phải tìm cho được bằng chứng cụ thể, để xác minh những đồn thổi về loại thuốc có công hiệu đặc biệt này…

    Những ngày đầu tiên khi cơ sở cai nghiện của ông Ngọc được nhiều người tìm đến chữa trị cũng là lúc ông phải chịu đựng búa rìu dư luận. Bà con hàng xóm nghi ngờ đây là một cơ sở ma, sinh ra chỉ để kiếm lời và còn rước trộm về làng.

    Ông Ngọc không biện minh nhiều, khi có lệnh cấm từ chính quyền, ông lẳng lặng kí vào cam kết nếu có bất kì điều gì xảy ra, ông sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ông nói: “Tôi không có ý định hại người và thu lời bất chính. Tất cả những gì tôi làm sẽ được minh chứng bằng số người nghiện tìm đến tôi”.

    Thực tế “im lặng” đôi khi lại trở thành “đồng ý”, “các cơ sở của tôi đã bị nhiều người dân tại khu vực đó khinh rẻ. Có người còn liên tục đổ tội nếu làng này mà mất trộm thì chỉ có cơ sở của ông gây ra mà thôi”, ông kể lại.


    Ông Ngô Xuân Sáo, Trưởng Công an xã Nghĩa Thái, Tân Kỳ, Nghệ An (người đeo thẻ) trao đổi với những người đến cai nghiện tại trại của anh Ngọc - Public Security Chief Ngô Xuân Sáo (wearing badge) talks to patients.
    Thời gian qua đi, cơ sở của ông Ngọc người nghiện đến thì cứ nườm nượp. An ninh tại nhiều nơi không có vấn đề gì xảy ra. Người nghiện cai xong không quay trở lại, nhưng đã có biết bao bà mẹ, người vợ, người cha tìm đến ông Ngọc để được nói lời cảm ơn vị ân nhân đã “tái sinh” con mình. Những giọt nước mắt ân tình lã chã rơi trong những buổi gặp mặt vội vàng, nhưng với ông là cả một niềm tự hào mà ông đã đổ bao công sức, đấu tranh mới có được.

    Ngồi nói chuyện với chúng tôi mà điện thoại của ông cứ rung lên từng hồi. Cuộc này chưa kịp ngắt cuộc khác đã tới. Khi ông ở Tân Kỳ thì có người gọi hỏi ông địa chỉ cơ sở Biên Hòa, khi ông ở Quy Nhơn thì có người mong ông nhận cai cho chồng ở Phố Xấu… Ông chỉ trả lời ngắn gọn: “Cai là phải tự nguyện. Tự nguyện thì mới thành công. Cứ gọi theo số này sẽ có người hướng dẫn!”

    Để minh chứng cho bài thuốc không hề độc hại, ông Ngọc đã chuyển bài thuốc của mình lên Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Bộ Y Tế) để tiến hành kiểm tra và làm các xét nghiệm.

    ...Ngày 21/11/2009, ông Tiêu Vĩnh Ngọc tiếp tục gửi đơn đề nghị lên Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xin nghiệm thu về bài thuốc cai nghiện ma túy và bài thuốc chống lệ thuộc ma túy. Ngày 11/12/2009, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ TB và XH) đã có công văn số 679/PCTNX-TCCB trả lời đơn của ông Ngọc với nội dung hoàn toàn ủng hộ, khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia công tác cai nghiện túy. Tuy nhiên, việc nghiệm thu bài thuốc cai nghiện ma túy và bài thuốc chống lệ thuộc ma túy thuộc thẩm quyền của Bộ Y Tế.

    Từ thời gian đó đến nay, ông Ngọc vẫn tiếp tục gửi đơn lên Bộ Y Tế xem xét bài thuốc của ông và đang chờ các cơ quan chức năng tiếp tục trả lời.

    Sau đó, GS. Viện sỹ Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, nay là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và BS Phạm Ngọc Bích, giảng viên cao cấp về bệnh học nhiệt đới truyền nhiễm, Ủy viên thư ký khoa học, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và môi trường (Tổng hội Y học Việt Nam) cùng cộng sự đã có dịp về thăm cơ sở của ông Tiêu Vĩnh Ngọc tại Quảng Ninh. Chúng tôi đã liên lạc với GS Phạm Song về bài thuốc của ông Tiêu Vĩnh Ngọc.


    Giáo sư Phạm Song (người đeo kính) - Professor Phạm Song (with glasses)
    GS cho biết ông rất quan tâm tới bài thuốc này. Việc sử dụng các thảo dược để bào chế, tổng hợp thành bài thuốc cai nghiện là hướng đi đúng, sẽ mang lại hiệu quả to lớn. GS Song rất hài lòng về kết quả điều trị cai nghiện: “Việc bài thuốc của anh Tiêu Vĩnh Ngọc đã được xét nghiệm không có độc tố, cũng không gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe người bệnh, mà lại có hiệu quả “cắt cơn” nhanh chóng, có khả năng làm mất thói quen thèm, đói, đòi thuốc nghiện… là những tiền đề tốt để giới khoa học tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế”.

    GS Phạm Song cũng thông báo, theo kết quả theo dõi trong vòng một năm thì tỷ lệ người cai nghiện ma túy thành công không tái nghiện tại cơ sở của ông Ngọc là 60 – 80%, trong khi đó tỷ lệ tái nghiện ở nước ta hiện nay còn khá cao, hơn 80%.

    Hiện GS Phạm Song cũng đang vận động các đồng nghiệp của mình vào cuộc để nghiên cứu và đánh giá chất lượng bài thuốc của ông Tiêu Vĩnh Ngọc. Theo GS, nếu thành công đây sẽ là một bước tiến lớn đối với nền y học nước nhà. Bởi các nhà y học trên thế giới hiện vẫn đang bế tắc trong công cuộc sáng chế ra loại thuốc đặc hiệu cho người nghiện.

    Mới đây, sau khi bài thuốc của ông Ngọc được giới y học quan tâm. UBND Tỉnh Hà Giang đã đồng ý cho Công ty TNHH Tổng hợp Bảo Cường liên kết với cơ sở cai nghiện của Ông Tiêu Vĩnh Ngọc tổ chức cai nghiện ma túy cộng đồng có hiệu quả thiết thực, giảm số người nghiện trên địa bàn tỉnh.

    Hiện nay hầu hết các cơ sở cai nghiện của ông Ngọc không còn phải hoạt động “chui” như trước đây nữa. Cơ quan chức năng tại nhiều địa phương đã lên tiếng ủng hộ phương thức cai nghiện của ông. Hàng trăm người nghiện thập phương tìm đến các cơ sở của ông để mong muốn thoát khỏi “cái chết trắng”. Nhưng để đảm bảo thành công, mỗi người nghiện đến cai ông đều bắt họ viết giấy cam đoan là đến đây sau khi đã có sự bàn bạc kỹ với gia đình và bản thân họ tự nguyện đồng ý cai.

    Trong cuộc hành trình, ông Ngọc có tâm sự một điều khiến tôi tâm đắc mãi: “Con người sinh ra không ai là xấu xa cả. Họ vô tình và không ý thức được bản thân nên đã bị những cám dỗ của cuộc sống xô đẩy. Đến lúc họ nhận thức được và muốn trở lại làm người tốt thì xã hội không cớ gì mà không dang tay đón nhận, giúp đỡ họ trở lại sống có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Phương thuốc của tôi chỉ là phần nhỏ, tình người trong xã hội mới là bài thuốc đắt giá nhất”.


    http://www1.vtc.vn/2-280660/xa-hoi/loi-giai-bai-thuoc-quy-giup-tai-sinh-hang-nghin-nguoi.htm

    Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

    Bạn Thú Mến Yêu: Cọp nghe kinh (Huỳnh Kim Quang)

    All of God's creations have Divine Nature - including tigers. There are many stories about tigers who were so touched by the immense power of Benevolence from enlightened spiritual practitioners that they spontaneously gave up their predatory, hunting, meat-eating ways to study with these masters in the high mountains of China and Việt Nam.

    CỌP NGHE KINH
    Huỳnh Kim Quang

                Bạn có bao giờ nghe nói đến chuyện cọp đầu Phật, nghe kinh và tu hành?

                Cọp, xưa nay bị con người cho là loài thú hung dữ, tàn bạo, ăn thịt người, thì làm gì có chuyện biết đầu Phật, nghe kinh và tu hành? Khó tin lắm phải không?

                Chuyện mới nghe thì tưởng chỉ có trong huyền thoại cổ xưa theo kiểu “một ngàn lẻ một đêm,” nhưng đó lại là những sự thật lịch sử được ghi trong sử truyện của Phật Giáo ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, v.v...

                Sự thật này được xác chứng từ trên hai ngàn rưỡi năm trước qua lời dạy của đức Phật khi Ngài nói rằng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật,” bất luận chúng sinh ấy là chủng loại nào, con người hay thú vật, là hung bạo, tàn ác đến cỡ nào. Trong Kinh Angulimala Sutta của Trường Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) có kể chuyện tại Ấn Độ, thời đức Phật còn tại thế, có chàng thanh niên tên là Angulimala vì tin theo tà thuyết cho rằng giết 100 người để lấy được 100 ngón tay mà xâu lại thành chuỗi hạt thì sẽ đắc quả, nên đã tìm giết cho đủ số 100 người dân vô tội. Khi gặp được Phật, chàng thanh niên Angulimala này định giết Ngài để lấy ngón tay, thì được Phật độ và đã xin xuất gia theo Phật. Không bao lâu sau thầy tỳ kheo Angulimala đã đắc quả A La Hán. Cho nên, Phật Pháp có công năng chuyển hóa mọi ác tâm, ác nghiệp của tất cả mọi loài chúng sinh, trong đó cọp cũng không ngoại lệ.

                Đại Sư Tây Tạng Akong Tulku Rinpoche, trong tác phẩm “L’art de Dresser le Tigre Interieur” (Nghệ Thuật Nuôi Dạy Con Cọp Bên Trong), đã ví tâm thức sân si điên cuồng của con người như con cọp và quá trình chuyển hóa tâm điên đảo ấy cũng giống như quá trình thuần hóa cọp. Đại sư viết:

                “Hiện thời, nơi phần đông chúng ta, tâm thức giống như một con cọp hoang dã gieo rắc kinh hoàng và tàn phá những thôn làng. Chúng ta hoàn toàn bị cái tâm trí điên cuồng này thống trị, nó lôi kéo chúng ta đi mọi hướng, theo những tham muốn và những ghét bỏ của nó, phá nát trên đường đi mọi cái có thể ngăn ngại nó, không ý thức gì về những xung động của riêng nó cũng như thực tại bao quanh nó. Nó dẫn dắt cuộc múa nhảy theo ý nó và chúng ta phải trả đền cho những đổ vỡ, không hiểu điều gì đã xảy ra: chính đó là nơi chúng ta phải tìm kiếm lý do cho những khổ nhọc và những thất vọng của chúng ta.

                Để tìm thấy lại sự tự do đã bị giam hãm, phải bắt con cọp hoang dã này và thuần hóa nó: nó phải phục vụ chúng ta mà không phải ngược lại.” (Bản dịch Việt của Nguyễn An Cư, Thiện Tri Thức Xuất Bản 2001. Nguồn: www.thuvienhoasen.org)

                Ngày xưa, các ngôi chùa và những vị thiền sư, tổ sư thường ở ẩn trong rừng núi để tịnh tu. Ở trong rừng thì tất nhiên phải gặp thú rừng, gặp cọp. Với người bình phàm, gặp cọp là chuyện không may, nhưng với các thiền sư là chuyện bình thường như cơm bữa. Các ngài do đắc đạo mà phát sinh diệu lực của trí tuệ và từ bi bất khả tư nghì, cho nên, có thể cảm hóa được không những loài người mà cả đến thú vật.

                Sử truyện về chuyện cọp quy y đầu Phật, nghe kinh tu hành thì rất nhiều, nhưng ở đây người viết chỉ xin nêu ra một vài chuyện điển hình. Trước hết, xin kể về chuyện cọp trong chốn thiền môn ở Trung Quốc.

                Thiền Sư Phong Can Cỡi Cọp Về Chùa

                Trương Kế, một thi hào Trung Hoa đời nhà Đường, có làm bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” nổi tiếng. Bài thơ như sau:

                “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
                Giang phong, ngư hỏa, đối sầu miên
                Cô Tô thành ngoại, Hàn Sơn Tự
                Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.”


                Thi sĩ Tản Đà đã dịch ra thơ bằng tiếng Việt như sau:

                “Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
                Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
                Con thuyền đậu bến Cô Tô
                Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.”


             Trong bài thơ trên của thi hào Trương Kế có nhắc đến Chùa Hàn Sơn. Chùa này nằm ở thành phố Tô Châu của Trung Quốc. Chùa được lập vào đầu thế kỷ thứ 6. Lúc mới lập, Chùa có tên là Diệu Lợi Tự. Sau đó đổi tên là Phong Kiều Tự vì nằm gần cầu Phong Kiều. Nhưng đến đời nhà Đường, vì trong Chùa xuất hiện 2 vị thiền sư đắc đạo là Hàn Sơn và Thập Đắc nên, Chùa đã được đổi thành Hàn Sơn Tự.

                Thiền sư Hàn Sơn và Thập Đắc là những hiện tượng kỳ lạ và dị thường của chốn Thiền môn Trung Hoa mà hành trạng và sở chứng khó ai đo lường nổi. Nhưng, nói đến Hàn Sơn mà không nhắc đến thiền sư Phong Can là một thiếu sót rất lớn, bởi lẽ, Phong Can là người lượm Hàn Sơn từ ngoài đường xó chợ đem về chùa nuôi. Phong Can cũng là một thiền sư mà cuộc đời phong kín trong những huyền thoại bí ẩn. Người đương thời cho rằng thiền sư Phong Can là hóa thân của đức Phật A Di Đà.

                Chuyện kể rằng, thiền sư Phong Can có một ngôi thảo am trong khuôn viên Chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai nằm ở tỉnh Triết Giang của Trung Hoa. Thiền sư Phong Can có nuôi một con cọp làm đệ tử. Ngài thường cỡi cọp ngao du sơn thủy, thầy trò tâm đắc, đi đi về về Chùa Quốc Thanh. Mọi người thấy cọp đều sợ, tránh xa, nhưng ngài cười cười mà nói rằng, “Đừng sợ, nó là đệ tử của ta, nó hiền lắm, không làm hại ai đâu.” Nghe thế, mọi người mới an tâm, không còn sợ nữa.

                Cọp Quy Y Với  Ngài Hư Vân


               Thiền sư Hư Vân (1840-1959) là một trong những cao tăng đắc đạo của Phật Giáo Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20. Ngài sống thọ tới 120 tuổi.

                Trong cuốn “Đường Mây Trên Đất Hoa” do Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong phóng tác, phần tự truyện, Thiền Sư Hư Vân có kể rằng tại Chùa Nam Hoa, ngôi Tổ Đình của Lục Tổ Huệ Năng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa, trong ngày Thiền Sư Hư Vân truyền giới cho các đệ tử, có một con cọp từ trên núi tìm xuống đạo tràng. Khi thấy nó mọi người đều hoảng sợ, có người định lấy súng để bắn. Nhưng thiền sư Hư Vân cản lại không cho. Khi con cọp thấy ngài Hư Vân thì quỳ mạp xuống đất, tỏ cử chỉ thần phục, như muốn quy y. Ngài Hư Vân biết ý nó nên đã lập tức truyền Tam Quy (Quy y Phật, Pháp và Tăng) và giới pháp cho. Con cọp thọ giới xong, liền bỏ đi vào núi.

                Truyền thuyết nói rằng hằng năm, con cọp đó đều đến chùa một vài lần trong các dịp lễ lớn. Ngài Hư Vân thỉnh thoảng cũng vào rừng để tìm thăm con cọp đệ tử của mình và dạy cho nó bỏ ác làm lành. Ngài dặn nó nên ở trong núi, đừng ra ngoài làng xóm mà hại người.

                Cọp Đi Hóa Duyên Cho Đại Sư Liên Trì

                Đại sư Liên Trì (1532-1612) là một cao tăng đời nhà Minh ở Trung Quốc. Ngài trú ở Chùa Vân Thê phủ Hàng Châu, chuyên tu pháp môn niệm Phật. Đại sư đã cảm hóa một con cọp, cho nó quy y Tam Bảo và nhận làm đệ tử. Thường ngày, nhiều thiện nam tín nữ đến chùa thấy cọp thì sợ không dám lại gần. Cho nên đại sư đã dạy con cọp không nên đi thẳng mặt tới mà đi lui để không khiến cho người ta sợ. Cọp nghe lời ngài, khi ra vô trong chùa đều đi lui.

                Từ đó, ai thấy con cọp đi lui đều biết là đệ tử của đại sư Liên Trì nên không sợ hãi nó nữa. Con cọp này cũng hay một mình xuống núi đi vào xóm làng để hóa duyên, tức xin thức ăn, về cho thầy mình là đại sư Liên Trì. Dân làng, mỗi khi thấy cọp đi lui đến, đều hoan hỷ đem thức ăn ra cúng dường. Cọp mang thức ăn về chùa cho đại sư Liên Trì thọ dụng.

                Đó là chuyện cọp trong chốn thiền môn ở Trung Quốc, dĩ nhiên còn nhiều lắm kể không hết. Nhưng, thôi, bây giờ, xin kể chuyện cọp với các thiền sư Việt Nam.           

                Từ Đạo Hạnh Hóa Cọp Trên Thân Tái Sinh Lý Thần Tông

                Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý, Từ Đạo Hạnh là một vị thiền sư có nhiều huyền thoại bao trùm lên cuộc đời nhất. Nhưng ở đây chỉ xin kể chuyện Từ Đạo Hạnh hóa sinh làm vua Lý Thần Tông (1116-1138), rồi mắc bệnh thành cọp để phải nhờ đến thiền sư Nguyễn Minh Không chữa lành.

                Tuy nhiên, nhắc đến chuyện Từ Đạo Hạnh bị nghiệp quả hóa cọp thì cũng nên biết đến nguyên nhân mà ông đã tạo ra. Nguyên nhân đó là cha của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh, vì dùng pháp thuật vào cung của Diên Thành Hầu là em của vua Lý Nhân Tông để phá các cung phi. Diên Thành Hầu tức giận mới nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Từ Đạo Hạnh, vì vậy, mang mối hận cha bị giết, nên quyết chí học pháp thuật để trả thù cho cha. Khi đã có pháp thuật rồi, Từ Đạo Hạnh tìm giết Đại Điên để trả thù. Thù trả xong, Từ Đạo Hạnh mới giác ngộ được lẽ ân oán trói chặt con người trong thù hận và sinh tử, cho nên mới tầm sư học đạo cầu giải thoát.

                Khi nghe vua Lý Nhân Tông muốn phong một đứa bé kinh dị tên là Giác Hoàng làm thái tử để truyền ngôi, Từ Đạo Hạnh xúi chị mình lẻn vào cung để phá. Vua truy tìm và biết được Từ Đạo Hạnh chủ mưu nên bắt giam vào ngục để xử. Một hôm, Sùng Hiền Hầu, em trai của vua Lý Nhân Tông, đi ngang qua ngục, Từ Đạo Hạnh kêu cứu và hứa sẽ trả ơn trọng. Nhờ Sùng Hiền Hầu nói giúp với vua Lý Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh được tha. Từ đó Từ Đạo Hạnh mang ơn Sùng Hiền Hầu và có lòng báo đáp. Ngày kia, Từ Đạo Hạnh đến nhà Sùng Hiền Hầu thăm và tạ ơn thì được Sùng Hiền Hầu cho biết là đã cầu tự mà vẫn chưa có con trai để nối nghiệp nhà. Từ Đạo Hạnh nhân đó mới có cơ hội để trả ơn bằng cách về núi Phật Tích thoát xác và đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu. Khi đứa bé sinh ra thì tướng mạo khôi ngô tuấn tú và thông minh khác thường, nổi bật trong đám trẻ con của hoàng tộc nhà Lý. Do đó, vua Nhân Tông mới nhận làm con nuôi, phong thái tử và truyền ngôi vị thành vua Lý Thần Tông vào năm 1128.

                Sau khi lên ngôi vua, Lý Thần Tông mắc chứng bệnh kỳ lạ là toàn thân lông lá mọc đầy, tánh tình trở nên hung dữ, tối ngày la rống chẳng khác một con cọp. Triều thần mời đủ danh y, pháp sư đến chữa trị mà vẫn không ai trị lành. Lúc bấy giờ ngoài dân gian, mấy đám trẻ nít lại hay hát câu:

                “Muốn trị bệnh thiên tử
                Phải có Nguyễn Minh Không.”


                Triều đình nhân đó mới sai người đi tìm thiền sư Nguyễn Minh Không để trị bệnh cho vua Lý Thần Tông. Đến đây, xin nói qua về mối liên hệ nhân duyên giữa thiền sư Nguyễn Minh Không (1066-1141) và vua Lý Thần Tông, hóa thân của Từ Đạo Hạnh.

                Nhân duyên như thế này, thiền sư Nguyễn Minh Không ở Chùa Thiên Phúc trong núi Phật Tích nằm ở huyện Sài Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Từ Đạo Hạnh trên đường tầm sư học đạo đã đến Chùa Thiên Phúc để nhập chúng tu học. Ngày nọ, Từ Đạo Hạnh nói với thiền sư Nguyễn Minh Không rằng nghiệp cảm của ông trên thế gian vẫn còn, nên ông sẽ phải sinh ra và làm vua một đời nữa rồi sau đó mới thoát ly ba cõi. Khi làm vua ông sẽ bị một kiếp nạn rất lớn, nên xin thiền sư Nguyễn Minh Không lúc đó giải nghiệp giùm cho. Chính vì nhân duyên này mới có chuyện thiền sư Nguyễn Minh Không đến trị bệnh hóa cọp của Lý Thần Tông.

                Bây giờ, kể lại chuyện Nguyễn Minh Không chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Khi triều đình triệu thỉnh được thiền sư Nguyễn Minh Không vào cung, thì có nhiều thầy thuốc, pháp sư cũng có mặt. Họ thấy Nguyễn Minh Không ăn mặc theo kiểu một ông sư quê mùa nên có ý khinh chê, nghĩ là ông thầy quê này không tài nào chữa lành bệnh được cho vua. Thiền sư Nguyễn Minh Không mang theo một cái đinh lớn dài 5 tấc. Ông dùng tay đóng đinh vào cột và nói rằng nếu ai rút đinh ra được thì người đó sẽ chữa bệnh cho vua. Trong đám pháp sư và thầy thuốc đó không ai làm nổi. Ông lấy hai ngón tay kéo cái đinh ra một cách nhẹ nhàng, rồi sai nấu một vạc nước sôi và bỏ đinh vào đó. Rồi thì ông nhúng tay vào vạc nước sôi, quậy mấy vòng, xong, bỏ Lý Thần Tông vào vạc, dùng nước sôi xối lên mình của Lý Thần Tông. Tức thì lông cọp trên mình Lý Thần Tông rụng hết và bệnh cũng lành luôn. Chuyện này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Thiền Uyển Tập Anh, v.v…

                Đó là chuyện vào thời nhà Lý, cách nay gần một thiên niên kỷ. Chuyện cọp quy y đầu Phật với các thiền sư thì thời nào cũng có, không riêng gì đời xưa, ngay trong thế kỷ 19 và 20 gần đây cũng xảy ra. Nay xin kể vài chuyện để hầu độc giả.             

                Đệ Tử Bạch Hổ Của Tổ Hữu Đức


                Sử truyện kể rằng Tổ Hữu Đức sinh quán tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh năm 1812 và tịch vào năm 1887. Tổ xuất gia từ thời thiếu niên và vân du đây đó để học đạo. Ngài đã vào tận Phan Thiết để tầm sư tu học. Nghe danh tiếng của Tổ Bảo Tạng, vốn là đệ tử của Tổ Giác Ngộ là vị thiền sư đắc đạo khai sơn Chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, Phú Yên, cũng vào Phan Thiết, nên Tổ Hữu Đức lần tìm đến để xin thọ giới.

                Nhắc đến Tổ Giác Ngộ và  Chùa Long Sơn Bát Nhã ở Phú Yên, thì người viết xin được dùng câu chuyện của Tổ Hữu Đức để kể thêm về vị thiền sư và ngôi chùa nổi tiếng tại Phú Yên này. Sở dĩ nói thêm vì chính người viết bài này đã có cơ duyên đến tận Chùa Long Sơn Bát Nhã lúc còn ở trong nước. Tên Chùa nói cho đủ là Sắc Tứ Long Sơn Bát Nhã Tự. Chùa có chữ “Sắc Tứ” vì đó là ngôi chùa được vua sắc phong vì có công lớn với triều đình. Chùa Long Sơn được vua Minh Mạng phong Sắc Tứ vì Tổ Giác Ngộ đã trị lành bệnh cho Hoàng Thái Hậu là mẹ của Minh Mạng.

                Chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ đường quốc lộ số 1 ở thôn Phú Tân đi lên núi khoảng 3 cây số. Đường đi toàn là núi non rừng rậm. Khi lên tới đỉnh thì chỉ nhìn thấy núi rừng trùng trùng điệp điệp, nhìn hướng đông thấy Đầm Ô Loan và biển Đông xa thẳm tít chân trời. Đứng ở Chùa Long Sơn Bát Nhã nhìn ra biển, sẽ thấy 5 hòn núi nhỏ nằm thẳng hàng từ trong ngọn núi Long Sơn ra đến biển. Năm ngọn núi này, người dân ở đây gọi là Ngũ Quỷ Sơn. Truyền thuyết kể rằng khi Cao Biền thời nhà Đường sang Đại Việt để tìm long mạch mà trấn, lúc đến đây vì thấy ngọn núi này long mạch rất thịnh nên đã dùng phép thuật đá tung ngọn núi chính để phá long mạch, đất đá từ ngọn núi chính văng xuống tạo thành 5 hòn Ngũ Quỷ. Trên đầu núi Chùa Long Sơn Bát Nhã có một cái giếng đá thiên nhiên, nước trong veo. Giếng này quanh năm suốt tháng không khi nào cạn nước. Thiền sư Giác Ngộ đến đây để ẩn tu. Lúc ngài đến đây, rừng núi âm u, là nơi tụ tập của nhiều thú rừng, trong đó có cọp. Nhưng ngài vẫn an nhiên tự tại tham thiền nhập định ở đây.

                Nay nói lại chuyện Tổ Hữu Đức. Sau khi thọ giới với Tổ Bảo Tạng, Tổ Hữu Đức lên núi Trà Cú, có chỗ gọi là Tà Cú, để tìm nơi vắng vẻ tịch mịch mà ẩn tu. Ngài một mình leo lên núi, đi thật xa và cao trên núi để không còn ai có thể biết đến mà quấy rầy chuyện tu tập. Nơi đó chỉ có suối nước và rừng rậm thâm nghiêm, không một bóng người lai vãng, ngoài thú rừng cọp, beo, rắn, rít. Ngài vào một hang núi để tĩnh tọa thiền quán, lúc đói thì hái trái cây và đọt lá cây mà ăn. Lúc đầu thú rừng còn xa lạ, nhưng dần dần, với đức độ đắc đạo, ngài đã cảm hóa được chúng. Điều kỳ lạ là có một con cọp trắng (bạch hổ) hay đến nằm ngoài cửa hang lúc ngài tụng kinh. Lúc đầu nó nằm xa, sau dần vào gần chỗ ngài ngồi thiền. Rồi như hấp lực của kinh kệ và đạo hạnh của tổ, con bạch hổ cứ quanh quẩn bên ngài. Cuối cùng, con bạch hổ đã trở thành đệ tử quy y với ngài. Tương truyền rằng, mỗi khi có dân làng lên núi thăm Tổ, khi về vì sợ thú rừng, nên Tổ sai Bạch Hổ đưa họ xuống núi.

                Tổ Hữu Đức ẩn tu trong hang núi Trà Cú được 7 năm như thế. Một hôm có mấy người Chàm đi săn đã phát hiện ra ngài và đồn đến tai dân làng Kim Thạnh ở dưới núi.  Từ đó, thỉnh thoảng dân làng tìm đến để nghe kinh, nhờ ngài hướng dẫn tu tập và cúng dường thức ăn cho ngài. Sau đó, dân làng đã cùng nhau dựng am tranh cho ngài có chỗ che mưa, tránh nắng.

                Do tu hành đắc đạo, ngài có oai lực chữa lành bệnh cho người dân. Tiếng đồn ấy truyền đi rất xa. Năm Tự Đức thứ 33, Thái Hậu bị bệnh nặng, ngự y trong cung đều bó tay. Quan Thủ Hiến của Bình Thuận viết thư tâu lên vua về chuyện chữa bệnh mầu nhiệm của Tổ Hữu Đức. Vua Tự Đức hạ chiếu triệu thỉnh ngài ra Kinh để trị bệnh cho Thái Hậu. Tổ Hữu Đức từ chối không đi, nói rằng ngài đã lập nguyện không xuống núi, nhưng đồng thời ngài cũng chỉ dạy cách hành trì Chú Chuẩn Đề cho sứ giả để về Kinh phục mạng. Nhờ y theo lời dạy thọ trì Chú Chuẩn Đề của ngài mà Thái Hậu đã khỏi bệnh. Vua Tự Đức cảm ân đức nên ban sắc tứ cho chùa là Linh Sơn Trường Thọ.

                Năm 1887, Tổ Hữu Đức viên tịch. Bạch Hổ ngày ngày ra nằm bên tháp Tổ, không ăn uống gì, nên sau đó cũng mất theo ngài luôn. Dân làng chôn Bạch Hổ cạnh tháp Tổ. Cho nên, ngày nay khách thập phương đến viếng tháp Tổ đều thấy có ngôi mộ nhỏ sát bên cạnh tháp, đó là mộ của Bạch Hổ.

                Để kết thúc bài này, người viết xin kể hầu độc giả một câu chuyện cũng liên quan đến cọp nơi cửa thiền. Đó là chuyện “Hổ Khê Tam Tiếu,” rất nổi tiếng trong thiền môn Trung Quốc.

                Chuyện kể như thế này, Đại sư Huệ Viễn (334-416), quê quán ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây, là một bậc cao tăng đời nhà Tấn ở Trung Quốc. Ngài là một trong những vị tổ của Tịnh Độ Tông Trung Hoa. Ngài sáng lập Liên Xã để kết duyên Tịnh Độ với những ai có duyên.

                Đại sư Huệ Viễn ẩn tu ở Chùa Đông Lâm. Trước Chùa Đông Lâm có một con suối, trên suối có chiếc cầu. Dưới suối có nhiều cọp thường đến để uống nước, cho nên suối có tên là Hổ Khê (Suối Cọp). Ngài Huệ Viễn tu ở Chùa Đông Lâm đã mấy mươi năm chưa từng bước chân qua khỏi cầu Hổ Khê này.

                Nhưng, một hôm, vào năm 407, có đạo sĩ Lục Tu Tĩnh và thi hào Đào Tiềm (tức Đào Uyên Minh) đến chùa Đông Lâm viếng thăm và đàm đạo Phật lý, Đạo Lý và thi văn với Huệ Viễn Đại Sư. Khi hai vị khách quý này cáo biệt ra về, Ngài Huệ Viễn đích thân tiễn họ ra. Vừa đi, ba người vừa tiếp tục đàm đạo, vì tâm đắc câu chuyện đạo lý và thi văn nên qua khỏi cầu Hổ Khê lúc nào mà không biết. Ngay thời khắc ấy, có tiếng cọp ở dưới suối rống lên thật to. Ba người tức thì dừng lại. Hai vị khách nhìn Đại Sư Huệ Viễn. Rồi cả ba cùng cười sảng khoái… Từ đó trong chốn thiền môn lưu truyền câu chuyện “Hổ Khê Tam Tiếu,” tức ba tiếng cười ở Suối Cọp.    

    Bài đăng phổ biến