Trang Đọt Chuối Non chủ trương tư duy tích cực, có nhiều bài xây dựng, nhắc nhở nhau những điều hay đẹp, nhất là các bài viết của tác giả Trần Đình Hoành. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
New Age: Cơ thể, trí óc và tinh thần
Posted on Tháng Chín 24, 2010 by tdhoanh
Chào các bạn,
“Body, mind, spirit” là cụm từ trong văn hóa New Age của Mỹ và Âu Tây ngày nay, bắt đầu thịnh hành khoảng 20 năm trước, đầu thập niên 9x, khi thế hệ Baby Boomer của Mỹ–thế hệ của The Beatles, Joan Bayez, Woodstock, Bill & Hillary Clinton—bắt đầu vào tuổi 40, hơi chậm làm việc lại một chút, khai phá đời sống tâm linh và khám phá ra… Phật giáo, Lão tử, Yoga và các luồng tâm linh Đông Phương. Văn hóa New Age có nhạc New Age, nhẹ nhàng, sâu sắc, tâm linh, như Enya, Yanni, Kitaro, và “Body, Mind, Spirit” cho triết lý sống.
Đối với người phương Đông chúng ta, ta chẳng nhận ra điều gì lạ cả, vì chúng ta sinh ra và lớn lên với khái niệm “thân thể, đầu óc, và tinh thần” là một, cả nghìn năm nay rồi. Nhưng đối với người phương Tây thì khi nói đến “body, mind và spirit” là một hợp thể như thế, thì đó là một cách mạng lớn về tư tưởng.
Ở Đông phương, chúng ta có truyền thống ăn chay trường chỉ dùng thực phẩm thực vật—đó là body—kiểm soát và tập trung tư tưởng qua thiền đinh và thiền quán—đó là mind—để phát triển đời sống tâm linh và giác ngộ–đó là spirit. Cơ thể ta, trí tuệ ta, và chân tâm là một, và là một với cả vũ trụ, gọi là “Không” trong Phật học. Trong Đạo gia (Lão tử) thì ta có “thân, ý, thần” và đạo sĩ Đạo gia rất cẩn thận việc ăn uống chay trì—thân–tập trung tư tưởng trong khí công—ý– để luyện thần—linh hồn của con người.
Trong khi đó, ở Tây phương thể xác xưa kia bị coi như là bụi đất, nặng nề, tội lỗi, đáng khinh, và trong truyền thống Công giáo việc hãm mình và hành xác là việc luôn được khuyến khích. Trí tuệ được quí trọng phần nào, nhưng xem như là biệt lập với thể xác, khai mở bởi Thánh Linh (Holy Spirit) chứ không lệ thuộc vào sức khỏe của thể xác. Và linh hồn thì bất tử. Thân thể, trí tuệ và linh hồn là 3 cái ở chung một nhà nhưng không hòa hợp thành một bao giờ.
Rất may là sau hơn 2 nghìn năm, đến thế kỷ 21 này, thì Tây phương bắt đầu bắt kịp Đông phương chúng ta về “body, mind, spirit”.
Nhưng, các bạn, chúng ta có biết sống với kiến thức sâu đậm nghìn năm mà chúng ta được thừa kế không vậy? Hay là kiến thức này chỉ được ông hàng xóm quý trọng, còn đối với mình thì bụt nhà không thiêng?
• Ta là cái gì ta nuốt vào. Cái gì chúng ta ăn vào, uống vào, chính là cái làm nên chúng ta—cơ thể, trí óc và tinh thần.
Nếu ta uống rượu bia thường xuyên chẳng hạn, thì đương nhiên là đầu óc ta mù mờ thường xuyên, khó phát triển về trí tuệ, khó phát triển thiền định, tĩnh lặng và tri kiến tâm linh.
Nếu ta ăn thịt cá thường xuyên mà chẳng suy nghĩ gì cả thì ta thường không biết yêu loài vật, và có lẽ cũng ảnh hưởng đến tình yêu của ta đến sinh vật Người. Dĩ nhiên là ta vẫn cần tiêu thụ thức ăn cần thiết cho cơ thể kể cả thịt cá, nhưng nếu có thể thay một ít thịt cá bằng các món khác, thì tại sao không?
Và tại sao ta lại không khuyến khích nhau không bao giờ ăn thịt rừng, để giúp các loài vật hiếm hoi trên rừng tồn tại cho môi sinh của chúng ta. Cứ rủ nhau đi nhậu thịt rừng, và có thể là thịt rừng săn bắt phi pháp, là sao?
Và ta có quan tâm đến thực phẩm tinh thần hàng ngày như thực phẩm cho cơ thể không? Mỗi ngày ta thích nghe loại thông tin gì, sách vở gì, tài liệu gì? Có rất nhiều văn hoá bạo động, tiêu cực, khêu gợi tham sân si của con người… ta có biết mà tránh đi không, và tìm những gì tích cực và trong sáng để tiêu thụ hàng ngày không? Các bạn, “Ta là cái gì ta nuốt vào.”
Mỗi ngày ta nói chuyện với bạn bè, ta thường nói các chuyện dịu dàng về tình yêu con người, về xây dựng tổ quốc, hay nói chuyện ganh tị, bạo động, tham sân si, hoặc lải nhải phàn nàn?
• Tư duy của ta ảnh hưởng đến cách ta nuôi dưỡng cơ thể và đời sống tâm linh. Nếu ta có tư duy tích cực và tĩnh lặng, ta sẽ có khuynh hướng điều độ chừng mực trong việc ăn uống ngủ nghỉ, đồng thời có nhiều cơ hội phát triển sâu sắc về các vấn đề tâm linh.
• Nếu đời sống tâm linh của ta sâu sắc—nghĩa là ta khiêm tốn, thành thật và yêu người—thì thường là ta sáng suốt hơn về trí tuệ, nhất là trong các việc liên hệ giữa con người, tức là các việc từ thương mãi, đến kinh tế, giáo dục, chính trị. Và ta cũng có khuynh hướng cẩn thận và khỏe mạnh hơn trong việc nuôi dưỡng cơ thể.
Body, Mind, Spirit, ba điều này là hợp thể chặt chẽ như đầu, mình, và tứ chi. Một phần tốt thì các phần khác mạnh theo, một phần hỏng thì các phần khác yếu theo. Cho nên chúng ta cần hiểu biết để bảo vệ từng phần chính là bảo vệ cả ba, và phát triển mỗi phần là phát triển cả ba.
Chúc các bạn một ngày vui.
Mến,
Hoành
© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
http://dotchuoinon.com/2010/09/24/c%C6%A1-th%E1%BB%83-tri-oc-va-tinh-th%E1%BA%A7n/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Nem nướng chay - Vegan broiled balls ( for recipe in English, please write: Info@VietNamAnChay.com ) Cuối tuần đãi món cuốn chay lạ miệng, ...
-
"A Rose for Your Pocket" is a song adaption from the lyrical classic of the Most Venerable Thích Nhất Hạnh. To read it in full, pl...
-
Trích quyển “Dưới Chân Thầy” Tác giả: Alcyone (Krishnamurti) Tủ Sách Thông Thiên Học Tựa Mấy lời nầy chẳng phải của tôi, ấy là lời ...
-
Lời Cầu Nguyện Trên Hoang Đảo (Sưu tầm) Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người giạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lầ...
-
A delicious vegan noodle soup with bok choy and shiitake mushrooms. Recipe by Japanese Doll. Please feel free to e-mail us for an English ve...
-
Recipe & Photo: Kokotaru.com Porridge with straw mushroom and tofu - light, easy, and joyfully vegan! Cháo nấm đậu tươi Hướng dẫn: Ngọc ...
-
On March 24, 2011, Tuổi Trẻ (Youth) Online conducted an informative and lively electronically transmitted question-and-answer session for it...
-
Lu Hà chuyển thể thơ tám chữ “ Tiếng Chuông Lòng ” c ủa Hoa Mai và Thầy Trí Giải Hồi Chuông Đầu Xuân Xuân còn mất theo dòng lu...
-
Đời Sống Dưới Đáy Biển Đại dương mỹ lệ trên hành tinh của chúng ta có nhiều nơi và nhiều sinh vật mà chúng ta chưa có dịp biết đến. Sau đây ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét