Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Thơ: Chúc Xuân năm mới Nhâm Thìn 2012

HAPPY NEW YEAR 2012
Ban Biên Tập Ẩm Thực Chay, chúng con kính chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni năm mới pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, chúng sinh dị độ Phật sự viên thành:
BBT Ầm Thực Chay mừng xuân Nhâm Thìn (2012) gởi lời chúc đến quý đọc giả Ẩm Thực Chay một mùa xuân phát tài lộc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào,
BBT: Ẩm Thực Chay

Chúc Xuân
Sáng tác: Minh Ngọc
Trình bày: Ngọc Thúy & Hoàng Nhật Minh

Pháo nổ tưng bừng đón Xuân
Chung tiếng bao người hát vang
Chờ giao thừa sang, chào đón muôn nhà
Mong cho sang năm được bình an
Chúc chúc ông bà lão niên
Kính chúc ba mẹ phước an
Cùng anh chị em cùng với muôn nhà
Mong cho sang năm được giàu sang
Cầu chúc đất nước luôn được an lành
Cầu chúc phúc đến cho mọi gia đình
Mong sao nước Việt Nam mình,
Mong cho luôn luôn an bình
Mong sao nước non rực rỡ
Cầu chúc thế giới luôn được an lành
Cầu chúc no ấm cho mọi dân tộc
Mong cho tâm luôn an bình
Mong cho xác thân an lành
Mong cho tất cả yêu nhau
Pháo nổ tưng bừng đón Xuân
Chung tiếng bao người hát vang
Chờ giao thừa sang, chào đón muôn nhà
Mong cho sang năm được bình an
Chúc chúc ông bà lão niên
Kính chúc ba mẹ phước an
Cùng anh chị em cùng với muôn nhà
Mong cho sang năm được giàu sang
Cầu chúc đất nước luôn được an lành
Cầu chúc phúc đến cho mọi gia đình
Mong sao nước Việt Nam mình,
Mong cho luôn luôn an bình
Mong sao nước non rực rỡ
Cầu chúc thế giới luôn được an lành
Cầu chúc no ấm cho mọi dân tộc
Mong cho tâm luôn an bình
Mong cho xác thân an lành
Mong cho tất cả yêu nhau
Cầu chúc đất nước luôn được an lành
Cầu chúc phúc đến cho mọi gia đình
Mong sao nước Việt Nam mình,
Mong cho luôn luôn an bình
Mong sao nước non rực rỡ
Cầu chúc thế giới luôn được an lành
Cầu chúc no ấm cho mọi dân tộc
Mong cho tâm luôn an bình
Mong cho xác thân an lành
Mong cho tất cả yêu nhau

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Nấu chay: Bánh mì chay

Bánh mì loại giòn, ổ mập, mình cắt lát, đem nướng.  Xong mình phết tương ớt, sốt vegenaise.  Kế, xắp chả lụa chay, sau tới chả tàu hủ, rồi trái bơ, rồi dưa leo, rồi đồ chua, rồi ngò.  Rắc chút muối tiêu hay xịt chút xì dầu hay chang tương ngọt ăn ngon hết xẩy luôn!

Hay là mình làm bằng bánh mì ổ, nướng lại cho giòn.  Thì cũng rất là hấp dẫn :)

Chả tàu hủ, Mẹ làm tàu hủ ngon và mịn lắm, hỏi bí quyết thì Mẹ nói làm riết thì quen :).  Làm xong Mẹ đem đi chiên áp chảo và để ăn từ từ.  Ăn với món gì cũng ngon.

Chả lụa chay Mẹ làm cũng ngon và mịn nữa :)


Xốt vegenaise mua ở chợ hữu cơ Whole Foods

Tuy những món này đã làm sẵn hết nhưng để có được bánh mì chay ngon mình cần thời gian và... chỗ trống để bày biện đủ các thứ :)  Bánh mì làm xong ăn liền mới ngon, nếu phải đem đi xa thì nó bị ướt nhẹp nên mình chỉ nhét chả vào thôi còn những thứ khác mình gói riêng, khi nào ăn mới cho vào.

Nhớ ngày xưa gia đình DS ở trong trại Tân Sơn Nhất gần sát bên gia đình Chú Thiếm N.  Chú Thiếm có mấy người con cùng lứa tuổi với DS nên mỗi tối Chú hay kêu chị em DS qua nhà để dạy học.  Còn Thiếm thì bán bánh mì trước nhà. Thiếm N bán bánh mì đắc lắm, sáng nào cũng đầy ắp người vây quanh xe bánh mì để chờ tới lượt mình.  Ngày nào chị em DS cũng tranh thủ mua bánh mì thật sớm, chứ không thôi chờ hoài là trễ học.  Thiếm thích DS mở hàng vì Thiếm nói tên Mai mở hàng sẽ có nhiều may mắn.

Ba thứ mà DS thích nhất từ xe bánh mì của Thiếm là bánh mì, tương ngọt và đồ chua.  Bánh mì được lấy mối ở ngoài cổng trại, những ổ bánh mì ốm dài, giòn rụm, ăn bánh mì không thôi cũng đã thấy ngon rồi.  Dưới xe bánh mì lúc nào cũng có than hồng để nướng bánh mì lại cho giòn.  Những ổ bánh mì nóng, cắt ra là vụn tơi vung vẫy, DS hay đứng trước cửa nhà mình để lắng nghe tiếng cắt bánh mì của Thiếm, nghe mà thèm nên ngày nào cũng phải ăn thôi. Có khi sáng ăn mà chiều cũng... ăn trừ cơm luôn...

Tương ngọt của Thiếm cũng rất đặc trưng, vừa đủ độ ngọt và mặn, chang vào bánh mì là mê ly.  Tương hột Thiếm mua về vắt nước, rồi bằm nhuyễn.  Ngày nào DS cũng nghe Thiếm bằm tương hết.  Bằm xong mới cho nước tương đã vắt vào, xong nấu lại và nêm đường cho dịu.  Khi khách mua bánh mì Thiếm thường hỏi muốn muối tiêu, nước tương hay tương ngọt.  Lúc đó DS nghĩ ai mà thèm muối tiêu hay nước tương, tương ngọt là nhất mà tại sao không chọn.  Sau này Cha DS mới cắt nghĩa là vì có người sợ ăn dính áo nên không dám chang tương ngọt :)

Đồ chua của Thiếm làm cũng chua và ngọt vừa đúng độ. Hồi đó đâu có bàn bào, toàn là xắt tay.  Thế ấy mà Thiếm xắt thoăn thoắt, một cách thật  tài tình.  Sáng bán bánh mì, trưa nghỉ để chuẩn bị làm các thứ bán cho buổi chiều.  Một ngày làm của Thiếm thấy vất vả lắm, chẳng có lúc nào được nghỉ ngơi cả.

Rất nhiều khi chị em DS ăn bánh mì chay, chỉ cần đồ chua, dưa leo, cà chua, ngò, và tương ngọt là cũng đủ hấp dẫn lắm rồi.  Một khúc bánh mì của Thiếm đầy ắp nên phải lấy đũa ép chặt vào mới không bị rớt nhân.  Ăn bánh mì của Thiếm từ nhỏ tới lớn đã quen nên DS tưởng xe bánh mì nào cũng bán ngon như vậy.  Tới chừng sau này dọn nhà ra khỏi trại, mua bánh mì ở chỗ khác mới biết là chỉ có bánh mì của Thiếm N là số một mà thôi, ui sao mà nhớ ơi là nhớ cái món bánh mì thuở xa xưa!

Chúc các bạn làm bánh mì chay thật ngon.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Sương

Cách sống: Chọn bạn mà chơi

Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy? Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận. Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo cần phải thân cận như một người bạn.
Bạn cho điều khó cho/Làm những điều khó làm/Kham nhẫn những lời nói/Thật khó lòng kham nhẫn/Nói lên bí mật mình/Che giấu bí mật người/Bất hạnh, không từ bỏ/Khánh tận, không chê khinh/Trong những trường hợp trên/Tìm được người như vậy/Với ai cần bạn hữu/Hãy gần bạn như vậy.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Chư thiên, phần Bạn hữu [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.322)
LỜI BÀN:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có quen biết nhiều, giao hảo rộng rãi nhưng tìm ra bạn hiền để tâm giao quả không mấy dễ dàng. Gặp một người tốt hiểu mình đã khó, chia sẻ những vướng mắc với mình về các phương diện trong cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Người ta thường nói vui, ở đời này “Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông lại nhiều” cũng vì lẽ ấy.
Có không ít người lâm vào khánh kiệt, vương phải nợ nần, gia đình tan nát cũng vì tin bạn. Cho nên, bạn bè có nhiều hạng, khi chưa thực sự hiểu nhiều về bạn thì cũng nên thận trọng, chớ vội sống hết mình. Tuy vậy, có rất nhiều người thành công nhờ sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè. Gặp được bạn tốt là một phúc duyên quý báu, cần phải trân quý và gìn giữ tình bạn cao cả ấy.
Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, bạn tốt là người biết chia sẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ, biết nhẫn nhịn, nói năng từ hòa, sống trải lòng ra với bạn bè, thận trọng khi nói về người khác, không bỏ rơi bạn khi gặp hiểm nguy, không khinh chê bạn khi làm ăn thất bại… Những ai hội đủ các phẩm tính ấy thì chắc chắn họ là người tốt, cần phải gần gũi và kết thân lâu dài.
Thân thiết với bạn cũng giống như đi trong sương sớm, lâu dần chắc chắn sẽ bị ướt áo. Ảnh hưởng của bạn bè tác động lên cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Vì vậy, phải chọn bạn mà chơi, tìm bạn tốt để cùng nương nhau học tập, làm việc, tu dưỡng thân tâm trở thành người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thích Quảng Tánh

Cách sống: Làm nguội cơn nóng giận thật nhanh

  • Luyện được khả năng bình tĩnh trước nhiều tình huống là điều rất khó, cần nhiều thời gian, nhất là với những người trẻ tuổi. Sẽ không có cách nào thổi bay cơn nóng giận nhanh nhất, nhưng luôn có cách để chúng ta rèn luyện khả năng kiềm chế và kiểm soát bản thân.
  • Giữ bình tĩnh trong nhiều tình huống được coi là “nhiệm vụ bất khả thi” với chúng ta, tuy nhiên, nóng nảy không bao giờ là giải pháp được lựa chọn khi giải quyết rắc rối. Để không thường xuyên nổi nóng, bạn nên nhớ điều này: làm thế là vì bạn, nóng giận chỉ thiệt thân thôi! Nếu lỡ có ai “chọc giận”, hãy thử làm cách sau xem sao.
    1.      Bỏ đi: Trong một cuộc tranh luận, đến lúc cao trào mà im lặng bỏ đi thì ấm ức quá, tuy nhiên to tiếng và cáu giận cũng không giải quyết được vấn đề? Hãy biết “ngưỡng” của mình, khi cuộc trò chuyện căng thẳng đến mức báo động, bạn hãy dừng lại, bỏ ra ngoài hoặc đi đâu đó để tránh không “lỡ lời”. Khi bình tĩnh hơn, bàn luận mọi việc vẫn dễ dàng hơn.
    Có nhiều cách để "giảm lửa" cơn giận của bạn. Ảnh: Inmagine
    2.      Nhắm mắt trong giây lát: Gặp chuyện khó chịu, hãy tạm nhắm mắt lại trong chốc lát, tạm thời để thế giới “biến mất” một chút, bạn sẽ có được sự tập trung và bình tĩnh hơn.
    3.      Không gian yên tĩnh: Đang “bốc hỏa” mà ở chỗ ồn ào càng có nguy cơ khiến lửa cháy to hơn. Nên tìm nơi nào đó yên tĩnh (tốt nhất bạn nên chuẩn bị vài chỗ như vậy) để được ở một mình, bạn cần để cho thần kinh của mình được “xoa dịu” đôi chút, mà làm điều đó không gì bằng “bậc thầy” yên lặng đâu.
    4.      Uống nước: Khi nóng giận, nên uống một ly nước, cách này có thể cũ rích nhưng hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm thấy sự “hỗ trợ” tuyệt vời của nước cho sự bình tĩnh như nhìn ngắm hồ cá, rửa mặt hoặc có thời gian thì đi tắm cũng sẽ có hiệu quả tuyệt vời khi cần đuổi cơn cáu bẳn đi nơi khác.
    5.      Hít thở sâu: Không cần là bậc thầy Yoga bạn vẫn có thể trở nên điềm tĩnh hơn. Hít thở giúp cung cấp oxygen cho não và các cơ quan trọng yếu của cơ thể, giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Hãy thực hành phương pháp thở sâu như sau để cảm thấy dễ chịu hơn:
    -          Hít vào bằng mũi và đếm từ 1 – 4
    -          Dừng lại và đếm từ 1 – 4
    -          Thở ra chầm chậm, đếm từ 1 – 4
    -          Tạm nghỉ, đếm từ 1 – 4 (không hít thở)
    -          Thở theo nhịp bình thường 2 nhịp
    -          Tiếp tục hít vào theo bước đầu tiên.
    6.      Nghe nhạc: Những giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ giúp cho những dây thần kinh đang căng như dây đàn của bạn thư giãn. Tùy vào sở thích của bạn mà có thể chọn loại nhạc phù hợp, có thể bạn ngạc nhiên nhưng nhạc rock với nhiều người lại là “thuốc” trị sự nóng nảy của họ đấy.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Pháp Âm: Phật học thường thức - 1


http://blip.tv/file/3905345
http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-PhatHocThuongThuc1679.wmv
http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-PhatHocThuongThuc1513.mp3

Bài 1: Đạo Phật
A. MỞ BÀI:
-Chúng sanh mê lầm không hiểu được lẽ thật, bị mọi sự phiền não đau khổ không cùng, đây chính là nguyên nhân đạo Phật xuất hiện ở đời.

-Đạo Phật ra đời để nói lên chân lý lẽ thật, giúp chúng sanh nhận thức đúng đắn, chấm dứt khổ đau.


B. THÂN BÀI:
I. Định nghĩa:
-"Đạo" là con đường, là bổn phận, là lý tánh.
.Con đường: đạo lộ
.Bổn phận: đạo làm con.
.Lý tánh: tất cả chúng sanh đều có một bản thể thanh tịnh (niệm Phật đến nhất tâm bất loạn...)
-"Phật" nghĩa là bậc giác ngộ đầy đủ ba phương diện:
+Tự mình giác ngộ.
Giác ngộ: nhận rõ được lẽ thật, thấu suốt được sự thật ngay nơi chính mình, nên gọi là tự giác. Tự xoay lại để nhận thức chính mình để hiểu rõ mình. Hồi quan phản chiếu, phản quan tự kỹ.
Thấu suốt rõ về thân tâm của chính mình. Mình đang làm gì quan trọng mình có biết khg? Thở, mà ai nhớ được? Mình khg biết mình đang thở, đức Phật gọi đó là mê lầm.

+Giúp mọi người giác ngộ.

+Hoàn thành sự giác ngộ cho mình và mọi người.

Bất cứ một ai thực hành đầy đủ 3 việc trên đều được gọi là Phật.

Tóm lại đạo Phật là con đường đưa mình đến chỗ giác ngộ trọn vẹn.

II. Đạo Phật có từ lúc nào?

-Nếu đứng về mặt bản thể của chúng sanh: chúng sanh có mặt là đạo Phật có mặt. Chúng sanh có mặt từ vô thỉ, đạo Phật cũng có mặt từ vô thỉ.
.Vô thỉ: khg đầu mối, từ hồi nào khg biết

-Nếu đứng về mặt lịch sử: đạo Phật đã xuất hiện 25 thế kỉ (trước Chúa giáng sinh 544 năm tính từ năm đức Phật nhập Niết-bàn). (2010 + 544 = 2554 năm)

III. Ai khai sáng ra đạo Phật?

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
-Thích ca: Năng Nhân, Năng là năng lực, Nhân (từ) là từ bi. Có từ bi và có năng lực mới giúp người được.
.Năng lực to lớn vĩ đại: đại hùng, đại lực, đại từ bi. Mới có thể gánh vác, hướng dẫn, chịu đựng khó nhọc. Làm việc khó làm, không ai làm nỗi. Bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp, hy sinh thân mạng vì 1 câu kinh, 1 bài kệ.
-Mâu-ni: tịch mặc. Tịch là yên, không bị khổ vui làm lay động. Mặc là lặng, không bị phiền não quấy rối, độ mình độ người công đức đầy đủ.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Thơ: Đón Xuân, Mừng Xuân, Vui Xuân, Nhâm Thìn 2012. Everybody ....Happy New Year 2012

Thiep-Di-Lacz
Everybody Happy New Year 2012
Happy new year đến mọi người
An khang thịnh vượng xuân thắm tươi
Dồi dào sức khỏe tâm an lạc
Tài lộc muôn phước gia đình vui
Thích Trí Giải
Thiep-mau-Vdz
Đất nước vào Xuân rộ sắc hoa,
Chúc Xuân hạnh phúc đến muôn nhà,
Chào Xuân hứng khởi cùng con cháu,
Đón Tết sum vầy với mẹ cha.
Lạnh nhạt thói đời chua chát quá,
Ngọt bùi tình bạn đắng cay mà!
Vui Xuân tỉnh thức, lòng lương thiện,
Vũ trụ yêu thương, thuận gió hòa.
Mai Hoài Thu
**********************
Untitled
MỪNG XUÂN 2012
Xuân về muôn sắc thắm hương hoa,
Con cháu khắp nơi họp một nhà,
Hải ngoại thơ ca vui xướng họa ,
Quê nhà thi phú đón giao ca.
Râm ran cười nói say chung rượu,
Vui vẻ ngân nga đậm chén trà,
Rộn rã hân hoan, mừng tiếng pháo,
Tình thương đất nước, mộng chan hòa.
Mai Hoài Thu
******************************
chinh@2011121510282209_0
VUI XUÂN 2012
Thế giới vui mừng rộn pháo hoa,
Đua nhau hớn hở khắp nhà nhà,
Xuân Tâm thanh tịnh hồn tao nhã,
Xuân Ý nồng nàn mộng xướng ca...
Xuân Đạo mập mờ chưa tỉnh thức,
Xuân Đời chớp mắt một ngày qua,
Xuân Thương đất Việt còn đau khổ,
Xuân Nhớ quê hương đậm thái hòa.
San Jose, tháng 12/26/2011.
Mai Hoai Thu
images (1)
MỪNG XUÂN 2012
Xuân về hoa nở thắm quê ta,
Chào đón xuân sang khắp mọi nhà,
Nhộn nhịp tưng bừng lời chúc tụng,
Vui đùa thanh thoát khúc xuân ca.
Người đi viễn xứ, lòng mong mỏi,
Kẻ ở quê nhà, dạ xót xa,
Bánh mứt làm quà, mừng tết đến,
Rượu trà nhân nghĩa, đón xuân qua.
~ Hoa Mai ~
Phoenix, tháng 12/27/2011
di-lac-dong-z
ĐÓN XUÂN
ĐÓN Xuân vạn nẻo thắm muôn hoa !
NÀNG Xuân ấm áp đến nhà nhà !
XUÂN sang rực sắc vàng tươi đẹp !
ĐẾN Tết chan hòa khúc hoan ca !
VUI Xuân vạn vật hòa vũ trụ !
MỪNG Tết muôn phương ngát hương trà !
KHẮP nơi hạnh phúc nâng ly chúc !
CHỐN nầy hoan hỷ...thấm nhân hòa ...
~ Supa Long ~
mac-truoc2
Mùa Xuân Xứ Xa...
Ô hay, trời đã vào xuân
Quê nhà rộn rã bâng khuâng tơ trời
Trăm hoa khoe sắc yêu đời
Riêng mình em vẫn bên trời xứ xa
Tết về trên khắp mọi nhà
Đón mừng xuân mới thật thà niềm vui
Xuân này lại nhớ ngậm ngùi...
Em còn phiêu lãng ngủ vùi mưa đông
Có ai còn nhớ hay không?
Mùa xuân năm ấy má hồng thắm duyên
Bây giờ là những truân chuyên...
Hoa đào khoe sắc một miền xa xăm
Thuy Anh Lam
images (2) images (3) 

Nhạc: Đêm Trăng Thu Phật Thành Đạo

269823_1850202060163_1394075323_31590784_1619954_n


ĐÊM THÀNH ĐẠO
Sáng tác: Bảo Phúc


Giờ đây bên gốc cây Người yên lặng ngồi
Ngàn sao lấp lánh soi ấp ủ tình thương
Màn đêm êm ái như hòa cùng hoang vắng
Trời cao như lắng yên chờ phút thiêng liêng.
Vì thương yêu chúng sinh Người đi tìm đường
Từ bi lan khắp trong vũ trụ nghìn phương
Trần gian trong tối tăm ngục tù cay đắng
Chờ mong ánh thái dương bừng sáng mênh mông.
Một lời thề nguyền cất lên: Thà rằng Người chết nơi đây
Để tìm một đường dẫn đưa cứu thoát muôn sinh khổ đau
Lòng Người tựa ngọn núi cao nghìn đời vững chắc không lay
Dù gặp trở ngại đón ngăn vẫn quyết không hề ngã lòng.
Không gian vắng xa như tiếng ca không lời
Mây theo gió bay phơ phất ngang lưng trời
Sông lơ lững trôi êm ái qua chân đồi
Hoa như ngát hương thoang thoảng đi ngàn nơi
Tâm như lắng sâu như cõi xa vô cùng
Quên đi thế gian như giấc mơ muôn trùng
Không có sóng xô, ao nước thu trong lành
Trăng không vướng mây rực rỡ trên trời xa.
Một vì sao mai soi sáng, muôn không gian Người nắm trong tay rồi
Dòng thời gian trôi qua mãi đã như đang chung nhau dừng lại
Cuộc đời khổ đau muôn kiếp theo vô minh chợt vỡ tan không còn
Lòng từ bi soi pháp giới, ánh quang minh bao trùm muôn loài.
Con vang tiếng ca cung kính dâng lên đến Người
Dâng lên trái tim đang thiết tha chân thành
Con muôn kiếp xin theo bước chân Người đi.
Con muôn kiếp xin theo bước chân Người đi.



Đêm Trăng Thu Thành Đạo
Trình bày: Thích Minh Giới

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Nấu chay: Làm giá tại nhà

Mẹ của DS ở một nơi rất xa chợ Việt Nam nên mỗi lần muốn ăn giá thì phải đi mua rất khó.  Mà giá làm bán  thật sự là không bảo đảm chút nào, cọng giá làm sao mà thật mập và trắng, mình ở nhà làm không cách gì  được như vậy.  Nhưng ăn giá làm ở nhà thì an tâm hơn nhiều vì mình biết chắc chắn là mình chỉ có tưới nước thôi, không thêm một thứ hóa chất nào khác.

Nguyên liệu:
  • 1/2 chén đậu xanh nguyên hạt còn vỏ, ngâm qua đêm cho nở mầm
  • Lá chuối để lót rổ và đậy bên trên (nếu không có lá chuối thì lấy khăn giấy, paper towel)
Cách làm:
  1. Lót lá chuối dưới đít rổ
  2. Rải đậu xanh ra rổ cho mỏng
  3. Đậy lá chuối trên mặt, đậy nắp lại
  4. Lấy cái thau lót cho khi tưới nước không chảy ra nhà linh láng :)
  5. Để trong lò, hay dưới bồn rửa chén, hay để chỗ nào tối, nếu không có chỗ tối thì để trong cái gì màu tối như bao ni lông hay thùng màu đen
  6. Tưới nhẹ tay với thật nhiều nước cho giá mát, 1 ngày 3 lần
  7. Lạnh thì 5 ngày có giá ăn, ấm thì 4 ngày.
Chúc các bạn làm giá thành công.
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Sương

Y học: Cây trâu cổ - Vị thuốc tốt cho xương khớp

20111226-092829-2-trai-trau-co
Trâu cổ là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng.
Cây trâu cổ còn gọi sung thằn lằn, cây xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp (Tày Nùng). Tên khoa học: Ficus pumila L., họ Dâu tằm (Moraceae).
Trâu cổ là loại dây leo, mọc bò với rễ phụ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Lá mọc so le; ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vẩy ốc nên có tên là "cây vẩy ốc".
Bộ phận dùng là quả (tên thuốc là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành); cành mang lá, quả non phơi khô (tên thuốc bị lệ lạc thạch đằng).
Cay trau co Vi thuoc tot cho xuong khop
Cây trâu cổ
Trong vỏ quả chứa đến 13% chất gôm, khi thuỷ phân cho các đường đơn: glucose, fructose, arabinose. Thân và lá có mesoinositol,   sitosterol, taraxeryl acetate,   amyrin. Hạt quả có chứa polysaccharid.
Theo Đông y, quả có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), sa dạ con, tắc tia sữa và đái ra dưỡng chấp.
Thân và rễ: vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu thũng, tán kết và giải độc. Dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt và kinh nguyệt không đều.
Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc. Dùng chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, đinh sang ngứa lở.
Cay trau co Vi thuoc tot cho xuong khop
Quả trâu cổ
Trâu cổ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.
Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.
Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 - 30ml.
Chữa dương uỷ, di tinh: quả trâu cổ 12g, dây sàn sạt 12g. Sắc uống.
Chữa thấp khớp mạn tính: cành trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, thổ phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô; sắc với 400ml nước, cô thật đặc, khi dùng hoà với rượu, chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Nước thanh nhiệt giải khát: quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối thạch trắng; thái thành sợi, thêm nước đường và hương liệu để uống.
Viet Bao.vn (Theo SK&ĐS)

Phật Pháp: Những lợi ích việc diệt trừ tham ái

2586729195_small_1
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
A. Hòa Bình
1. Chiến tranh
Ngày nay con người chạy theo những tài sản vật chất, những danh lợi địa vị, những quyền lợi của quốc gia, để thỏa mãn dục vọng mà thiếu tinh thần đoàn kết, hòa hợp, thiếu tinh thần trách nhiệm tương quan, nên gây ra biết bao nhiêu tội lỗi, chiến tranh, xung đột trong xã hội: Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ; mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ; cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha; anh em tranh đoạt với anh em; anh tranh đoạt với chị; chị tranh đoạt với anh; bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi chúng dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, chúng tấn công nhau bằng tay, chúng tấn công nhau bằng gạch đá, chúng tấn công nhau bằng gậy gộc, chúng tấn công nhau bằng đao kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong [1]
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, chúng cầm mâu và thuẫn, chúng đeo cung và tên, chúng dàn trận hai mặt và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Chúng bắn, đâm nhau bằng tên, chúng quăng, đâm nhau bằng đao, chúng chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong" [2]
Nguồn gốc khổ đau và xung đột là nguyên nhân phát sinh từ tâm dục vọng, tham ái, và chấp thủ của mỗi con người. Muốn đoạn trừ mọi nguyên nhân đó chỉ có tình thương và sự hiểu biết với nhau mới không tạo ra sự chống đối hiềm khích, ganh tỵ, kiêu căng, tham lam, sân hận, không gây ra chiến tranh tự thân, gia đình, xã hội; và phá mọi hàng rào thành kiến, dẹp bỏ lòng tự ái, ích kỷ, tôn trọng lẽ phải và công bằng đối với mọi người. Như vậy, “hòa bình là một kết quả ý chí quyết liệt, một cuộc đấu tranh kiên cường, một vấn đề tự giáo dục và tự huấn luyện để dân chúng có thể yêu quý hòa bình, như một vật báu cần phải thực hiện”
Ngược lại con người không có yêu thương lẫn nhau, thì cuộc sống con người trở nên khổ đau và phát sinh nhiều tai hại, xung đột, giết hại nhiều người, đó là một hành động từ tâm hận thù, si mê dẫn dến nguyên nhân chiến tranh chết chóc. Nên trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:
“Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Không hận diệt hận thù
Là định luật ngàn thu” (pc:5)
Đức Phật dạy: “Chiến tranh nào cũng đem đến khổ đau vô lượng vô biên, chiến thắng sinh thù oán, bại trận nếm khổ đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng dùng chiến tranh để giải quyết các xung đột, phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột”
"Thắng trận sanh thù oán,
Bại trận nếm khổ đau,
Ai bỏ thắng, bỏ bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc".
[3]
Trong thế gian này hận thù không bao giờ suy giảm hận thù, chỉ có tình thương mới làm suy giảm hận thù. Vậy con người không có hận thù, sống với tình thương và lòng nhân ái để thế giới được hòa hợp thì nhân loại được hòa bình và hạnh phúc:
“Bà la môn tịch tịnh
Luôn luôn sống an lạc
Không đèo bồng dục vọng
Thanh lương, không sanh y
Mọi ác trược đoạn diệt
Tịch tịnh sống an lạc
Tâm tư đại hòa bình”.
Sân hận hành động như một cái kềm siết chặt những ai rơi vào sự chi phối của sân hận, và được xem là gây tai hại cho người đời. Cho nên, tốt hơn là đừng nói lời thô ác đối với bất cứ ai, vì lời nói thô ác đem lại những lời thù hận và cho đến đao trượng chạm người. Đức Phật dạy rằng:
"Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Giữ tình bạn không phai,
Không đáng mắng, chớ mắng,
Không nên nói hai lưỡi,
Phẫn nộ nghiền người ác,
Như núi đá nghiền người"
. [4]
"Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng không thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy"
. [5]
Thật vậy, con người cần phải xây dựng cuộc sống nội tâm an tịnh, xây dựng nhân cách vững vàng để có thể điều phục dục vọng tham ái, đoạn trừ các khổ đau. Thì ngay lúc đó, tình thương chân thật của con người cảm nhận được một cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Hòa nhập vào trong lòng cộng đồng và xã hội để xây dựng một đất nước hòa bình và thịnh vượng.
2. Tôn giáo:
Ngày này, thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng về sự xung đột tôn giáo một cách nghiêm trọng. Đặc biệt nhất là Hồi giáo cực đoan với những cuộc bắn giết lẫn nhau, xuất phát từ sự sai lầm về ý thức tôn giáo và tư tưởng cực đoan, tiếp tay cho những kẻ cuồng tín, đánh bom, ôm bom tự sát. Họ bị kích động tinh thần bằng tư duy mù quán: Họ chủ trương rằng: “nếu một người hy sinh vì đạo thì sẽ đem bà con lên thiên đường sau khi chết.” Do đó họ không ngần ngại trước cái chết của những người xung quanh. Ví dụ: Gần đây nhất là vụ “đánh bom tại nhà thờ ở Irag.”
Hồi giáo xuất hiện trên 1300 năm về trước, ở những vùng Trung Đông Iran, Irag….những người đàn ông phải để râu, người nữ phải che mặt và không được đi làm, ngoại tình bị xử tử bằng cách ném đá đến chết… tất cả những điều này cũng từ quan niệm sai lầm về tư duy hữu ngã. Họ cho rằng con người sau khi chết sẽ còn lại một linh hồn bất diệt hay một bản ngã thường trú.
Thượng Tọa Rahula nói:
“ Phật giáo đứng duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ sự hiện hữu cái gọi là linh hồn, bản ngã hay Atman. Theo giáo lý nhà Phật, quan niệm bản ngã là một ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra có hại cho “ta” hay “ của ta” như tham đám ích kỉ, dục vọng, thù hận, tự kiêu, vị kỉ và các tật đố khác. Đó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm này mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra”. [6]
3. Phân biệt chủng tộc:
Ngoài những vấn đề khủng hoảng về tôn giáo ra thì vấn đề chủng tộc cũng là điều khó nan giải và nó đã làm đau đầu cho các nhà tri thức tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Chúng ta cũng thấy rằng các cuộc nội chiến trên thế giới được lịch sử ghi lại như ở Rwanda, Nam Tư, Somalia, Bosinia v.v..., đều có nguyên nhân từ những xung đột về chủng tộc và sắc tộc. Đức Phật dạy: “Không có giai cấp trong một dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”.
Lịch sử để lại những cuộc chiến tranh, xung đột giữa các chủng tộc và cái đáng ghê sợ nhất là chủ nghĩa diệt chủng. Trong đại chiến thế giới thứ II, ngày 16 tháng 3 của thập niên 1940 có đến năm triệu người dân Do - Thái bị tàn sát bởi bọn Phát-Xít Hitle và hơn hai triệu người dân Campuchia bị thiệt mạng do Pôn-Pốt gây ra. Nói theo quan điểm của Đạo Phật thì nguyên nhân xuất phát cũng từ tư duy “hữu ngã.” Sinh ra sự phân biệt chủng tộc, vì thế con người chém giết lẫn nhau, cho dù sống chung cùng một đất nước. Khi nào con người ý thức được và bỏ đi cái tư duy hữu ngã thì bấy giờ mới lắng dịu chấm dứt những cuộc tàn sát lẫn nhau.
Trong cuốn “Đạo đức học Phật giáo” HT Thích Minh Châu đã nói rằng: “Mọi người cần có nhận thức rằng, nguồn gốc sâu xa của tất cả mọi bất hạnh rối ren xung đột trên thế giới này chính là do tham, sân, si tiềm ẩn trong mỗi thân tâm của chúng ta. Đạo Phật gọi đó là món độc có tính bẩm sinh và di truyền. Thiên nhiên có thừa tài nguyên để thỏa mãn lòng tham không đáy của con người thiếu đạo đức và không giác ngộ”
B. Về môi trường.
Chúng ta cũng biết rằng năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hiệp lại thành tâm lý và vật lý của con người năm uẩn, vậy sắc uẩn của con người là sự vận hành của tứ đại; (đất, nước, gió, lửa) là phần thân thể vật lý của con người và toàn thể thế giới vật lý. Cho nên thiên nhiên hay môi trường rất quan trọng đối với sự tồn tại hiện hữu của con người như P.D Yharma đã nhận định:
“Tất cả sinh vật và môi trường sống của chúng có phản ứng hổ tương, và ảnh hưởng qua nhiều cách, loài động vật, quần hoa và cây cối là tương thuộc qua môi sinh và phản ứng hổ tương”.
“Môi sinh nó vốn là một phức thể của nhiều nhân tố tương hệ, và nó năng động (nghĩa là nó thay đổi theo thời gian và không gian), có chức năng như một cái sàng chọn lọc các sinh vật cho sự phát triển qua rất nhiều hình thái làm nên sự hình thành của nó hoặc một sự hình thành khác trở nên nhân tố quyết định ở các giai đoạn phát triển quyết định của chu kỳ sự sống của các lo” [7]
Như vậy, mối quan hệ giữa con người và môi sinh, giữa môi sinh và sinh vật có liên quan mật thiết tự nhiên, gắn bó chặt chẽ không thể rời nhau. Con người được hình thành phát triển đều nhờ vào hệ sinh thái, các sinh vật được tồn tại cũng đều nương tựa vào các hệ sinh thái.
Nếu chúng ta không thấy rõ mối tương quan mật thiết này. Thì chính con người đang hủy hoại cuộc sống an lành, hạnh phúc chính mình, và nhân loại .
Con người không thể coi sinh vật là kẻ thù mà cần phải chinh phục và cải tạo nó. Nếu như cơ thể năm uẩn mà thiếu đi môi trường thì không thể tồn tại.
Vì môi trường có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của con người. Do đó những hành động không chân chánh, hoặc những việc làm có lợi trước mắt, nhưng để lại tác hại ảnh hưởng đến môi trường vẫn là hành động sai trái,
Những hành động cách đây ba mươi năm, nhưng hậu quả để lại cho con người rất nghiêm trọng. Mỹ đã ném xuống miền nam nước ta (vùng Củ Chi) hàng tấn bom, phút giây kinh hoàng ấy mặc dù không còn nữa nhưng nó đã để lại hậu quả “chất độc màu da cam” những trẻ em dị hình. Đó là nỗi đau thương tàn khốc, những chất độc hủy diệt đời sống của con người.
Cho nên con người cần phải bảo vệ môi trường, các tầng khí quyển, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, động vật…Ngày nay con người vì lợi dưỡng bản thân, vì lòng tham ích kỷ đã khai thác rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản … một cách bừa bãi gây nên lũ lụt lớn, ảnh hưởng đến mùa màng, nhà cửa, và tánh mạng con người.
Con người do vì lòng tham bản thân mình đã đánh cá và chăn nuôi gia súc một cách ồ ạt. Đó là điểm lợi cho con người, tuy nhiên nó có mặt hạn chế, đó làm suy yếu những hệ sinh thái khác, như nguồn nước ngọt, tàn phá đa dạng sinh học khác.
Tất cả đều do con người thiếu ý thức, và lòng tham ái mà gây nên sự tai hại đến môi trường gây nên lũ lụt. Tất cả mọi người cần nên hiểu điều này, tự ý thức để bảo vệ cuộc sống bình yên hạnh phúc không có lũ lụt, bệnh tật cho mình, cho người và xã hội. Đây là triết lý bảo vệ môi sinh cần thiết mà thế giới ngày nay đang kêu gọi ý thức của mọi người trên khắp các châu lục cùng nhau hợp tác xây dựng cuộc sống tốt đẹp chung cho thế giới.
Muốn đạt được mục đích ấy con người phải hiểu rõ sự tác hại của lòng tham ái và biết bảo vệ môi trường sống không có khai thác rừng, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, và ý thức việc xả nước thải,…làm được điều đó chính là bảo vệ sự tồn tại của mỗi người trên trái trái đất.
C. Về Đạo Đức:
1. Cá nhân và xã hội:
Trong thời công nghiệp hiện đại, sự chiếm lĩnh ngự trị của ngành khoa học công nghệ thông tin, phương tiện giao tiếp con người được thực hiện trên internet. Chính những phương tiện hiện đại này, khiến cho giá trị đạo đức vốn có của con người bị suy thoái, những giá trị nhân bản về tình người, tình thương muôn loài bị hạn chế, bên cạnh đó xuất hiện những sản phẩm văn hóa xấu kém, đồi trụy, chất lượng giáo dục, vai trò giáo dục học đường không đủ chức năng hướng dẫn tinh thần.
Nền kinh tế thị trường cuốn hút con người chạy theo thế lực của đồng tiền, những thú vui sa đọa chết người như hút chích xì ke, ma túy, giết người cướp của, hiếp dâm, Cưỡng dâm trẻ em, buôn bán trẻ em, đơn cử một vài trường hợp trong xã hội ngày nay, bị suy thoái đạo đức trầm trọng
a- Cá nhân:
Trước tiên chúng ta hiểu thế nào gọi là “cá nhân.” Theo Xã hội học định nghĩa: “cá nhân là một thực thể tồn tại độc lập trong không gian và thời gian. Cá nhân hợp lại kiến tạo nên xã hội và ngược lại, cá nhân cũng hình thành từ xã hội. các cá nhân cùng nhau chia sẻ nền văn hóa mà họ đã tham gia xây dựng. Môi trường quan trọng của cá nhân là môi trường xã hội hóa, nó là một quá trình kéo dài diễn ra ở mọi lứa tuổi và mọi giai đoạn xã hội trong suốt cuộc đời của cá nhân.”
Giáo sư Bruce J.Cohen định nghĩa là: “cá nhân là một con người cụ thể”, còn J.H.Fichter nhà xã hội học người Anh định nghĩa là: “cá nhân là một con người có lý tính.”
Phật giáo xét cá nhân về phươg diện bản chất, còn xã hội học thì quan niệm cá nhân về phương diện hình thức. Cả hai tuy có khác nhau trên lãnh vực nhận thức nhưng cũng đều đi đến mục đích cuối cùng là giáo dục cá nhân.
Đức Phật dạy:
“Con người là một tập hợp của Năm uẩn. Nếu không tuệ tri được vị ngọt, sư nguy hiểm và sự xuất ly của nó sẽ đưa đế khổ đau”. [8]
Xã hội ngày nay khủng hoảng cá nhân đến mức độ nghiêm trọng, Đạo đức xã hội suy thối dấn đến khủng hoảng cá nhân. Con người luôn chạy theo đời sống vật chất, khiến con người rơi vào khủng hoảng mất lý trí, đời sống không có tâm linh, không có niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo dễ kéo theo: bạo lực , đâm chém, giết người cướp của, hành động tàn ác mất tính người…mại dâm, ma túy nghiện ngập. Những con người này sống theo chủ thuyết hưởng thụ, đồng với chủ thuyết hiện sinh của J.P.Sartre ở thập niên 60. Con người tham lam vô độ...người ta sống vì đồng tiền hơn là đời sống đạo đức.
Khi con người sống trong đời sống ngũ dục thì tham lam không bao giờ biết đủ, biết thỏa mãn. Tất cả những cá nhân sống đời sống trụy lạc khiến cho xã hội rối ren, vô tổ chức, bạo lực, mai dâm, ma túy, giết người cướp của, con giết cha mẹ, cháu giết ông bà, vợ giết chồng, cha giết con…Đó là hậu quả của một xã hội với chủ nghĩa duy vật, nguyên nhân chính cũng từ vô minh, tham ái, sân hận, ba độc tố này tạo nên sự khủng hoảng về cá nhân
b. Xã hội:
Từ vấn đề khủng hoảng tôn giáo, phân biệt chủng tộc, khủng hoảng về cá nhân, khủng hoảng về kinh tế chính trị dẫn đến sự khủng hoảng về xã hội là một điều tất yếu.
Hiện nay, nhất là con người sống đối diện với nạn đói nghèo, thiên tai, chiến tranh, bệnh tật đặc biệt căn bệnh thế kỷ AIDS.
Tất cả tai họa trên đều do con người gây ra, Họ không cần biết đến đời sống giá trị tâm linh, lao vào vòng xoáy của tội lỗi tạo ra vô số điều ác
Thời cuộc hoàn cảnh dẫy đầy điều xấu, con người vì thỏa mãn lòng dục vọng của mình khiến nền đạo đức xã hội bị băng hoại, luân thường đạo lý bị đảo lộn, con người sống chà đạp lên nhân phẩm lẫn nhau.
2. Phương pháp khắc phục hậu quả
Trước tình hình đạo đức xuống cấp, bị băng hoại như vậy, phương pháp và diệu dược trị liệu hữu hiệu nhất, đòi hỏi mỗi con người phải có cái nhìn sáng suốt bằng trí tuệ(chánh kiến), hành động đúng đắn (chánh nghiệp), suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), sống đúng đắn (chánh mạng), nói chung là mỗi con người nên áp dụng Bát Chánh Đạo, hoặc là ngũ giới (không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).
Để tu tập diệt trừ tham ái dục vọng của con người, và giúp con người tìm lại giá trị nhân bản của chính mình (phản quan tự kỷ) làm cho nền đạo đức xã hội được quân bình và trở về chân thiện mỹ, tùy theo mức độ nhận thức và thực hành của mỗi người, mà đạt được cuộc sống an lành hạnh phúc. Qua đây chúng ta khẳng định rằng, sở dĩ nền đạo đức gần như băng hoại là do con người sống bằng dục vọng thấp hèn, chấp ngã, và hành động ngược lại với tinh thần Bát Chánh Đạo.
Nhìn kỹ tình trạng xã hội, sự dấy sinh lòng khát ái đang trải rộng khắp xã hội, mà không có sự kiểm soát đạo đức, từ sự tích tập lòng khát ái này mà tham, sân, si, phát sinh, tạo nên một hố sâu tội lỗi.
Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng ra đời và hình thành không ngoài mục đích giải thoát nỗi khổ đau cho con người và kiến tạo một xã hội tốt đẹp. Trong đó bao gồm tính nhân bản, luật pháp công bằng, văn hóa, và không còn các tệ nạn.
Giáo dục đạo đức Phật giáo là luôn nhắc nhở con người thấu hiểu thuyết nhân quả, nghiệp báo như là một lẽ công bằng, một quy luật khách quan, nó khuyến khích con người hành thiện từ lời nói đến hành động, một nền đạo đức xây dựng trên cái tâm, hướng về nội tâm để cải tạo con người, cải tạo xã hội.
Do vậy, muốn ngăn ngừa tham ái dục vọng, diệt khổ, chủ yếu chữa trị cái tâm con người, xã hội là nhiều cá nhân hợp thành, nếu mọi người đều tốt, thì xã hội cũng tốt đẹp theo.Vì vậy, muốn xây dựng một xã hội an vui tốt đẹp hạnh phúc thật sự, trước hết phải có những con người nhân cách đạo đức thật sự, việc chữa trị xã hội tốt đẹp, tức là phải chữa trị từng cá nhân.
Đạo Phật chủ trương rằng: Con người phải bắt đầu từ chính mình, phải ý thức tự chủ chính mình trong từng phút, từng giờ trong cuộc sống của mình. Chỉ có như vậy thì xã hội mới trở thành tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, nếu không có những con người lành mạnh, làm sao chúng ta mong đợi một xã hội chân thiện mỹ.
Điều ấy đang trông chờ vào sự nỗ lực cá nhân mỗi con người; thế hệ tương lai đi vào cuộc sống mới, xã hội mới và kỷ nguyên mới. Với bao mơ ước hy vọng tốt đẹp, hạnh phúc không có những con người khát ái dục vọng ích kỷ
D. Tóm lại:
Như vậy, toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo thiết lập trên nền tảng giới, định và tuệ, là một nền giáo dục toàn diện bao gồm các giá trị nhân bản khác nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha, giàu lòng nhân ái và rất bình đẳng; với ý thức trách nhiệm cá nhân, hòa nhập mình, người, xã hội và môi trường xung quanh là một.
Khi nào con người dứt bỏ lòng tham ái ích kỷ cái “ta” đạt đến tinh thần vô ngã. Thì con người sống cho phù hợp với vũ trụ nhân sinh, thoát ra ngoài các trói buộc tư duy hữu ngã.
Phật giáo giáo dục con người hoàn toàn không xây dựng trên tín điều, mê tín mà luôn xây dựng con đường chánh kiến “tri” và “hành” giáo lý Đó dựa trên tư duy thuần túy, và được xây dựng trên tiêu chuẩn về những giá trị nhân cách đạo đức giữa cái Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống.
Đây là một đường hướng giáo dục đích thực sống động và đầy sáng tạo trong hệ thống giáo dục Phật giáo nhằm góp phần xây dựng một nền hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và cho cả cộng đồng nhân loại.
Thích Trí Giải
Chú thích:
[1] Trung Bộ I. 87
[2] Trung Bộ I. 87A
[3] Tương Ưng I. 102
[4] Tương Ưng I. 305
[5] Pháp Cú. 223
[6] W.Rahula, What the Buddha taught, New-Yort,1962, tr.51
[7] Lý Thuyết Về Nhân Tính Qua Kinh Tạng Pali tr 72- 73
[8] Tương ưng bộ kinh III, tr.34

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Y học: Đu đủ non chưng đường phèn - Thuốc trị sạn thận


Một liều là 3 ngày liên tiếp.  DS nghe nói người chị bà con ở VN có sạn thận, chị ta chưng đu đủ ăn thì ra sạn nên gia đình cũng làm cho DS ăn.  Ăn món này vào buổi sáng, bụng đói.  Ăn xong đến trưa mới được ăn cơm.  DS ăn 3 ngày rồi mà không thấy gì hết vì đâu có sạn thận đâu mà thấy gì.  Chắc món này cũng có thể ngừa sạn thận được mà.  Ăn không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc :)))

Một trái đu đủ con gọt vỏ, xắt lát.  Cho vô chén với chút đường phèn và 3 muỗng canh nước.  Chưng cách thủy cho mềm đu đủ thì dùng được.

Cây đu đủ thật là say trái. Năm nay vườn mẹ trúng đu đủ.
Chúc các bạn luôn vui khỏe.
Nam Mô A Di Đà Phật
Diệu Sương

Y học: 42 công dụng từ giấm cho sức khỏe và đời sống

  • small_bmj1320495790
  • Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ.
  • 1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.
    2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.
    3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò
    4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.
    5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.

    6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.
    7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
    8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.
    9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để
    giảm đau và ngứa.
    10. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
    11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.
    12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.
    13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.
    14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.
    15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
    16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.
    17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.
    18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.

    19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.
    20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.
    21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.
    22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.
    23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.
    24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.
    25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.
    26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.
    27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.
    28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.
    29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử  mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
    30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất.
    31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
    32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.
    33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.
    34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.

    35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.
    36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.
    37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.
    38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.
    39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải.
    40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.
    41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa
    42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.

    --
    Nguyen Khoa Dieu Lien


(theo phatgiaonguyenthuy)

Phật Pháp: Hạnh Phúc theo quan điểm của Phật giáo

images (7)
Hạnh Phúc Ở Đâu?
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thú cũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó là sự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫn là loài thú.
Con người biết tư duy, có tổ chức thành gia đình, làng xóm, và hình thành cộng đồng xã hội. Con người hành nhiều nghề khác nhau để duy trì cuộc sống. Ngoài vấn đề ăn mặc, con người sản sinh ra nhiều nét văn hóa như nghệ thuật, thẩm mỹ, thơ ca, khoa học…
Mục đích của con người nhằm mưu cầu, tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Ở đây người viết xin phân ra ba nhóm hạnh phúc đơn thuần nhất.
I. Nhóm hạnh phúc thứ nhất là con người biết an phận:
Quan niệm của họ là xây dựng một mái ấm gia đình nho nhỏ, vợ chồng con cái sống an vui, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Họ không ước vọng cao sang tiện nghi vật chất; cơm đủ ăn, áo mặc đủ ấm là hạnh phúc, phần đông họ sống ở nông thôn, làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi và các nghề thủ công, có một số ở thành phố là những giáo viên, công chức. Hạnh phúc của họ quả thật đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ lý tưởng:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng hòa, vợ thuận, gật đầu khen ngon”
(Ca dao Việt Nam)
II. Nhóm hạnh phúc thứ hai ước vọng cao hơn, phù hợp với xã hội phát triển ngày nay:
Phần lớn họ sống ở thành thị, có chung ước vọng học hành, có bằng cấp, có địa vị, danh vọng, tiền của, nhà cửa cao sang, huy hoàng và lộng lẫy, vợ đẹp con xinh, đầy đủ tiện nghi, theo cách nghĩ của họ sống mà thiếu tiện nghi là không có hạnh phúc. Bởi vì họ là người tạo ra của cải vật chất nên họ có quyền thụ hưởng, cho rằng đó là hạnh phúc cuộc đời.
III. Nhóm hạnh phúc thứ ba thanh cao hơn, đó là những vị ẩn sĩ sống nơi non cao, núi thẳm.
Họ muốn ra khỏi chốn hồng trần đầy đau khổ này. Hay là những người Phật tử hiểu được chân lý của cuộc đời, sống cuộc sống thiểu dục tri túc, vui với đạo, vui với nội tâm, không màng đến danh lợi, họ tìm cuộc sống hạnh phúc thanh cao hơn, tao nhã hơn. Hằng ngày làm bạn với cỏ cây, sông núi, vui bên chén trà, nghe tiếng chim hót, hay là tụng Kinh, ngồi thiền… có phải hạnh phúc của họ được mong cầu lên cảnh giới chư thiên hưởng thú vui dục lạc trên ấy hay không?
“Cuộc thế công danh mơ tưởng hão
Bầu tiên phong nguyệt thú vui cùng”
( Lê Thánh Tông)
Trên đây chỉ phân tích theo từng nhóm. Người viết muốn nêu lên hạnh phúc cụ thể hơn, tùy theo độ tuổi, tùy theo hoàn cảnh sống, tùy theo địa vị xã hội. Hạnh phúc của em bé là được vuốt ve, âu yếm của người mẹ, được bú mớm, được cưng chiều, hạnh phúc của nó là ở gần bên cha me, gần bên người thân yêu.
Có người cho rằng hạnh phúc là những điều mình mong muốn, có người thấy thân mình đẹp, đoan trang là hạnh phúc, có người cho rằng mạnh khỏe không bệnh tật là hạnh phúc…những điều hạnh phúc nêu trên thật sự không bền chắc.
Nếu đem trí tuệ của đạo Phật mà quán chiếu thì thấy những hạnh phúc ấy mong manh, dễ tan vỡ như giọt sương lúc ánh nắng ban mai, vì bản chất cuộc đời là vô thường, duyên sinh vô ngã,
“Hãy nhìn như bọt nước
Hãy nhìn như cảnh huyễn
Quán nhìn đời như vậy
Thần chết không bắt gặp
( Pháp cú 170 )
Ngài Vạn Hạnh thiền sư đã “Thị Đệ Tử ” bằng bài kệ
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.
Những hạnh phúc này theo lăng kính của Đạo Phật thì chúng chính là mầm mống của sự khổ đau vì chất chứa nhiều sự lo âu, phiền não, sầu khổ. Ví dụ: Có người nói rằng, gần người mình yêu là hạnh phúc. Bạn có chắc chắn rằng người yêu ấy có chung thủy với bạn suốt đời không? Người yêu ấy không có bị sanh, lão, bịnh, tử không?
Nếu như tất cả đều theo ý muốn của bạn thì quan niệm hạnh phúc của bạn là đúng. Nhưng có bao giờ được như vậy không? Có những đôi tình nhân nghĩ rằng được sống gần bên nhau là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có hợp ắt phải có chia lìa, yêu nhau xa nhau sinh ra sầu khổ (ái biệt ly khổ). Trong cái hợp đã có mầm móng của sự chia lìa.
Điều họ nghĩ: “đau khổ vì nhau, buồn nhớ vì nhau là hạnh phúc” hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc chờ đợi héo mòn, và hạnh phúc của sự âu lo. Thật sự, hạnh phúc của ái tình rất mong manh, chóng tàn, là thứ tạm bợ, giả tạm mà có trong chốc lát, chứ không phải hạnh phúc miên viễn.
Vì sao nói hạnh phúc của thế gian luôn luôn có sự ưu não, buồn khổ? Bởi vì, hạnh phúc ấy xuất phát từ lòng tham ái, chấp thủ. Ở đâu có mặt của tham ái, ở nơi đó có mặt của đau thương và thù hận.
Nhất là trong vấn đề tình yêu đôi lứa thường hay thờ thốt với nhau, tiếng nói ấy cũng chính từ cái tâm chấp ngã mà có đôi khi để đánh lừa đối tượng, không phải thứ tình yêu chân thật.
Một người có tình yêu chân thật thì luôn có sự hy sinh và trao tặng cho người mình yêu thương, không mong cầu đón nhận. Tình yêu còn có bản ngã, còn có chấp thủ thì sao có sự hạnh phúc chân thật và bền vững được. Nên chúng ta hãy xem quan niệm hạnh phúc trong phật giáo như thế nào?
IV. Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo
Hạnh phúc trong Đạo Phật luôn luôn đòi hỏi sự hành trì thâm hậu ở mỗi con người. Con người luôn ý thức và làm chủ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và những vật chất hữu vi chỉ là phương tiện sống. Mục đích chính là con người phải biết quay về đời sống tinh thần tu tập diệt trừ mọi phiền não để tâm hồn thanh tịnh, an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại.
Đạo Phật không quan niệm vàng bạc, ngọc ngà châu báu là hạnh phúc, Hạnh phúc càng không phải đặt chân vào lâu đài tình ái. Hạnh phúc không phải hình thành từ chất liệu ngũ dục thế gian…không phải chạy theo tiếng gọi của mỹ nhân để được nghe lời hay ngọt ngào, âu yếm cho là hạnh phúc, những thứ này chỉ làm cho tâm con người quay cuồng trong vòng xoay sinh tử, không biết bao giờ ngưng nghỉ, và tạo thêm khổ đau.
Hạnh phúc là những ai biết quay về với đời sống tâm linh cao cả, đó là phần tinh ba cao quý nhất của con người, sống quay về với chính mình và giây phút hiện tại. Nếu chúng ta rời khỏi mình mà chạy tìm cầu ở ngoài thì làm mất đi cái gì quý giá nhất, lạc vào tà kiến, ấy chính là quên đi cái sáng suốt vốn có của mình (Phật Tính). Từ trong bóng đêm vô minh mù mịt trải qua hàng vạn kiếp, tâm hồn ta trôi giạt trong biển đời mênh mông, như con tàu lênh đênh bị sóng gió dập dồi ở ngoài biển khơi không bến bờ nương tựa. Đó chính là biển ái dục và bão tố vô minh, vùi dập chúng ta quay vòng trong sinh tử vô tận.
Chúng ta học Phật Pháp một cách sâu xa và chắc chắn trong tay có được một ngọn đuốc sáng trên con đường đi tìm chân hạnh phúc. Giá trị nhiệm màu của đạo Phật là “tri”“hành” chứ không phải dùng để nói suông, càng thực hành sâu chừng nào mới thấy giá trị Phật pháp cao siêu chừng đó.
Đức phật tuyên bố: “Giải thoát an lạc, giác ngộ và tịnh độ đều ở ngay trong tâm của chúng ta” hay là “Ta đến đây không phải cứu độ các ngươi, Ta đến đây cốt là để chỉ đường đi sáng suốt cho các ngươi. Các ngươi hãy noi theo đó mà tiến hóa giác ngộ để tự độ lấy mình.” “Ngươi là ngọn đuốc và là nơi nương náu cho chính ngươi. Ngươi đừng tự phó thác vào chốn dung thân nào khác”
Hạnh phúc mà Đức Phật muốn dạy chúng ta đạt đến là cảnh giới Niết bàn tại tâm.  Niết Bàn là Bản Thể chân thực của ta, của quần sinh và vũ trụ.
Niết Bàn là hạnh phúc.
Niết Bàn ở sẵn trong tâm khảm con người.
Niết bàn là Chân Thường, Hằng Cửu.
Niết Bàn là một trạng thái tĩnh lặng, bất biến.
Niết bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này.
Như vậy Niết Bàn là trạng thái mà ta có thể tự tạo cho ta, ban bố cho ta, chứ không do một vị Thần Phật ngoại tại nào. Tại sao vậy? Thưa chính là vì ta đã nhập thể với Bản Thể vũ trụ, nguồn sinh xuất ra vũ trụ, và chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng.
Đến đây tôi sực nhớ lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Các ngươi hãy nỗ lực lên. Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ thế cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của ngươi mà được cởi mở.” (Kinh Pháp Cú 276)
Mới hay công trình tu trì, giải thoát của con người cũng đã chịu một định luật thiên nhiên chi phối. Đó là: “Linh tại Ngã, bất linh tại Ngã” (Hay tại ta, dở cũng tại ta).
Nếu Niết Bàn là hạnh phúc, là bất biến, là trạng thái có thể thực hiện ngay ở đời này, thì dĩ nhiên là nếu có được hạnh phúc bây giờ, thì hạnh phúc ấy cũng không thua kém hạnh phúc hưởng được sau khi nhắm mắt tắt hơi.
Nhận định này hết sức quan trọng. Bởi vì ngay từ trong cuộc sống hiện tiền của chúng ta có thể đạt được một trạng thái cao siêu nhất mà trời đất có thể dành để cho chúng ta. Nếu cuộc sống hiện tại chúng ta chưa đạt được an lạc nội tâm thì đừng có mơ tưởng viễn vong đến thế giới cao xa
Vì vậy con đường giải thoát là tìm Chân Tâm tự nơi mình:
“Hướng ngoại mà tìm cầu,
Tất cả đều ngu si.
Hướng nội mà tùy xứ tiện nghi,
Tất cả đều là chân thật.” [1]
Lục Tổ Huệ Năng nói: trong Pháp Bảo Đàn Kinh: “Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở Tự Tâm mình, độ lấy mình mới được” [2]
Như vậy châm ngôn để đi tìm chân lý sẽ là:
Con đường hướng nội tiến cho sâu,
Càng sâu, càng thấy lắm nhiệm mầu.
Tâm khảm bao la không bờ bến,
Vũ trụ mênh mông đã thấm đâu.
Vậy muốn tìm Chân Tâm, muốn tìm Phật Tính, phải tìm ngay trong người mình, trong lòng mình.
Phật bảo A Nan: Chân Tính đã ở nơi ngươi mà ngươi chẳng tin, lại theo nơi miệng ta mà tìm Chân Tính, vậy ngươi đã lầm chưa? [3]
Hạnh phúc theo Đạo Phật rất đơn giản, bất cứ người nào cũng đạt được hạnh phúc đó, miễn sao đi đúng con đường đức Thế Tôn đã vạch ra. Trong kinh Đức Thế Tôn dạy về sự chấm dứt khổ đau như sau: Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn.[4]
Nếu ta theo con đường Đức Phật đã dạy thực hành một cách kiên tâm trì chí, nếu ta tinh tấn đào luyện và thanh lọc bản thân, nếu ta đạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứng Niết-bàn ngay trong ta, không cần phải nhọc trí vì những danh từ lớn lối bí hiểm. Cho nên hạnh phúc trong Phật giáo cũng vậy, người nào thật sự tu tập đoạn trừ tham ái, chấp thủ chính người ấy mới cảm nhận được hạnh phúc.
Hạnh phúc trong Phật Giáo là sự từ bỏ“tham ái, chấp trước” có nghĩa là không vướng bận bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc, ở trong đời ngũ trược đầy dẫy sự đau khổ và bất công, chúng ta cũng có thể tự tại, an vui, cho dù chung quanh của ta toàn là ngũ dục, lạc thú. Chúng ta vẫn không vướng mắc đến nó cho nên thật là chí lý khi nói:
“Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau
Giải thoát là ung dung trong ràng buộc”
Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng không cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ở đây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng con người không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạm kia.
Chuông lòng thánh thoát từ tâm
Pháp âm thơm ngát, khói trầm quyện bay
Lòng an, tâm tịnh mỗi ngày
Dứt phiền não đoạn, tỏ bày tánh chơn ... (Hoa Mai)
Viết bởi: Thích Trí Giải
Chú thích: 
[1] Lâm tế lục thị chúng, ĐĐ Thiên Ân, Triết học Zen, tr.103
[2] Pháp Bảo Đàn Kinh (Đoàn trung Còn dịch), Sám Hối Phẩm, tr. 61
[3] , . Vân hà tự nghi nhữ chi Chân Tính, Tính nhữ bất chân, thủ Ngã cầu thực. – Thủ Lăng Nghiêm kinh (V.N. P. T. hội xuất bản), q. II, tr. 16-17.- Thủ Lăng Nghiêm, -Linh Sơn, Phật Học, tr. 113-114
[4] Aṅguttara- Nikāya, II.p.34

Bài đăng phổ biến