Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Biến Đổi Khí Hậu: Cuối năm 2010 Việt Nam thời tiết xấu, nông súc bệnh dịch

Việt Nam is dealing with increasing climate change in various areas. Moreover, buffaloes, cows, and pigs are experiencing widespread diseases. Not only are animals potentially unsafe to eat, raising them for meat consumption also unnecessarily depletes the Earth's land-water-food resources and causes a great deal of methane gas that is related to global warming. New Year is a good time to re-examine past habits and make a new start, beginning with what we feed ourselves daily.

Loài người chúng ta đôi khi đợi đến lúc hậu quả đã xảy ra thì mới bắt đầu đối phó, thay vì giải quyết từ cội rễ. Ngày nay các thông tin khoa học cho thấy hâm nóng toàn cầu một phần lớn là do việc chăn nuôi nông súc, thải ra quá nhiều độc khí mê-tan, làm kiệt quệ tài nguyên đất-nước-thực phẩm của Địa Cầu. Thêm vào đó, bò, lợn, gia cầm v.v. ngày nay đang mang dịch chết hàng loạt. Ngoài việc thịt động vật không được vệ sinh và an toàn cho loài người tiêu thụ, một khía cạnh khác nữa là cộng đồng nhân loại, nếu muốn được sống còn, cần đi trên một nẻo đường bao dung, từ ái khi đối xử với nhau và đối xử với loài vật yếu thế hơn ta.

Cái chết của các loài nông súc qua bệnh dịch là tiếng chuông cảnh thức trái tim của loài người - một cái giá rất đắt bằng nhiều sinh mạng, đau khổ, và hy sinh của loài vật - để chúng ta nhìn lại vấn đề "nhân quả," "gieo gì gặt nấy" trong lối sống ngày nay. Năm mới 2011 là một dịp để nhìn lại những thói quen cũ và có một khởi đầu tốt đẹp hơn.

Chủ động phòng, chống ảnh hưởng của thời tiết xấu


Nguồn: Báo Nhân Dân
Đăng ngày: Thứ sáu, 31/12/2010

Mưa trái mùa gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp Ðồng Nai * Khẩn trương khôi phục đàn lợn sau dịch tai xanh

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết vùng núi phía bắc và một số nơi ở khu đông bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rải rác. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6. Các tỉnh miền bắc trời tiếp tục rét, vùng núi rét đậm, có nơi rét hại. Cần đề phòng băng giá và sương muối. Ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật trên cấp 6; vùng biển ngoài khơi Trung Bộ gió đông bắc mạnh lên cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh. Khu vực bắc và giữa Biển Ðông có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, biển động mạnh. Từ hôm nay (31-12), vùng biển từ Bình Ðịnh đến Cà Mau và khu vực nam Biển Ðông gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.

Ðể chủ động đối phó với không khí lạnh tăng cường, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư vừa có công điện đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, khu vực đồng bằng sông Hồng và miền núi phía bắc thông tin cho chủ tàu thuyền trên biển biết thông tin gió mùa đông bắc để chủ động phòng tránh. Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, giữ vững thông tin liên lạc; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Các tỉnh phía bắc hướng dẫn nhân dân các biện pháp chống rét cho mạ và lúa mới cấy; chống rét cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Các tỉnh ven biển Nam Bộ và TP HCM chủ động đối phó với vùng ngập úng và xâm nhập mặn do triều cường.

Ngày 29-12, tỉnh Ðồng Nai có mưa trái mùa ở thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất và Long Thành ảnh hưởng đến năng suất của hàng chục nghìn ha cây trồng và làm nhiều diện tích trồng hoa mai, cúc nở sớm. Ðây là năm thứ ba liên tiếp có mưa trái mùa trên địa bàn nhưng lại là năm có mưa trái mùa sớm nhất chỉ sau một tháng bước vào mùa khô.

Ðồng Nai hiện có hơn 4.600 ha lúa đông xuân bị nhiễm các bệnh bạc lá, đạo ôn lá, đốm vằn, rầy nâu và ốc bươu vàng gây hại. Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo nhân dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn để phòng trừ. Ðối với các loại cây ăn trái, cây nhà vườn cần chủ động phát hiện bệnh sớm để phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn để hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Ðiện Biên, từ ngày 15-11 đến 23-12, dịch lở mồm, long móng (LMLM) đã xảy ra ở 14 xã tại hai huyện Tuần Giáo và Mường Ảng, làm 704 con trâu, bò mắc bệnh. Còn tại tỉnh Lạng Sơn, ngày 29-12, dịch LMLM tiếp tục được phát hiện tại sáu xã, nâng tổng số xã có dịch LMLM trên địa bàn lên 55 với số gia súc mắc bệnh là 1.627; trong đó chết và tiêu hủy 208 con. Hiện tại, Chi cục Thú y cùng với chính quyền hai tỉnh trên đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Chi cục Thú y TP Hà Nội cho biết, lượng gia súc, gia cầm được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở, các điểm giết mổ trên địa bàn đang tăng cao do sắp đến Tết Nguyên đán. Hiện nay, TP đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm giết mổ tập trung, các cơ sở chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật. Hiện đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội vẫn được an toàn dịch bệnh, bảo đảm cung cấp khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cho người dân.

Hiện nay, đàn bò tại thôn 4, xã Nghĩa Dũng (Quảng Ngãi) có dấu hiệu sùi bọt, biếng ăn, chân đứng không vững. Bệnh đã lây lan khắp thôn làm bảy con bò bị chết và hơn 100 con khác mắc bệnh. UBND tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, TP chủ động khôi phục đàn lợn sau khi dịch tai xanh đã được khống chế. Theo đó, khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi; quản lý tốt an toàn vệ sinh và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, góp phần bình ổn giá cả trên địa bàn; hỗ trợ cho người chăn nuôi được khoanh nợ, giãn nợ có lợn bị tiêu hủy. Trong thời gian xảy ra dịch tai xanh, tỉnh đã tiến hành tiêu hủy 54.206 con lợn.

Tỉnh Vĩnh Long đang chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm, tăng cường kiểm tra, quản lý vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia cầm trước và trong Tết Nguyên đán. Trong tháng 12, Chi cục Thú y tỉnh đã tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm đợt II-2010 ở 40/107 xã, phường, thị trấn cho hơn 1,2 triệu con gia cầm.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang triển khai hai đợt tiêm phòng chính và thường xuyên tiêm bổ sung cho các hộ tái đàn gia cầm mới, với tổng số 8,3 triệu liều vắc-xin. Tuy nhiên, số vắc-xin này chủ yếu tiêm trên đàn vịt, còn lại đàn gà được tiêm chỉ chiếm 1,7% tổng đàn.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhan-dan-i-n-t/th-i-s/i-s-ng/i-s-ng-tin-chung/ch-ng-phong-ch-ng-nh-h-ng-c-a-th-i-ti-t-x-u-1.279883#xQKMZ9NXMF1E

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến