Bánh canh
Bông cải xào
Chè thưng
Dưa cải xào
Tàu hủ ky quấn sà
Gỏi khổ qua (món lạ, nhưng rất ngon)
Ruốc khổ qua (bầm rất nhuyễn và làm hơi ướt vì có chao, ngon hơn của DS làm nhiều :)
Chè sôi nước ba màu
Tàu hủ chiên sả ớt
Hôm nay Ni Sư giảng tiếp kinh Kim Cang.
Phẩm 18: Đồng quán có một thể
1. Như Lai có nhục nhãn không? (mắt thịt)
2. Như Lai có thiên nhãn không? (trời)
3. Như Lai có tuệ nhãn không? (thanh văn, vô ngã, các pháp không thật)
4. Như Lai có pháp nhãn không? (Bồ tát)
5. Như Lai có Phật nhãn không? (Phật)
Phật có 5 nhãn nên thông suốt hết. Mình có 1 nhãn làm sao hiểu hết lời Phật nói
Các thế giới của chư Phật nhiều như là cát của nhiều sông Hằng. Trong các thế giới đó chúng sanh có bao nhiêu thứ tâm đức Phật đều biết hết.
Các tâm không phải tâm, ấy gọi là tâm. Tâm quá khứ không thể được, tâm vị lai không thể được, tâm hiện tại không thể được.
Phật do dùng thiên nhãn nên mới thấy 1 bát nước có 84,000 trùng. Những vị chứng quả thấy trùng không dám uống. Phật bảo phải dùng nhục nhãn mà uống. Coi cái nào tội ít hơn thì làm, như có một kiếp đức Phật làm thuyền trưởng đã giết bọn cướp để cứu 500 người lái buôn.
Thanh Văn chứng A La Hán không còn chấp ngã, biết các pháp do duyên hợp mà thành, thân do tứ đại hợp thành.
Bồ tát biết các pháp như mộng huyễn bào ảnh, không bị các pháp lôi cuốn (pháp nhãn)
Chúng ta đang đi trên đường A La Hán và Bồ Tát. Muốn biết chúng ta thành tụ hay chưa thì biết liền. Đường xa nhưng có đi là có tới.
Có học Phật nhìn người thì biết cái nghiệp của người đó, biết là mình nên làm theo hay nên tránh.
Tu có an lạc vì hiểu do nghiệp, do thử thách, không than trời trách đất. Người mà ngồi than trời trách đất là người đó có biết tu không?
Còn phàm phu thì có phiền não, người thân của mình bị buồn khổ, mình giúp không được thì thôi, không vì đó mà bị lôi cuốn theo. Không có khả năng thì lánh duyên, không nên buồn khổ làm xao động bản thân mình cũng bị đoạ lạc.
Bao nhiêu tâm Phật đều biết hết:
Già thì nghĩ về quá khứ: hồi xưa đẹp, oai.... Quá khứ thì đã qua
Thanh niên thì nghĩ về tương lai: sẽ làm gì, thành gì... Tương lai thì chưa tới
Hiện tại thì không dừng
Ba thứ tâm:
Tâm quá khứ không thể được
Tâm hiện tại không thể được
Tâm tương lai không thể được
Chúng ta luôn sống bằng ba thứ tâm không thật nên không thấy được lẽ thật. Vậy sao chúng ta chấp? Chúng ta luôn chấp là thật bắt mọi người phải theo, nhất là trong tập thể.
Đức Phật ở đây muốn chỉ cho chúng ta phá chấp về tâm. Nếu chấp tâm sanh diệt thì không thể nào giải thoát được, đó là động cơ dẫn chúng ta vào sanh tử luân hồi, 6 nẽo. Nếu biết vậy thì chúng ta buông bỏ, tất cả đều là vọng tưởng.
Nếu không bị tâm giả dối dẫn thì tâm mình thanh tịnh. Phải hằng quán chiếu như vậy.
Trí tuệ bát nhã phá ngã, phá chấp. Thân bất tịnh, tâm vô thường.
Lúc nào dể quán chiếu? Lúc bệnh, lúc bị chửi. Muốn thử xem ai chửi thì giận không, thấy cái gì đẹp thì thích không.
Biết tri túc thì đời sống thảnh thơi. Có khi nào đủ không? Nếu không biết đủ thì không khi nào đủ.
Chúng ta bị tâm vô thường nên phiền não. Ở gia đình thì muốn vô chùa, vô chùa thì phiền não. Nếu phiền não đi đâu cũng phiền. Muốn tu thì phải phá chấp: người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Chỗ không như ý thì đòi như ý, như ý rồi thì chuộng cái khác.
Muốn tâm an phải buông bỏ, tâm bình thì thế giới bình. Phải như tâm Bồ tát, gặp người giúp là thiện hữu tri thức thì mình cám ơn. Còn gặp người phá mình thì là Bồ tát nghịch duyên thử mình xem mình tu có tiến, mình cũng cám ơn. Không ai làm động tâm ta được. Đây là đưồng mình đi thì phải ráng mà đi. Gặp nghịch cảnh phải vận dụng quán chiếu mới vượt qua mà tâm an.
Bình tĩnh trước nghịch cảnh.
Phản quang tự kỷ bổn phận sự
Nếu bị oan, xét coi mình có lỗi hay không. Có thì sửa, không thì là thử thách và trả nghiệp, như vậy thì tu mới tiến
Tóm lại:
1. Phật có ngũ nhãn nên lời nói không sai
2. Thuận duyên theo quá khứ, hiện tại, vị lai nên không an, muốn an thì không bị ba tâm đó lôi kéo
3. Biết tri túc. Đời vô thường, mới đó chết đó. Có 1 cái đám tang, mới còn khoẻ mạnh, mà 15 phút sau là chết.
Muốn lâm chung an ổn thì ngay bây giờ phải lo tu
Chúc các bạn thân tâm thường an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét