Bắt đầu bằng thời kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác.
Sau đó là cúng ngọ
Thọ trai: nhấn vào đây để xem các món chay.
Nghỉ trưa
Niệm Phật
Thuyết Pháp:
Ni Sư bắt đầu giảng kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác.
Một bài kinh lúc nào cũng có:
-Nhân:
.Phật: người đắc quả ở cõi này
.Vô Lượng Thọ: đắc quả ở cõi Cực Lạc
-Pháp: Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
-Dụ: Đại thừa ví dụ như là cỗ xe lớn
Bài kinh chia ra làm ba phần:
-Tự phần: đầu kinh ví như là ngũ quan gồm 5 phần lông mày, mắt, tai, mũi, miệng. Nhìn sơ thì đoán được người thiện hay ác. Con người tỏa ra khí, gần người hiền như gần cỏ chi lam rất dễ chịu. Gần người dữ như gần rắn rít cảm thấy hoảng sợ. Đọc phần đầu kinh (Tự) thì biết là tiểu thừa hay đại thừa, thiên hay viên giáo.
-Chánh tông: thân ví như ngũ tạng.
-Lưu thông: ví như tay chân, xuyên suốt không trở ngại.
Ngài Ngẫu Ích Đại Sư chia bài kinh này như sau:
.Tự phần từ phẩm 1 đến phẩm 3
.Chánh tông từ phẩm 4 đến phẩm 42
.Lưu thông từ phẩm 43 đến phẩm 48
Tự phần:
.Thông tự: phẩm 1 đến 2 là chứng tín tự gồm có 6 thành tựu: Tín, Văn, Thời, Chủ, Xứ, Chúng
Như thị ngã văn một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật
Như thị (như vầy): Tín thành tựu
Ngã văn (tôi nghe): Văn thành tựu. Tôi là A Nan. A Nan đa văn đệ nhất, lặp lại lời Phật không sót một chữ nào đến nỗi thính chúng phải nghi ngờ:
1. Phật sống lại
2. A Nan thành Phật
3. Phật từ phương khác đến
Có nghĩa là tôi nghe Phật nói chứ không phải tôi nói
Một thời: Thời thành tựu, không cố định, không dài, không ngắn, tùy tâm. Không phải thật pháp. Không nói ngày đó tháng đó vì mỗi nơi ngày giờ đều khác nhau.
Phật: Chủ thành tựu, trọng yếu nhất. Phật là tiếng Phạn là Phật Đà, tiếng Hán là giác giả. Phật hoàn thành ba phần:
1. Tự giác: khác với phàm phu là bất giác.
2. Giác tha: khác với nhị thừa, tu xong là nhập Niết bàn, chỉ giác cho riêng mình.
3. Giác viên mãn: khác với Bồ tát còn đang tu nhân chưa viên mãn.
Tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật Linh Thứu: Xứ thành tựu
.Linh: tiên
.Thứu: chim
Núi giống đầu chim. Chỉ cho Pháp này là tối thắng
Với các Đại Tỳ Kheo: Chúng thành tựu
Tỳ Kheo có ba nghĩa
1. Khất sĩ: trên xin Pháp Phật, dưới xin thức ăn
2. Phá ác: trừ kiến tư hoặc
3. Bố ma: ma sợ (chứ không phải là sợ ma nhe )
Đại Tỳ kheo là những người đức cao trọng lớn khác với Tân Tỳ kheo
Tứ thánh quả:
-Tu đà hoàn
-Tư đà hàm
-A na hàm
-A la hán: đại thánh, ngoài là Thanh Văn trong là Bồ tát.
Thần: không lường được, đạt (chứng) 6 thông
Thông: suốt, vô ngại
Lục thông:
1. Thiên nhãn thông: khả năng nhìn không chướng ngại
2. Thiên nhĩ thông: khả năng nghe không chướng ngại
3. Tha tâm thông: biết được suy nghĩ của người khác
4. Thần túc thông: biết được kiếp quá khứ của mình cũng như của người khác
5. Thần cảnh thông: có khả năng di chuyển không hạn chế. Ngài Mục Kiền Liên được tôn xưng là Thần thông đệ nhất
6. Lậu tận thông: có khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối
Tôn giả: trí tuệ đầy đủ
-A Nhã Kiều Trần Như: A Nhã là tên, Kiều Trần Như là họ
-Xá Lợi Phất: Trí tuệ đệ nhất, xuất gia 7 ngày chứng quả A la hán. Khi mẹ ngài có thai ngài, bà nói năng rất lưu loát hơn cả cậu của ngài là Câu Thi La. Tám tuổi đã lên tòa thuyết pháp.
-Mục Kiền Liên: thần thông đệ nhất
-Ca Diếp: được trao tâm ấn, là sơ tổ thiền tông. Để Ca Diếp ở đầu có nghĩa là thiền tịnh không hai
-A Nan là nhị tổ. A Nan có nghĩa là Khánh Hỷ, là hoan hỷ, vô nhiễm, con của Bạch Phạm Vương em của Phật, sanh ngày Phật thành đạo.
Thượng thủ là địa vị cao nhất trong chúng, trước là Thanh Văn, sau là Bồ Tát.
Bồ Tát là giác hữu tình, chưa hết vô minh con đang tu nhân.
Di Lặc là ngài Từ Thị hiện ở cung trời Đâu Xuất, 4000 ngàn năm sau sẽ thành Phật ở cõi này.
Hẹn quý đạo hữu vào khóa niệm Phật kế tiếp nhằm ngày 17/03/2012.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nguồn: http://chuagiaclam.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét