Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Biến Đổi Khí Hậu: Cuối năm 2010 Việt Nam thời tiết xấu, nông súc bệnh dịch

Việt Nam is dealing with increasing climate change in various areas. Moreover, buffaloes, cows, and pigs are experiencing widespread diseases. Not only are animals potentially unsafe to eat, raising them for meat consumption also unnecessarily depletes the Earth's land-water-food resources and causes a great deal of methane gas that is related to global warming. New Year is a good time to re-examine past habits and make a new start, beginning with what we feed ourselves daily.

Loài người chúng ta đôi khi đợi đến lúc hậu quả đã xảy ra thì mới bắt đầu đối phó, thay vì giải quyết từ cội rễ. Ngày nay các thông tin khoa học cho thấy hâm nóng toàn cầu một phần lớn là do việc chăn nuôi nông súc, thải ra quá nhiều độc khí mê-tan, làm kiệt quệ tài nguyên đất-nước-thực phẩm của Địa Cầu. Thêm vào đó, bò, lợn, gia cầm v.v. ngày nay đang mang dịch chết hàng loạt. Ngoài việc thịt động vật không được vệ sinh và an toàn cho loài người tiêu thụ, một khía cạnh khác nữa là cộng đồng nhân loại, nếu muốn được sống còn, cần đi trên một nẻo đường bao dung, từ ái khi đối xử với nhau và đối xử với loài vật yếu thế hơn ta.

Cái chết của các loài nông súc qua bệnh dịch là tiếng chuông cảnh thức trái tim của loài người - một cái giá rất đắt bằng nhiều sinh mạng, đau khổ, và hy sinh của loài vật - để chúng ta nhìn lại vấn đề "nhân quả," "gieo gì gặt nấy" trong lối sống ngày nay. Năm mới 2011 là một dịp để nhìn lại những thói quen cũ và có một khởi đầu tốt đẹp hơn.

Chủ động phòng, chống ảnh hưởng của thời tiết xấu


Nguồn: Báo Nhân Dân
Đăng ngày: Thứ sáu, 31/12/2010

Mưa trái mùa gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp Ðồng Nai * Khẩn trương khôi phục đàn lợn sau dịch tai xanh

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết vùng núi phía bắc và một số nơi ở khu đông bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rải rác. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6. Các tỉnh miền bắc trời tiếp tục rét, vùng núi rét đậm, có nơi rét hại. Cần đề phòng băng giá và sương muối. Ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật trên cấp 6; vùng biển ngoài khơi Trung Bộ gió đông bắc mạnh lên cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh. Khu vực bắc và giữa Biển Ðông có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, biển động mạnh. Từ hôm nay (31-12), vùng biển từ Bình Ðịnh đến Cà Mau và khu vực nam Biển Ðông gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.

Ðể chủ động đối phó với không khí lạnh tăng cường, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư vừa có công điện đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, khu vực đồng bằng sông Hồng và miền núi phía bắc thông tin cho chủ tàu thuyền trên biển biết thông tin gió mùa đông bắc để chủ động phòng tránh. Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, giữ vững thông tin liên lạc; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn. Các tỉnh phía bắc hướng dẫn nhân dân các biện pháp chống rét cho mạ và lúa mới cấy; chống rét cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Các tỉnh ven biển Nam Bộ và TP HCM chủ động đối phó với vùng ngập úng và xâm nhập mặn do triều cường.

Ngày 29-12, tỉnh Ðồng Nai có mưa trái mùa ở thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất và Long Thành ảnh hưởng đến năng suất của hàng chục nghìn ha cây trồng và làm nhiều diện tích trồng hoa mai, cúc nở sớm. Ðây là năm thứ ba liên tiếp có mưa trái mùa trên địa bàn nhưng lại là năm có mưa trái mùa sớm nhất chỉ sau một tháng bước vào mùa khô.

Ðồng Nai hiện có hơn 4.600 ha lúa đông xuân bị nhiễm các bệnh bạc lá, đạo ôn lá, đốm vằn, rầy nâu và ốc bươu vàng gây hại. Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo nhân dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn để phòng trừ. Ðối với các loại cây ăn trái, cây nhà vườn cần chủ động phát hiện bệnh sớm để phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn để hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Ðiện Biên, từ ngày 15-11 đến 23-12, dịch lở mồm, long móng (LMLM) đã xảy ra ở 14 xã tại hai huyện Tuần Giáo và Mường Ảng, làm 704 con trâu, bò mắc bệnh. Còn tại tỉnh Lạng Sơn, ngày 29-12, dịch LMLM tiếp tục được phát hiện tại sáu xã, nâng tổng số xã có dịch LMLM trên địa bàn lên 55 với số gia súc mắc bệnh là 1.627; trong đó chết và tiêu hủy 208 con. Hiện tại, Chi cục Thú y cùng với chính quyền hai tỉnh trên đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Chi cục Thú y TP Hà Nội cho biết, lượng gia súc, gia cầm được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở, các điểm giết mổ trên địa bàn đang tăng cao do sắp đến Tết Nguyên đán. Hiện nay, TP đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm giết mổ tập trung, các cơ sở chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật. Hiện đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội vẫn được an toàn dịch bệnh, bảo đảm cung cấp khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cho người dân.

Hiện nay, đàn bò tại thôn 4, xã Nghĩa Dũng (Quảng Ngãi) có dấu hiệu sùi bọt, biếng ăn, chân đứng không vững. Bệnh đã lây lan khắp thôn làm bảy con bò bị chết và hơn 100 con khác mắc bệnh. UBND tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, TP chủ động khôi phục đàn lợn sau khi dịch tai xanh đã được khống chế. Theo đó, khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi; quản lý tốt an toàn vệ sinh và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, góp phần bình ổn giá cả trên địa bàn; hỗ trợ cho người chăn nuôi được khoanh nợ, giãn nợ có lợn bị tiêu hủy. Trong thời gian xảy ra dịch tai xanh, tỉnh đã tiến hành tiêu hủy 54.206 con lợn.

Tỉnh Vĩnh Long đang chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm, tăng cường kiểm tra, quản lý vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia cầm trước và trong Tết Nguyên đán. Trong tháng 12, Chi cục Thú y tỉnh đã tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm đợt II-2010 ở 40/107 xã, phường, thị trấn cho hơn 1,2 triệu con gia cầm.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang triển khai hai đợt tiêm phòng chính và thường xuyên tiêm bổ sung cho các hộ tái đàn gia cầm mới, với tổng số 8,3 triệu liều vắc-xin. Tuy nhiên, số vắc-xin này chủ yếu tiêm trên đàn vịt, còn lại đàn gà được tiêm chỉ chiếm 1,7% tổng đàn.

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhan-dan-i-n-t/th-i-s/i-s-ng/i-s-ng-tin-chung/ch-ng-phong-ch-ng-nh-h-ng-c-a-th-i-ti-t-x-u-1.279883#xQKMZ9NXMF1E

Khuôn Vàng Thước Ngọc: Hòa bình đích thực (Lm Giuse Nguyễn Hữu An)

Excerpt of an article by Catholic priest Joseph Nguyễn Hữu An about true peace: how we need to return to the source of peace, which is Love. On the occasion of the New Year, Father Joseph Nguyễn Hữu An prays that everyone lives with love, forgiveness, and harmony, surrendering to God in selfless altruism, for true and lasting peace.

Trích đoạn: SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH VÀ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
VietCatholic News (30 tháng 12, 2010)

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An.

Ngôn sứ Isaia loan báo “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta. Một người Con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai. Danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình. Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nên hòa bình vô tận…”(Is 9,5-6). Chúa Giêsu, vị thủ lãnh có đầy “dũng mãnh” và “quyền bính trên vai”. Vị thủ đó “đã chào đời để cứu ta”, đã đối xử với dân chúng như “người Cha muôn thuở”. Đó là vị “thủ lãnh hòa bình”, “là bình an của chúng ta” và “đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hòa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,14-16). Chính vị thủ lãnh hòa bình đó đã giao hòa loài người với Thiên Chúa “vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,19-20).

Tiếp nối sứ vụ hòa bình của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo miệt mài tìm kiếm nền hòa bình đích thực cho nhân loại. Năm 1920, Đức Bênêđitô XV ban hành thông điệp “Hòa Bình của Thiên Chúa”. Từ năm 1939 đến 1957, qua các sứ điệp giáng sinh, Đức Piô XII luôn kêu mời các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy kiến tạo một nền hòa bình đích thực trên hành tinh này và cùng nhau xây dựng một thế giới liên đới công bằng.

Năm 1963, Đức Gioan XXIII ra thông điệp “Hòa bình trên thế giới” gửi đến tất cả những người thành tâm thiện chí trên thế giới để kêu gọi các quốc gia xây dựng một nền hòa bình chống lại chiến tranh.

Năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo Hoàng “Công lý và Hòa bình”, và từ năm 1968, lập ra ngày “Hòa bình thế giới” cử hành vào ngày 1/1 hằng năm. Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức những buổi “Cầu nguyện liên tôn” cho hòa bình tại Assisi và đưa ra sáng kiến “Ăn chay vì hòa bình”.

Năm 1986, ăn chay để kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử. Năm 1993 và 1994, ăn chay cho hòa bình tại Bosnia. Năm 2001, ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình thế giới sau biến cố 11/09 tại Hoa Kỳ.

Muốn có được một nền hòa bình đích thực, con người không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt chiến tranh, giải trừ quân bị, thực thi công lý, nhưng còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu thương. Hòa bình đích thực là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn.

...

Hòa bình đích thực

Muốn có được một nền hòa bình đích thực, nhân loại còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu công lý và sự thật.

Muốn có được một nền hòa bình đích thực thì lời “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô Assisi, giáo huấn của Đức Kitô, nhất là “Bài Giảng Trên Núi” phải trở thành kim chỉ nam, thành hiến chương cho cuộc sống của những người đi xây dựng hòa bình theo chân vị “Thủ lãnh hòa bình” là Đức Kitô.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Xin hiệp ý với Nữ Vương Hòa Bình cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Cầu nguyện cho mọi người biết sống yêu thương tha thứ, hài hòa với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hòa bình thực sự trường cửu.


http://www.vietcatholic.net/News/Html/86618.htm

Vì Sao Ăn Chay: Ăn chay rất có lợi cho sức khỏe!

An article on the Vietnamese-language online publication "Popular Science" states that there are many health benefits associated with vegetarianism, if we do it right. The author gives some tips from scientists about vitamin B12-rich foods: miso, tempeh, spirulina, chlorella, nori, wakame, and aloe vera leaves. Also cited is the finding reported in the "British Medical Journal," based on data collected from 8,000 volunteer participants: Longtime vegetarians have a higher IQ than their meat-eating counterparts.


Ăn chay rất có lợi cho sức khỏe!

Nguồn: Khoa Học Phổ Thông/TRẦN THỊ THỊNH
Đăng ngày 22/12/2010

Một chế độ ăn chay được chuẩn bị kỹ lưỡng dựa trên cơ sở dinh dưỡng quân bình sẽ giúp cho chúng ta có một sức khỏe tốt.

Nhờ không ăn thịt nên số lượng chất béo bão hòa hấp thu giảm đi nhiều. Chất béo bão hòa có khuynh hướng kích thích gan sản xuất thêm cholesterol và làm tăng hàm lượng của chất này trong máu lên cao, làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, nghẽn mạch vành, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đột quỵ. Người ăn chay cũng ít mắc phải những bệnh mãn tính, kể cả sỏi thận và sỏi mật. Thực phẩm chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, ít calori nên giúp người ăn chay ít bị táo bón và ít bị béo phì.

Theo tạp chí Metabolism, khảo cứu của GS. David Jenkins được thực hiện tại Đại học Toronto và Bệnh viện St Michael’s ở Canada, cho thấy ăn chay có thể làm giảm 29% hàm lượng cholesterol xấu (LDL). Đối với bệnh tiểu đường loại 2, chế độ ăn chay giúp ổn định phần nào lượng đường trong máu!

Rau quả, ngũ cốc và các loại hạt còn chứa nhiều vitamin có tính kháng oxyt hóa, như vitamin E, vitamin C và bêta caroten, dự phần quan trọng vào việc làm giảm nguy cơ phát sinh một số bệnh ung thư (ruột già, vú và tiền liệt tuyến).

Gần đây, tờ British Medical Journal có đăng kết quả khảo cứu về mối liên hệ giữa việc ăn chay và sự thông minh của 8.000 người tình nguyện tại Đại học Southampton trong 20 năm bằng việc đo chỉ số thông minh (IQ) lúc 10 tuổi và lúc 30 tuổi - cho thấy những người ăn chay nhiều năm (vegetarian, có dùng sữa và sản phẩm từ sữa) có chỉ số IQ lúc 30 tuổi là 105, tức là cao hơn gần 5 điểm so với IQ của những người ăn mặn.

Ăn chay đúng cách

Các nhà khoa học nói rằng những người ăn chay đúng cách đa số là những người có ý thức về dinh dưỡng và sức khỏe. Họ thường có một nếp sống hiền hòa, ngăn nắp, điều độ. Họ cũng là những người năng vận động thể chất. Những điều kiện này cộng với việc ăn chay giúp cho họ có được một sức khỏe tốt. Một số nhà khoa học khác cho rằng người ăn chay ít bị bệnh không phải vì họ không ăn thịt, nhưng chính là nhờ họ ăn rất nhiều rau, đậu và trái cây.

Nhưng các nhà khoa học xác nhận rằng hầu như mọi thức ăn nguồn gốc thực vật đều không chứa đủ vitamin B12, ngoại trừ một vài loại như các món miso (đậu nành ủ lên men, giống như tương của Nhật Bản), tempeh của Indonesia, tảo spirulina, chlorella, rong biển nori, wakame... Các loại thực phẩm này có chứa những chất tương tự như vitamin B12. Trong lá lô hội (nha đam) cũng có nhiều vitamin B12.

Tóm lại ăn chay sẽ có lợi cho sức khỏe nếu chúng ta biết cách.


http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/7590/an-chay-rat-co-loi-cho-suc-khoe&-33;.html

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Biến Đổi Khí Hậu: Tuyên ngôn của Phật giáo về Tình trạng Thay đổi Khí hậu (A Buddhist Declaration on Climate Change)

A Buddhist Declaration on Climate Change (please scroll down for English)

THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ
TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VỀ TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Việt dịch: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

Tuyên ngôn nầy xuất sinh từ sự góp sức của hơn 20 giảng sư Phật giáo thuộc mọi tông phái vào tác phẩm “Giải pháp của Phật giáo cho Tình trạng Khẩn cấp về Khí hậu”. Tuyên ngôn “Thời điểm Hành động là Bây giờ” được biên tập như một Tuyên bố liên phái của giảng sư Thiền học Tiến sĩ David Tetsuun Loy và giảng sư Phật giáo Nguyên thủy Hòa thượng Bhikkhu Bodhi, với những đóng góp về nội dung khoa học của Tiến sĩ John Stanley.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đầu tiên ký Tuyên ngôn nầy.


THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ
TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO
VỀ TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất mà nhân loại chưa bao giờ phải đối diện: đó là hậu quả sinh thái của cộng nghiệp của chúng ta.  Sự đồng thuận khoa học thì tràn đầy: chính hoạt động của con người đang gây ra tình trạng tan vỡ môi sinh ở kích thước toàn cầu. Đặc biệt là tình trạng hâm nóng địa cầu đang xảy ra nhanh hơn những tiên đoán trước đây, rõ ràng nhất là tại Bắc Cực. Trong hàng trăm ngàn năm, Bắc Băng dương đã được phủ kín bởi một vùng biển băng đá lớn bằng châu Úc - nhưng bây giờ, vùng biển đó đang nhanh chóng tan băng. Vào năm 2007, Tiểu ban Liên quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change) tiên đoán rằng Bắc Băng dương có thể sẽ không còn mùa hè băng đá vào năm 2100. Nhưng bây giờ, có vẻ tình trạng nầy sẽ xảy ra trong vòng một hay hai thập niên nữa mà thôi. Lớp băng rộng lớn của nước Greenland cũng đang tan nhanh hơn ta nghĩ. Mức nước biển sẽ tăng lên ít nhất một mét trong thế kỷ nầy - đủ để ngập lụt nhiều thành phố ven biển và vùng đồng ruộng như châu thổ sông Mêkông của Việt Nam.

Những tảng băng khắp nơi trên thế giới đang thoái lùi nhanh chóng. Nếu các chính sách kinh tế hiện nay được tiếp tục, những tảng băng ở cao nguyên Tây Tạng, vốn là đầu nguồn của nhiều con sông vĩ đại cung cấp lượng nước cho hàng tỷ người ở châu Á, sẽ biến mất trong vòng 30 năm nữa. Hạn hán trầm trọng và nạn mất mùa đang tác hại châu Úc và Bắc Trung Quốc. Những phúc trình quan trọng - của IPCC, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Âu châu, và Liên hiệp Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên - đều đồng ý rằng nếu không có một chuyển hướng chung thì, theo vị cố vấn trưởng về khoa học của Anh Quốc, nguồn cung cấp nước, lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác sẽ bị hạn hẹp lại, và sẽ tạo ra các điều kiện đói kém, chiến tranh giành giựt tài nguyên, và di dân hàng loạt vào giữa thế kỷ nầy - có lẽ vào năm 2030.

Hiện tượng hâm nóng địa cầu đóng một vai trò chính yếu trong những cuộc khủng hoảng sinh thái khác, kể cả tình trạng biến mất cây cối và những chủng loại thú vật đang chia sẻ trái đất nầy với chúng ta. Các nhà hải dương học báo cáo rằng một nửa lượng khí cácbon do những chất đốt hóa thạch thải ra thì được các đại dương hấp thu, làm cho nước biển tăng 30% nồng độ axít. Tình trạng axít hóa nầy sẽ phá vỡ quy trình hóa vôi của vỏ ốc và bãi san hô, cũng như đe dọa sự tăng trưởng của plankton, vốn là đầu nguồn chuỗi thực phẩm cho hầu hết đời sống trong biển cả.

Những nhà sinh vật học đầu ngành và các phúc trình của Liên hiệp quốc đồng thuận với nhau rằng nếu “cứ vô tư như thường” thì chúng ta sẽ làm cho một nửa chủng loại trên trái đất biến mất trong thế kỷ nầy. Cùng nhau, chúng ta đang vi phạm giới thứ nhất – “không gây tổn hại cho sinh vật” - ở quy mô lớn nhất có thể đạt được. Và chúng ta không thể tiên đoán được hậu quả sinh học trên đời sống con người khi mà không biết bao nhiêu chủng loại đã đóng góp một cách vô hình cho phúc lợi của chúng ta bị biến mất trên hành tinh nầy.

Nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng sự sống còn của nền văn minh nhân loại đang bị đe dọa. Chúng ta đã chạm đến điểm tiếp giáp nguy ngập của quá trình tiến hóa sinh học và xã hội của chúng ta. Chưa bao giờ chúng ta ở vào một thời điểm quan trọng của lịch sử như lúc nầy để cống hiến các nguồn lực của Phật giáo cho tất cả sinh vật . Tứ Diệu đế sẽ cung cấp một khung sườn để chẩn đoán tình hình hiện tại và thiết kế những tiêu chí phù hợp - vì những đe dọa và những thảm họa mà chúng ta đối mặt thì cuối cùng, bắt nguồn từ chính tâm ta, nên do đó cũng sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc trong tâm ta. Nếu đau khổ cá nhân bắt nguồn từ Tham và Si - từ tam độc Tham, Sân và Si - thì nỗi đau khổ tác hại lên chúng ta ở kích thước chung cũng thế thôi. Tình trạng cấp bách sinh thái của chúng ta là một phiên bản rộng hơn của thảm trạng viên miễn của con người. Trên cả hai bình diện cá nhân hoặc một chủng loại, chúng ta đau khổ theo nghĩa một tự ngã bị tách rời không những với người khác mà còn với chính quả đất nữa. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói, rằng “Ở đây, chúng ta tỉnh thức khỏi ảo tưởng của sự phân cách”. Chúng ta cần thức dậy và ý thức rằng Trái đất là Mẹ của chúng ta mà cũng là Nhà của chúng ta - và trong trường hợp nầy, là cuống rốn nối vào bụng Mẹ nên không thể bị tàn phá. Khi Trái đất ngã bệnh thì chúng ta cũng bệnh theo, vì chúng ta là một phần của Trái đất.

Những quan hệ kinh tế và công nghệ hiện tại của chúng ta với những gì còn lại của bầu sinh quyển thì không bền vững. Để sống còn trong sự chuyển tiếp gập ghềnh trước mặt, cách sống và ước mong của chúng ta phải thay đổi. Điều nầy liên quan đến các thói quen mới và những giá trị mới. Phật Pháp dạy rằng toàn bộ tình trạng lành mạnh của một cá nhân cũng như của một xã hội thì tùy thuộc vào tình trạng lành mạnh nội tâm, chứ không phải chỉ những chỉ dấu kinh tế, và điều nầy sẽ giúp ta xác định được những thay đổi cá nhân và xã hội nào chúng ta cần tiến hành.

Trên bình diện cá nhân, chúng ta phải chấp nhận những ứng xử làm cho chúng ta từng ngày tăng trưởng ý thức sinh thái và giảm thiểu “dấu chân cácbon” [lượng thải GHG, greenhouse gas]. Ai sống trong các nền kinh tế tiền tiến thì cần sửa chữa và lót tấm cách nhiệt ngôi nhà và văn phòng của chúng ta cho được hiệu quả lúc dùng năng lượng; hạ máy điều nhiệt vào mùa đông và tăng lên vào mùa hè; dùng bóng đèn và đồ gia dụng có hiệu năng cao; tắt điện khi không dùng đồ gia dụng; xài loại xe nào ít tốn xăng nhất, và ít ăn thịt để thay vào đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, dùng những loại thực vật thân thiện với môi trường.

Những hoạt động cá nhân nầy, tự nó, không đủ để tránh được thảm họa trong tương lai. Chúng ta còn phải tiến hành những thay đổi ở tầng định chế, trên cả hai lãnh vực công nghệ và kinh tế. Chúng ta phải “phi-cácbon hóa” những hệ thống năng lượng càng nhanh mà càng khả thi càng tốt, bằng cách thay thế những loại xăng dầu có gốc hóa thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, vô hại và hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, chúng ta cần chấm dứt các công trình xây dựng nhà máy than đá vì than đá, cho đến nay, là nguồn năng lượng nhả cácbon vào khí trời gây nhiễm độc và nguy hiểm nhất. Nếu dùng một cách khôn ngoan thì năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời, năng lượng từ thủy triều và năng lượng nhiệt địa có thể cung cấp cho chúng ta tất cả điện năng chúng ta cần mà không làm tổn hại đến bầu sinh quyển. Vì đến một phần tư lượng cácbon thải ra trên thế giới là do hiện tượng phá rừng, chúng ta phải đảo ngược lại tình trạng hủy hoại cây rừng, nhất là vòng đai sinh tử của rừng nhiệt đới, nơi mà hầu hết các chủng loại thực vật và động vật sinh sống.

Gần đây, điều trở nên hiển nhiên là chúng ta cần phải thay đổi cả phương cách cấu thành hệ thống kinh tế của chúng ta. Hiện tượng hâm nóng địa cầu thì quan hệ khắn khít với số năng lượng khổng lồ mà nền công nghiệp của chúng ta ngấu nghiến để cung cấp những mức độ tiêu thụ mà nhiều người trong chúng ta đã từng mong đợi. Từ góc độ Phật giáo, một nền kinh tế lành mạnh và bền vững thì phải được quản lý bởi nguyên tắc vừa đủ: chìa khóa của hạnh phúc là sự vừa lòng thay vì là tình trạng lúc nào cũng muốn thừa mứa của cải. Lực đẩy bắt ta phải tiêu thụ càng nhiều càng tốt chỉ là một biểu hiện của lòng tham, điều mà Đức Phật đã chỉ rõ là nguồn gốc của khổ đau.

Thay vì là một nền kinh tế nhấn mạnh vào lợi nhuận và đòi hỏi tăng trưởng liên tục để tránh sụp đổ, chúng ta cần cùng tiến về một nền kinh tế cung cấp cho mọi người một tiêu chuẩn sống vừa lòng mà vẫn cho phép ta triển khai toàn bộ hàm lượng (kể cả hàm lượng tâm linh) một cách hài hòa với bầu sinh quyển đang chịu đựng và nuôi sống tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh của những thế hệ tương lai. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không nhận ra tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng toàn cầu, hoặc không muốn đặt điều tốt lành dài hạn cho nhân loại lên trên cái lợi ngắn hạn của những tập đoàn khai thác xăng dầu hóa thạch, thì có lẽ chúng ta cần thách thức họ bằng những chiến dịch hành động của người công dân.

Gần đây, tiến sĩ James Hansen của Cơ quan Quản trị Không gian NASA và nhiều chuyên gia Khí tượng khác đã xác định được những mục tiêu chính xác để ngăn ngừa hiện tượng hâm nóng địa cầu khỏi tiến đến “đỉnh điểm” thảm họa. Để nền văn minh nhân loại được bền vững, mức độ thán khí CO2 trong khí quyển không được quá 350 ppm (parts per million). Mục tiêu nầy được Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với các khôi nguyên Nobel và khoa học gia lỗi lạc khác tán thành. Tình trạng hiện nay của chúng ta rất đáng lo ngại vì mức độ hiện nay đã là 387 ppm, và mỗi năm tăng thêm 2 ppm. Không những chúng ta bị thách thức phải giảm thiểu lượng thải cácbon mà còn phải chuyển dời số lượng lớn khí cácbon đã có sẵn trong bầu khí quyển.

Là những người ký tên vào tuyên bố các nguyên tắc của Phật giáo, chúng tôi ghi nhận sự thách thức khẩn cấp về thay đổi khí hậu. Chúng tôi cùng theo Đức Đạt Lai Lạt Ma tán thành mục tiêu 350 ppm. Theo lời Phật dạy, chúng tôi chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể để làm những gì có thể được hầu đạt được mục tiêu nầy, kể cả (nhưng không giới hạn trong) những đáp ứng cá nhân và đáp ứng xã hội phác thảo ở trên.

Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian ngắn với cơ hội để hành động, để giữ gìn cho nhân loại khỏi rơi vào thảm họa trước mắt và để giúp cho sự sống còn của nhiều dạng thái cuộc sống khác biệt và xinh đẹp của Trái Đất. Những thế hệ tương lai, và những chủng loại khác  đang chia sẻ bầu sinh quyển với chúng ta, không có được tiếng nói để kêu gọi lòng từ bi, trí tuệ và sự lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta phải lắng nghe sự im lặng của họ. Chúng ta cũng phải là tiếng nói của họ, và vì họ, chúng ta hành động.


The Declaration that follows will present to the world's media a unique spiritual view of climate change and our urgent responsibility to address the solutions. It emerged from the contributions of over 20 Buddhist teachers of all traditions to the book A Buddhist Response to the Climate Emergency. “The Time to Act is Now” was composed as a pan-Buddhist statement by Zen teacher Dr. David Tetsuun Loy and senior Theravadin teacher Ven. Bhikkhu Bodhi with scientific input from Dr. John Stanley.

The Dalai Lama was the first to sign this Declaration.
 

The Time to Act is Now
A Buddhist Declaration on Climate Change

Today we live in a time of great crisis, confronted by the gravest challenge that humanity has ever faced: the ecological consequences of our own collective karma. The scientific consensus is overwhelming: human activity is triggering environmental breakdown on a planetary scale. Global warming, in particular, is happening much faster than previously predicted, most obviously at the North Pole. For hundreds of thousands of years, the Arctic Ocean has been covered by an area of sea-ice as large as Australia—but now this is melting rapidly. In 2007 the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) forecast that the Arctic might be free of summer sea ice by 2100. It is now apparent that this could occur within a decade or two. Greenland’s vast ice-sheet is also melting more quickly than expected. The rise in sea-level this century will be at least one meter—enough to flood many coastal cities and vital rice-growing areas such as the Mekong Delta in Vietnam.

Glaciers all over the world are receding quickly. If current economic policies continue, the glaciers of the Tibetan Plateau, source of the great rivers that provide water for billions of people in Asia, will disappear within 30 years. Severe drought and crop failures are already affecting Australia and Northern China. Major reports—from the IPCC, United Nations, European Union, and International Union for Conservation of Nature—agree that, without a collective change of direction, dwindling supplies of water, food and other resources could create famine conditions, resource battles, and mass migration by mid-century—perhaps by 2030, according to the U.K.’s chief scientific advisor.

Global warming plays a major role in other ecological crises, including the loss of many plant and animal species that share this Earth with us. Oceanographers report that half the carbon released by burning fossil fuels has been absorbed by the oceans, increasing their acidity by about 30%. Acidification is disrupting calcification of shells and coral reefs, as well as threatening plankton growth, the source of the food chain for most life in the sea.

Eminent biologists and U.N. reports concur that “business-as-usual” will drive half of all species on Earth to extinction within this century. Collectively, we are violating the first precept—“do not harm living beings”—on the largest possible scale. And we cannot foresee the biological consequences for human life when so many species that invisibly contribute to our own well-being vanish from the planet.

Many scientists have concluded that the survival of human civilization is at stake. We have reached a critical juncture in our biological and social evolution. There has never been a more important time in history to bring the resources of Buddhism to bear on behalf of all living beings. The four noble truths provide a framework for diagnosing our current situation and formulating appropriate guidelines—because the threats and disasters we face ultimately stem from the human mind, and therefore require profound changes within our minds. If personal suffering stems from craving and ignorance—from the three poisons of greed, ill will, and delusion—the same applies to the suffering that afflicts us on a collective scale. Our ecological emergency is a larger version of the perennial human predicament. Both as individuals and as a species, we suffer from a sense of self that feels disconnected not only from other people but from the Earth itself. As Thích Nhất Hạnh has said, “We are here to awaken from the illusion of our separateness.” We need to wake up and realize that the Earth is our mother as well as our home—and in this case the umbilical cord binding us to her cannot be severed. When the Earth becomes sick, we become sick, because we are part of her.

Our present economic and technological relationships with the rest of the biosphere are unsustainable. To survive the rough transitions ahead, our lifestyles and expectations must change. This involves new habits as well as new values. The Buddhist teaching that the overall health of the individual and society depends upon inner well-being, and not merely upon economic indicators, helps us determine the personal and social changes we must make.

Individually, we must adopt behaviors that increase everyday ecological awareness and reduce our “carbon footprint”.  Those of us in the advanced economies need to retrofit and insulate our homes and workplaces for energy efficiency; lower thermostats in winter and raise them in summer; use high efficiency light bulbs and appliances; turn off unused electrical appliances; drive the most fuel-efficient cars possible, and reduce meat consumption in favor of a healthy, environmentally-friendly plant-based diet.

These personal activities will not by themselves be sufficient to avert future calamity. We must also make institutional changes, both technological and economic. We must “de-carbonize” our energy systems as quickly as feasible by replacing fossil fuels with renewable energy sources that are limitless, benign and harmonious with nature. We especially need to halt the construction of new coal plants, since coal is by far the most polluting and most dangerous source of atmospheric carbon. Wisely utilized, wind power, solar power, tidal power, and geothermal power can provide all the electricity that we require without damaging the biosphere. Since up to a quarter of world carbon emissions result from deforestation, we must reverse the destruction of forests, especially the vital rainforest belt where most species of plants and animals live.

It has recently become quite obvious that significant changes are also needed in the way our economic system is structured. Global warming is intimately related to the gargantuan quantities of energy that our industries devour to provide the levels of consumption that many of us have learned to expect. From a Buddhist perspective, a sane and sustainable economy would be governed by the principle of sufficiency: the key to happiness is contentment rather than an ever-increasing abundance of goods. The compulsion to consume more and more is an expression of craving, the very thing the Buddha pinpointed as the root cause of suffering.

Instead of an economy that emphasizes profit and requires perpetual growth to avoid collapse, we need to move together towards an economy that provides a satisfactory standard of living for everyone while allowing us to develop our full (including spiritual) potential in harmony with the biosphere that sustains and nurtures all beings, including future generations. If political leaders are unable to recognize the urgency of our global crisis, or unwilling to put the long-term good of humankind above the short-term benefit of fossil-fuel corporations, we may need to challenge them with sustained campaigns of citizen action.

Dr. James Hansen of NASA and other climatologists have recently defined the precise targets needed to prevent global warming from reaching catastrophic “tipping points.” For human civilization to be sustainable, the safe level of carbon dioxide in the atmosphere is no more than 350 parts per million (ppm). This target has been endorsed by the Dalai Lama, along with other Nobel laureates and distinguished scientists. Our current situation is particularly worrisome in that the present level is already 387 ppm, and has been rising at 2 ppm per year. We are challenged not only to reduce carbon emissions, but also to remove large quantities of carbon gas already present in the atmosphere.

As signatories to this statement of Buddhist principles, we acknowledge the urgent challenge of climate change. We join with the Dalai Lama in endorsing the 350 ppm target. In accordance with Buddhist teachings, we accept our individual and collective responsibility to do whatever we can to meet this target, including (but not limited to) the personal and social responses outlined above.

We have a brief window of opportunity to take action, to preserve humanity from imminent disaster and to assist the survival of the many diverse and beautiful forms of life on Earth. Future generations, and the other species that share the biosphere with us, have no voice to ask for our compassion, wisdom, and leadership. We must listen to their silence. We must be their voice, too, and act on their behalf.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-90_4-4824_5-50_6-2_17-65_14-1_15-1/

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bún Cay Đại Hàn Chay – Vegan Spicy Korean Rice Vermicelli

Bún Cay Đại Hàn Chay - Vegan Spicy Korean Rice Vermicelli (Ảnh: HHJr.)
Bún Cay Đại Hàn Chay – Vegan Spicy Korean Rice Vermicelli (*please scroll down for English*)

Những hôm mưa dầm dề, tưởng như không bao giờ dứt, nhưng rồi có hôm trời bỗng dưng quang đãng trở lại, nắng tưng bừng reo vui... Và cũng bất ngờ như những ngày nắng đã đến, những ngày mưa lại về...

Hồng Hương Junior học được một điều từ những giọt mưa và những vạt nắng bên thềm: đừng bao giờ tuyệt vọng trong những ngày ướt lạnh (vì chắc chắn sẽ có ngày nắng tới) và cũng nên trân quý những tháng ngày nắng ấm (vì sẽ có hôm mưa rơi từng hạt tí tách; nếu không mưa thì cũng tuyết, du dương theo điệu hát “Tombe la neige” của Adamo)...

Trong đời sống tinh thần của chúng ta cũng có những giai đoạn như thế. Mình cố gắng giữ tinh thần lạc quan và biết ơn cho trái tim được nhẹ nhàng, phải không bạn?

Trời mưa, ở nhà có sẵn bún luộc hôm trước, HH nấu món bún cay Đại Hàn chay. Món này HH có mời Hy Vọng dùng, HV rất thích và muốn ăn nữa, nhưng bún... đã đi rồi. Hôm nào có thêm nguyên liệu, HH sẽ thực hiện theo một kiểu khác mà HH biết và giới thiệu với các bạn.

2 chén bún luộc
Pha 1 muỗng canh mật thùa (hoặc đường chay), 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh giấm táo, 2 muỗng canh tương ớt Đại Hàn.

Nếu không có tương ớt Đại Hàn, bạn cũng có thể chế biến: 3 quả ớt hiểm giã nhỏ, 1 muỗng canh bột (bột mì, bột năng, bột bắp gì cũng được), pha với 3 muỗng canh nước lọc.
  • Bắc chảo nóng, cho vào 2 muỗng canh dầu ô-liu.
  • Cho bún vào, xào nóng.
  • Cho hỗn hợp giấm và tương ớt vào.
  • Đảo đều cho bún thấm màu đỏ đẹp của ớt.
  • Nêm nếm cho vừa khẩu vị. Tắt lửa.
  • Rắc vài giọt dầu mè. Múc ra đĩa.
  • Dùng kéo cắt rong biển thành từng sợi và trang hoàng.
Có thế thôi, thêm một món chay cho chúng mình nhé!

Vegan Spicy Korean Rice Vermicelli

I made this impromptu dish thanks to some leftover rice vermicelli. The spicy flavor can help us feel warmer, especially on a cold day.

You'd need:
2 cups cooked rice vermicelli (the thin kind, also called bún)
Mix 1 tablespoon agave nectar (or vegan sugar) + 1 tablespoon liquid aminos (or soy sauce) + 2 tablespoons apple cider vinegar + 2 tablespoons hot chili pepper paste (available at Korean or Asian stores).

(In a pinch, you can combine 3 tablespoons Tabasco sauce, 1 tablespoon ketchup, and 1 tablespoon red chili powder.)
  • In a skillet, add 2 tablespoons olive oil. Turn on high heat.
  • Add the rice vermicelli (bún). Stir occasionally until it gets hot.
  • Now add the liquid mixture to the bún.
  • Stir evenly so that the bún has a uniform color of red pepper.
  • Season to taste. Turn off the stove.
  • Drizzle a few drops of sesame oil.
  • Put on a plate. Use a pair of scissors to cut seaweed into thin strips and garnish.
It’s very simple and takes less than 5 minutes to make, but your “customers” will probably come back for more. I know mine did.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Biến Đổi Khí Hậu: Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu

In the face of climate change, there have been plans for "geoengineering" to save the Earth from global warming. The processes seem costly and convoluted, while a simple solution is at hand: for each responsible citizen to adopt a plant-based diet to salvage a much-destroyed planet from humans' careless and callous treatment of important resources (land, water, air etc.). But who are the responsible citizens that will stand up and deliver? We only need to ask ourselves.

Những dự án thay đổi tình trạng địa cầu

Nguồn: Thanh Niên Online/Quyên Quân
Đăng ngày: 29 tháng 12, 2010

(TNO) Thuật ngữ "geoengineering" có thể hiểu là “những can thiệp kỹ thuật một cách trực tiếp để sửa đổi tình trạng địa cầu theo ý con người cho dễ sống hơn”.

Trong một cuộc chạy đua để cứu hành tinh khỏi sự hủy diệt của hiện tượng ấm dần lên toàn cầu, giới khoa học đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt.

Họ khởi xướng việc đưa những tấm gương khổng lồ vào không gian, tạo ra các núi lửa giả, xây dựng những cỗ máy “ăn” carbon!

Những kế hoạch như thế thường dễ dàng bị gạt bỏ nhưng mọi chuyện đã khác với nhiều dự án xuất hiện từ cuối những năm 1970.

Tuy nhiên, phải đến năm 2006, geoengineering mới bắt đầu được biết đến rộng rãi. Nhà hóa học đoạt giải Nobel và là người bảo vệ tầng ozone Paul Crutzen đã đăng một bài xã luận khoa học về đề tài này trong chuyên san Climate Change (Biến đổi khí hậu).

Và gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học East Anglia (Anh) công bố đánh giá toàn diện đầu tiên về các dự án geoengineering bao quát nhất từng được đưa ra.

Đối với mỗi kế hoạch được đề xuất, các nhà khoa học đều tính toán một giá trị gọi là "cưỡng bức bức xạ", một dạng chỉ số được áp dụng cho việc lập mô hình khí hậu để thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo đối với Trái đất.

Kể từ khi kỷ nguyên công nghiệp bắt đầu, loài người chúng ta là nguyên nhân lớn đẩy chỉ số cưỡng bức bức xạ lên đến 1,6, một giá trị có thể dễ dàng tăng gấp đôi trong tương lai. Mục tiêu của geoengineering là làm giảm con số đó.

Dưới đây là những dự án đáng chú ý nhất dựa trên phương pháp luận của Đại học East Anglia, theo Discovery.

Tăng cường tầng mây trên biển

Kịch bản này do giáo sư Stephen Salter thuộc Đại học Edinburgh đề xướng bằng cách sử dụng tàu chạy bằng sức gió để phun nước biển vào không khí nhằm tăng độ tương phản cho các đám mây.

Mô hình hóa lý thuyết cho thấy, kỹ thuật này sẽ có hiệu quả nhất trong vùng đại dương mở, cách ly với sự ô nhiễm do con người tạo ra. Độ phản xạ tích lũy đủ sẽ hoạt động giống như một vành nón rộng che phủ Trái đất.

Đại học East Anglia phát hiện ra rằng tăng cường đám mây ở quy mô này sẽ cho ta chỉ số cưỡng bức bức xạ là -3,71. Tuy nhiên, theo nhận định của Naomi Vaughan, một nhà nghiên cứu cùng trường với giáo sư Salter, “có những quan ngại về ảnh hưởng đến tầng ozone”.

Ngoài ra, chúng ta cần ít nhất 1.000 tàu biển để thực hiện công việc này. Ngay cả khi đạt hiệu quả cao nhất, sự phản xạ ánh mặt trời cũng sẽ khó đảo ngược thiệt hại trên diện rộng do sự ấm lên toàn cầu gây ra, chẳng hạn như hiện tượng a-xít hóa trên các đại dương.

Phun khí tầng bình lưu

Theo cách hiểu đơn giản thì phun khí tầng bình lưu là việc các hạt rất nhỏ được xịt vào lớp giữa của bầu khí quyển Trái đất.

Chuyên gia Crutzen đề xuất ý tưởng này như một công cụ khả dĩ trong cuộc chiến chống lại sự ấm lên toàn cầu, lấy cảm hứng từ vụ phun trào của ngọn núi lửa Pinatubo ở Philippines hồi năm 1991. Pinatubo từng nhả ra những dải tro bụi cao hơn 35.000 mét vào trong không khí và mạnh đến mức làm giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Để làm được điều này theo cách nhân tạo, chúng ta sẽ cần tới một chuyến bay bằng máy bay giống loại dùng cho quân sự hoặc thậm chí cả bóng bay để phát tán các hạt khí.

Dù Đại học East Anglia đã đánh giá phương pháp này có cùng các độ cưỡng bức bức xạ giống kế hoạch nước biển là -3,71 nhưng các nhà khoa học cho rằng nó cũng đem lại những rủi ro tương tự.

Gương phản xạ trong không gian

Đó chính là những tấm gương khổng lồ trong không gian được sử dụng để làm chệch hướng ánh sáng mặt trời. Nên biết rằng, chúng ta đã có một trạm không gian quốc tế, những tàu thăm dò trên sao Hỏa và khoảng 8.000 vật thể nhân tạo bay quanh Trái đất, do đó, ý tưởng này cũng không phải là hoàn toàn xa vời.

Đối với lựa chọn này, Đại học East Anglia đã xem xét ý tưởng của chuyên gia thiên văn học Roger Angel thuộc Đại học Arizona. Angel ước tính rằng chúng ta sẽ cần phải phóng lên hàng ngàn tỉ chiếc gương vào không gian để tạo thành một chiếc dù che nắng trải rộng hơn 160.000 km.

Cũng giống như các mô hình phun khí, gương phản xạ không gian có độ cưỡng bức bức xạ -3,71 nhưng thách thức cũng rất đáng kể.

Công tác hậu cần cho việc phóng số gương khổng lồ này có thể mất nhiều thập niên, chi phí cũng thuộc loại “trên trời” trong khi các tấm gương có thể cần phải thay thế sau 50 năm.

Kế hoạch này cũng sẽ đòi hỏi một cam kết xuyên thế hệ đầy ấn tượng. Không nản lòng, Angel đã xin tài trợ từ Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ và nhà phát minh người Anh đang thử nghiệm với một mẫu thử pháo phóng gương quy mô nhỏ.

Than củi

Nhánh cây, phân gà và các loại chất thải hữu cơ khác thường vương vãi khắp nơi, sinh ra khí carbon dioxide khi chúng phân hủy.

Chuyển đổi hoàn toàn lượng sinh khối này thành nhiên liệu vẫn còn là một quá trình nhưng đun vật liệu từ từ có thể biến nó thành một loại than sinh học được gọi là than củi.

Hiện tượng cháy chậm được gọi là nhiệt phân ngăn chặn sự hình thành CO2 và giữ lại gần một nửa lượng carbon của vật liệu.

Than sinh học cũng vẫn bền theo thời gian và có thể có tác động tích cực đến độ mầu mỡ của đất và sản lượng cây trồng.

Johannes Lehmann, giáo sư về khoa học đất đai và cây trồng thuộc Đại học Cornell, tính toán rằng áp dụng phương pháp than sinh học quy mô lớn tại Mỹ có thể cô lập khoảng 10% lượng khí thải hằng năm từ nhiên liệu hóa thạch của nước này.

Tính đến năm 2100, nếu chúng ta thống nhất áp dụng, than sinh học có tác dụng làm mát tương đương với -0,4 độ cưỡng bức bức xạ.

Cây nhân tạo và máy lọc không khí khác

Phương pháp này liên quan đến việc thu giữ khí carbon dioxide thông qua công nghệ hóa học hoặc sản xuất năng lượng sinh khối. Từ đó, CO2 được tập trung trong tầng chứa nước mặn hoặc các vùng dưới lòng đất từng là nơi chứa dầu khí.

Nhà khoa học về khí hậu David Keith thuộc Đại học Calgary đang chế tạo một máy hút khí có thể kéo 20 tấn CO2/mét vuông ra khỏi bầu khí quyển mỗi năm.

Tương tự như vậy, chuyên gia địa vật lý Klaus Lackner thuộc Đại học Columbia đã phát triển "cây nhân tạo" hút khí CO2 tốt hơn nhiều so với cây thật. Chúng ta cần khoảng hàng trăm ngàn cái máy cao chót vót này để xử lý với lượng khí thải hằng năm - một thách thức cả về kinh tế và lẫn tính thẩm mỹ tương tự như với các turbine gió.

Trong khoảng 90 năm nữa, các kế hoạch thu giữ và lưu trữ không khí quyết liệt nhất sẽ đạt độ cưỡng bức bức xạ -1,99. Đó không phải là -3,71 nhưng cũng là kết quả đáng khích lệ.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201053/20101229091706.aspx

Quả Ngon: Cây trái Đồng Tháp (Fruits from Đồng Tháp)

Đồng Tháp is a province in southern Việt Nam. The following article is about some of the fruits from the fertile land: mangoes, longans, tangerines, rose apples, and coconuts. These fragrant, nutritious, and delicious fruits are very suitable for those wishing to adopt a plant-based diet.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: K.N.
Trích: Cây trái Đồng Tháp

“Ai về Tịnh Thới quê ta
Xoài thơm, quít ngọt đậm đà tình quê.”

Câu ca dao vang lên như một lời chào đón ân cần từ tấm lòng người dân quê hiền hòa, cởi mở và không chỉ có thế, nhiều địa danh ở Đồng Tháp còn gắn liền với nhiều thứ cây trái đặc sản nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa…
 

Thiên nhiên ưu đãi, nhất là sông Tiền và sông Hậu - như dòng sữa mẹ quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho miệt vườn ngày thêm xanh tươi, trù phú. Đặc ân quý giá đó đã tạo cho cây trái vùng này có hương vị thơm ngon riêng biệt ít đâu sánh bằng. Vì vậy, con người và thiên nhiên ở đây có sức hấp dẫn mãnh liệt với du khách mọi miền đất nước.

Trước khi nếm thử vị ngon ngọt của từng loại cây trái bạn đã cảm thấy khoan khoái dễ chịu với không khí trong lành, mát rượi, nụ cười tươi tắn của các cô thôn nữ da trắng mịn màng và duyên dáng. Cách mua bán hào phóng của nhà vườn sẽ làm bạn ngạc nhiên. Chủ nhà không ngần ngại đãi tặng bạn một bữa thoả thích bởi tấm lòng rộng mở, hiếu khách vốn có của người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Và bạn có thể ăn thử trước, nếu vừa ý mới tính đến giá cả, rồi “thuận mua vừa bán” nên có câu ca dao rằng:

“Ai ơi qua xứ Hòa An
Dừa xanh, mận đỏ chứa chan nghĩa tình.”


Dừa - Coconut
Xã Hòa An nằm dọc bờ sông Cao Lãnh, đường đi rợp mát bóng dừa. Dừa Hòa An trái nhỏ, da xanh mướt, nước nhiều, ngọt thanh sẽ làm mát dạ khách đường xa. 


Mận - Rose apple
Mận Hòa An nổi tiếng xưa nay. Đặc biệt là loại mận da đỏ hồng, đặc ruột, hột nhỏ, vị ngọt như đường phèn, lại có hậu chua chua. Không chỉ thế, miệt Cao Lãnh này còn nổi tiếng với nhiều thứ cây trái đặc sản quí của vùng nhiệt đới như: chuối, cam… đặc biệt là xoài Cao Lãnh.

“Muốn ăn xoài cát thơm ngon
Thì về Tân Thuận, Hòa An quê mình”


Xoài - Mango
Mùa xoài ở đây bắt đầu từ lúc ra giêng kéo dài cho đến cuối tháng 4 âm lịch là khoảng thời gian xoài chín rộ. Đến mùa thu hoạch trên bến dưới thuyền tấp nập kẻ mua người bán. Thương lái đến tận vườn hái, phân loại rồi đem đi bán khắp nơi. Xoài Cao Lãnh rất đa dạng, phong phú về chủng loại: nào là xoài thơm, xoài hòn, xoài khoai, xoài voi, xoài tượng, thanh ca, rẻ quạt, xoài đá, xoài gòn, cát chu, Hòa Lộc… 

Mỗi loại có hương vị thơm ngon riêng biệt, nhưng ngon nhất vẫn là xoài cát Hòa Lộc. Xoài này trái to, vỏ mỏng, thịt nhiều, mùi thơm lựng ngọt thanh. Những buổi trưa thư giãn, mắc võng đung đưa dưới bóng râm của tán xoài, thưởng thức vị thơm ngon của xoài cát Hòa Lộc thì không gì có thể sánh bằng. Nếu đến Cao Lãnh chưa đúng mùa xoài chín, thì xoài sống cũng đủ “tạm ứng” cho những bạn thích tìm hiểu vị ngon của trái cây đồng bằng. Xoài sống đập bể, để cả vỏ chấm với muối ớt thật cay.…

Nhãn - Longan
Bằng phương tiện tắc ráng băng qua sông Tiền để đến cù lao An Hòa - cái nôi của nhãn Đồng Tháp. Những ngôi nhà mái ngói đỏ au, ẩn hiện trong một màu xanh bao la của vườn nhãn: Nhãn long tuy hạt to nhưng mọng nước, thơm ngào ngạt; nhãn da bò ngọt gắt; nhãn tiêu hột nhỏ vừa ngọt vừa thanh. Gió sông Tiền lồng lộng, đưa hương nhãn thoang thoảng bay xa, khiến cho bạn có cảm giác lâng lâng khó tả và quên đi những ưu tư, phiền muộn khi đặt chân đến vườn nhãn nơi đây.

Quít - Tangerine
Sẽ là một thiếu sót lớn, nếu nói cây trái đặc sản ở Đồng Tháp mà không nhắc tới trái quít hồng Lai Vung. Theo chân các cô gái miệt vườn đến thăm vườn quít hồng, bạn như lạc vào “vườn cấm” bởi những chùm quít trĩu quả, đu đưa ngang tầm tay với. Nhất là vào dịp lễ Noel hay vào dịp tết Nguyên đán, vườn quít ở đây mới thật hấp dẫn. Những trái quít màu vàng anh, căng bóng đung đưa trong bóng nắng, sẽ làm mê lòng bao khách phương xa. Thưởng thức vị ngọt đậm đà, ngất ngây của nó, bạn càng thêm khâm phục tài chăm sóc của các nhà vườn ở đây. Một chục quít hồng giá trị kinh tế chẳng là bao, nếu được tặng bạn đừng có ngại, bởi đây là đặc sản của quê hương.

Miệt vườn Đồng Tháp có rất nhiều loại cây trái đặc sản thơm ngọt, nhưng có lẽ chính tấm lòng thơm thảo, hiếu khách của người dân Đồng Tháp mới là vị ngọt khó quên đối với du khách gần xa.


http://www.dongthap.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gzxzAXQ3cfQwN3C3MDA6NQ00ATLxdzIx9Dc_2CbEdFAF4jz4Y!/?PC_7_6AVD1GL10O1G802UDQ10JN30K4_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/dongthap/timhieudongthap/danhlamthangcanh/ctdttn

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cơm Bồ Đề Chay - Vegan Bodhi Rice (Hy Vọng)

Cơm Bồ Đề Chay - Vegan Bodhi Rice (Ảnh: Bình Thường)
Cơm Bồ Đề Chay - Vegan Bodhi Rice (*please scroll down for English*)

Hy Vọng tặng món cơm này, ngon và thực hiện đơn giản.

Bạn chỉ cần khoảng 10-15 chất đạm chay màu nâu. Ngâm nước nóng khoảng 10 phút.

Trong thời gian đó, cà chua thái lát, rau sà-lách xé khúc, hành tây thái mỏng (tùy thích). Pha dầu giấm với 1 muỗng canh giấm, 1/2 muỗng canh mật thùa (hoặc đường), 1 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng cà-phê tiêu. Có thể thêm bớt nguyên liệu cho hợp với khẩu vị.

Khi chất đạm chay mềm, vắt ráo nước. Để trong tô. Ướp 1 muỗng canh mật thùa (hoặc đường), 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh tiêu đen, 1 muỗng canh dầu ô-liu, 1 muỗng cà-phê ớt bột, 1 muỗng cà-phê bột tỏi (tùy thích). Trộn đều.

Bắc chảo lên bếp, lửa cao. Cho 1 muỗng canh dầu ô-liu vào. Khi vừa nóng, xào chất đạm chay. Đảo đều tay. Nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị. Xào thêm khoảng 2 phút. Tắt lửa. Rắc thêm 1 muỗng cà-phê tiêu (hạt đừng nhuyễn quá).

Dùng với cơm nóng và rau, dầu giấm.

Chúc bạn dùng món chay ngon lạ.

Vegan Bodhi Rice

Some people prefer not to use terms like pork, beef, fish etc. for vegan dishes; so we're using Bodhi for vegan beef. Bodhi is a Pali and Sanskrit word meaning enlightenment or awakening. (The word "Buddha" in general means "Enlightened One," so there could actually be many Buddhas, including any of us.)

Hy Vọng contributed this simple and delicious vegan rice dish.

Soak 10-15 pieces of textured vegetable protein (the brown color) in hot water for about 10 minutes. Wait for them to soften.

Meanwhile, slice tomato; tear lettuce in small pieces; cut onion into thin slices (optional).

The salad dressing can be made with 1 tablespoon vinegar, 1/2 tablespoon agave nectar (or vegan sugar), 1 teaspoon salt, and 1 teaspoon ground black pepper. You can adjust the ingredients to taste.

When the vegan protein is soft, be sure to squeeze out excess water. Put in a bowl and marinate with 1 tablespoon agave nectar (or sugar), 1 tablespoon soy sauce, 1 tablespoon black pepper, 1 tablespoon olive oil, 1 teaspoon red chili powder, 1 teaspoon garlic powder (optional). Mix well.

Heat a skillet in high heat. Add 1 tablespoon olive oil. When the oil is just about hot, add vegan protein. Stir thoroughly. Season to taste. Stir fry for another 2 minutes. Turn off heat. Add coarsely ground black pepper.

Serve with steamed rice, salad, and dressing.

Very easy, right? And we don't have to worry about Mad Cow or anything. That's one of the benefits of eating vegan.

Bạn Thú Mến Yêu: Thỏ xinh - Hoppy bunnies

Thỏ xin chúc bạn xinh vui vẻ.
We hop you're happy.

Góc Đẹp Tâm Hồn: Suy Nghĩ Về Lời Cảm Ơn - Thoughts on Saying Thanks

“Thoughts on Saying Thanks”: an article about the importance of gratitude. So many things in life are given to us freely and lovingly: the air we breathe, sunlight, and moonlight. Take a moment to say thanks from the depth of your heart to those who have brought you joy, however minute. Thank you, Friends, and thank you, Life.

Suy Nghĩ Về Lời Cảm Ơn

Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật…
 

Một ngày kia, căn bệnh ung thư quái ác đã cướp mất sinh mệnh của một chàng trai trẻ. Bạn bè anh, những người thân yêu của anh họ nghĩ gì? Có người ngửa mặt lên trời mà kêu: Ông trời không có mắt. Còn anh, những ngày cuối cùng trên giường bệnh anh chỉ muốn viết một bài văn nhưng do quá yếu chưa kịp viết xong thì đã ra đi.
 

Tiêu đề của bài văn ấy là hai chữ: “Cảm Tạ”.
 

Bệnh nặng như thế, anh biết mình sẽ ra đi khi tuổi trẻ, khát vọng sống đang nóng bỏng trong tim nhưng lời cuối cùng anh nói với nhân thế là “Cám ơn”.
 

Tôi rất yêu hai chữ này, đó là câu nói đẹp nhất của nhân loại. Những người phù phiếm giải thích từ cám ơn là “từ xã giao”. Những người được dạy dỗ nghiêm khắc từ nhỏ cũng biết biến từ cám ơn thành câu nói cửa miệng. Nhưng chỉ có người đi gần hết đoạn cuối của hành trình nhân sinh, tưởng nhớ lại những gió mưa bão táp, những ân huệ mà cuộc sống đã ban tặng thì nghẹn ngào nói: “Cám ơn!”. Câu cám ơn này mới khiến người ta cảm động.
 

Phàm những ai không muốn nói từ cám ơn thì đó là người kiêu ngạo, ngang tàng và nhạt nhẽo. Anh ta là sản phẩm của xã hội công thương nghiệp. Anh ta cảm thấy anh ta không nợ ai, không xin ai. Những thứ anh ta đang có đều là những thứ anh phải được có, do công sức anh bỏ ra, không cần phải nói lời cảm ơn ai cả.
 

Nhưng tôi biết rằng tôi chẳng “phải được” có thứ gì cả. Tôi xuất hiện trên thế giới này với hai bàn tay trắng, chẳng có ai “phải” yêu tôi, chẳng có ai “phải” nuôi dưỡng tôi, chẳng có ai “phải” quên ăn mất ngủ vì tôi. Cho dù tôi có nộp học phí đi chăng nữa nhưng sự quan tâm dạy dỗ chân thành của thầy cô là do tôi mua được đấy ư? Tôi đã bỏ tiền ra mua gạo thật đấy nhưng chẳng lẽ vài đồng bạc ấy có thể đền đáp được sự vất vả của những nông dân hay sao? Không cần phải đợi đến lúc tuổi già sầm sập đến gõ cửa, mà ngay từ bây giờ khi còn đang trẻ khoẻ tôi cũng cần phải học nói từ “Cảm ơn!”.
 

Trong một cuốn Cổ học Tinh hoa có viết: “Mỗi sáng sớm hãy thắp một nén nhang để cảm tạ tam quang”. Đáng để chúng ta cảm tạ lẽ nào chỉ có Thiên - Địa, Nhật - Nguyệt, Tinh Thần? Chủ thể của thiên địa tam quang há không đáng để chúng ta cảm tạ ư? Trong vũ trụ mênh mang vô cùng vô tận này, chúng ta đã bỏ ra cái gì mà lại được ngồi ung dung hưởng thụ như thế? Chúng ta đã đặt mua bầu khí quyển? Đã đặt mua ánh sáng mặt trời mặt trăng? Mỗi một giây chúng ta đều hít thở không khí, chúng ta có phải nộp thuế không? Chúng ta đã dùng biết bao nhiêu nước? Tất cả sự bố thí đó là của ai vậy?
 

Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn. Nếu như hương hoa thơm phải mất tiền, nếu mỗi năm thảm cỏ trên thảo nguyên bao la thay áo mới có giá trị trao đổi ngang với thảm trải nhà, nếu dải núi Himalaya, núi Thái Sơn mà “đếm đá tính tiền” thì bán cả Kim tự tháp đi cũng có đủ mua không?
 

Nếu lấy tiền bạc ra để tính thì một người phải trả bao nhiêu tiền để được ngắm nhìn hình ảnh em bé mới sinh mở tròn xoe đôi mắt thơ ngây nhìn thế giới mới - thật là cảm động đến rơi nước mắt! Thế mà chúng ta lại không chịu nói lời cám ơn.
 

Người phương Đông mỗi khi tỏ ra khiêm tốn thường nói: “Quá khen!”, những nước nói tiếng Anh thì lại thích câu: “Hãy tin tôi, tôi sẽ không để bạn thất vọng đâu”. Là một người phương Đông tôi thấy mình dễ tiếp nhận cách nói đầu tiên hơn. Khi có ai đó khen ngợi tôi, từ đáy lòng mình tôi cảm thấy bối rối: “Không, tôi không được như bạn nghĩ đâu, nếu bạn thích điểm gì đó ở tôi thì đó là do tâm hồn của bạn trong sáng và rộng mở, khi bạn nhìn tôi bằng ánh nhìn đẹp như vậy, tôi thực sự là cảm ơn bạn vô cùng, bạn đã đánh thức những hạt giống tốt đẹp trong tôi, làm chúng nảy nở đâm chồi!”
 

Vậy cuối cùng thì ruộng đất phải cảm tạ hạt giống hay hạt giống phải cảm tạ ruộng đất? Đều phải cảm ơn. Cảm ơn sẽ khiến cho ruộng đất tơi mềm hơn để hạt giống đâm chồi, cảm ơn sẽ khiến cho hạt giống nhanh chóng cảm nhận được sự ấm áp của đất mẹ. Cả hai đều phải cám ơn nhau, vì nhờ có thế thì cả hai mới trở thành có ích. Chữ “Cám ơn” do vậy mà hay quá và lớn quá. Đến đất cũng phải cám ơn hạt giống đã làm nó tơi mềm, còn hạt giống thì lại cám ơn đất vì hơi ấm và chất màu đã làm hạt giống trổ hoa.
 

Tất cả khi chân thành nói tiếng cám ơn, tinh thần của chữ đó sẽ thể hiện cả sự tôn trọng, khiêm nhường, bao dung và ba điều ấy sẽ biến đất trời tịch mịch thành rộng mở, trong sáng.
 

Hãy nói với bất kỳ ai đã mang lại niềm vui cho chúng ta dù là rất nhỏ - câu nói đi ra tự đáy lòng mình: “Cám ơn!”

Nguồn: Tuổi Trẻ Phật Giáo

Ích Quốc Lợi Dân: Đưa chèo về chốn cửa thiền


Nghệ sĩ ưu tú Minh Vượng - Danh hài miền Bắc. Xin cảm ơn chị!
Ms. Minh Vượng, a star comedienne from Việt Nam, has been planning for the past three years with dedicated others to showcase Vietnamese traditional performing arts at Buddhist temples. The pro bono shows are set to be on tours in mid January 2011, starting with Bồ Đề Temple in Gia Lâm, Hà Nội, north Việt Nam. All proceeds will go to the temples, some of which also take in orphans. Ms. Minh Vượng said, "To me, to help audiences in having a minute to focus their hearts on goodness and to think about goodnes - that is success already!" 

It's a very sweet and noble thing that comedienne Minh Vượng and her colleagues are doing for her people. Famous and talented as they are, we love them even more for their kindness. We are also deeply thankful that Buddhist temples are taking care of the precious orphans. Buddha's blessings to all! 

Đưa chèo về chốn cửa thiền

Nguồn: Phật tử Việt Nam
Nhữ Sơn thực hiện, đăng ngày 25/12/2010

Trong một quán nhỏ tĩnh lặng gần Nhà hát kịch Hà Nội, nghệ sĩ hài Minh Vượng đã chia sẻ với chúng tôi ý tưởng mà chị và những người tâm huyết đang thực hiện: đưa một số loại hình nghệ thuật truyền thống về biểu diễn tại các sân chùa, ý tưởng mà chị đã ấp ủ suốt hơn 3 năm nay.

Ba năm chờ đến... một ngày

* Được biết việc đưa một số loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương về biểu diễn chốn cửa thiền là ý tưởng chị ấp ủ suốt nhiều năm nay, vậy xuất phát từ điều gì khiến chị có được ý tưởng này?

- Tôi hay đi chùa. Nhiều nơi có những ngôi chùa rất tôn nghiêm, đẹp đẽ, khang trang nhưng cũng không ít nơi chùa chiền bị xuống cấp, có nơi xuống cấp nghiêm trọng mà chưa có kinh phí để tu bổ, tôn tạo. Song song với đó, nhiều ngôi chùa còn nhận nuôi dạy các cháu bé mồ côi, cũng rất khó khăn về kinh phí trang trải việc ăn học cho các cháu. Tôi xót xa lắm, cứ nghĩ mãi không biết làm gì để góp phần giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, giúp các sư thầy bớt gánh nặng, giúp các vùng quê gìn giữ được nét đẹp của di sản văn hóa ông cha, giúp các trẻ em bất hạnh có thêm niềm vui, tiếng cười... Trong những trăn trở ấy, tôi cũng tự hỏi sao mình không dùng chính khả năng, nghề diễn của mình để đến với họ. Và, tôi chú tâm chuẩn bị dần dần cho ý tưởng của mình...

* Ý tưởng hay và khả thi như vậy mà lại có thời gian chuẩn bị những 3 năm? Chị có cầu toàn quá không?
 

- Nói gì thì nói, dù có hay, có khả thi đến mấy một mình mình không thể làm được. Tôi phải tìm đến những người nghệ sĩ tâm huyết để mời họ tham gia biểu diễn. Rồi kinh phí cho ăn ở, đi lại... của đoàn mình cũng cần phải tính đến, bởi toàn bộ số tiền thu được trong các đêm diễn (các buổi diễn không thu vé mà chỉ để hòm công đức) là để lại cho nhà chùa quản lý, sử dụng.

* Và, tâm huyết của chị đã được đồng nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ?
 

- Phải nói thật là tôi rất hạnh phúc khi chia sẻ ý tưởng đã có nhiều đồng nghiệp ở các Nhà hát Cải lương, Nhà hát Chèo, Nhà hát Kịch Hà Nội nhiệt tình ủng hộ. Ngoài ra tôi còn được sự đồng tâm, đồng hành của chị  Nguyễn Hương Lan - Giám đốc Công ty Nhất Gia Thịnh. Chị em đã đồng hành với nhau trong khá nhiều các chương trình từ thiện xã hội và lần này chị Lan sẽ chịu trách nhiệm kêu gọi tài trợ chi phí đi lại, ăn, nghỉ... cho đoàn.

Chỉ mong khán giả có được phút hướng thiện


* Mọi việc dường như đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, khi nào chị chính thức biểu diễn?
 

- Giữa tháng 1-2011 chúng tôi sẽ bắt đầu đêm biểu diễn đầu tiên. Địa  điểm chúng tôi chọn để diễn là chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Đây là ngôi chùa nhận nuôi dạy khá nhiều trẻ em mồ côi. Chúng tôi sẽ chọn những  trích đoạn tiêu biểu, độc đáo của tuồng, chèo, cải lương mang tính nhân văn sâu sắc như: Tấm Cám, Lưu Bình - Dương Lễ... để biểu diễn. Và cứ thế trong suốt 12 tháng của năm 2011 chúng tôi sẽ lần lượt đến đến các ngôi chùa khu vực phía Bắc, rồi dần dần sẽ tiến vào miền Trung, miền Nam.

* Ngoài những điều ở trên đã nói, chị còn kỳ vọng gì thông qua những buổi biểu diễn này?


- Tôi chỉ nghĩ rằng, lâu nay mình diễn nhiều trong sân khấu hộp rồi nên  ra ngoài biểu diễn để thêm cảm hứng cho nghệ thuật. Vả lại, nghệ thuật  truyền thống cũng khởi nguồn từ sân đình, sân chùa mà phát triển, nay chúng tôi có làm cũng chỉ là tìm về chốn cũ. Tôi cũng nghĩ rằng, đưa  nghệ thuật truyền thống, với những vở diễn đậm chất nhân văn, gần gũi với đời sống nhân dân về chốn cửa thiền cũng là sự kết hợp hiệu quả để  giúp con người ta hướng thiện. Với tôi, để giúp người xem có được một phút hướng thiện, nghĩ đến điều thiện đã là thành công rồi!

* Trân trọng cảm ơn và chúc chị thành công!

http://www.phattuvietnam.net/feed/8/12726.txt

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Bếp Chay Thanh Nhẹ: Bún Chả Giò Chay (Vietnamese Vegan Fried Rolls with Thin Rice Noodles)

Bún chả giò chay, tuyệt vời, tuyệt vời! - Vietnamese vegan fried rolls with bún. (Photo: HHJr.)
Bún Chả Giò Chay - Vietnamese Vegan Fried Rolls with Thin Rice Noodles (*please scroll down for English*)

Đây là một trong những món Hồng Hương Junior cũng thích, xin được chia sẻ cùng các bạn.

Mình cần:

Nhân:
1 chén cà-rốt, bào sợi mỏng
1 chén cải bắp, thái chỉ
½ chén bún tàu, ngâm nước cho mềm, vắt ráo, cắt khúc
¼ chén nấm mộc nhĩ sợi (nấm mèo), ngâm nước cho mềm, rửa sạch, để ráo
½ muỗng cà-phê muối
1 muỗng cà-phê tiêu
1 muỗng cà-phê đường

Trộn tất cả vật liệu và nêm gia vị cho vừa khẩu vị. Để sang một bên.

Bánh tráng:
1 xấp bánh tráng Tàu (loại lớn, không phải loại nhỏ cho hoành thánh, nhớ xem kỹ vật liệu không có trứng)
1 muỗng canh bột năng (pha với 3 muỗng canh nước, để dành dán bánh tráng lại sau khi cuốn)

Nước chấm:
3 muỗng canh nước lọc
1 muỗng canh mật thùa (hoặc đường chay)
1 muỗng canh liquid amino (hoặc nước tương)
1 muỗng canh nước vắt chanh
Chút ớt (tùy thích)

Khuấy đều.

Bún:
Bún tươi hoặc bún khô luộc, để ráo.

Rau:
Sà-lách (thái sợi), dưa leo (thái sợi), giá sống, ngò, rau răm, rau quế, rau húng cây, rau tía tô, rau gì mà bạn thích

Mình vào bếp chay nhé:
  • Trải bánh tráng ra dĩa bàn, cho nhân vào, cuốn lại. Thấm chút bột năng pha ban nãy để dán bánh lại cho dính.
  • Bắc chảo. Vặn lửa cao vừa. Cho dầu vào vừa đủ ngập để chiên chả giò.
  • Khi vàng, trở sang mặt kia để chiên nốt.
  • Món này nhiều dầu, nên đặt khăn giấy trên đĩa để thấm bớt dầu.
  • Cho bún vào tô. Cho các loại rau lên trên. Cắt chả giò chay xéo cho đẹp, để lên trên.
  • Dùng với nước chấm chay.
HH chúc các bạn dùng món bún chả giò chay thật ngon và thật vui. Món này tương đối dễ thực hiện; nếu HH làm được, bảo đảm các bạn cũng làm được! Bún chả giò chay, HH thích dùng cho bữa trưa hơn, vì ăn tối có dầu, hơi khó ngủ! Các bạn có vậy không? Hãy chăm sóc thân thể quý báu, và biết rõ những món gì thích hợp hoặc không thích hợp đối với mình.

Vietnamese Vegan Fried Rolls with Thin Rice Noodles

This is also one of my favorite Vietnamese vegan dishes. I'd like to share with you.

We need:


Filling:
1 cup carrot, julienned
1 cup cabbage, julienned
½ cup bean threads, soak until softened, squeeze the water out, cut into portions about the length of julienned carrot or cabbage
¼ cup sliced wood ear mushrooms, soak until softened, wash thoroughly, drain well
½ teaspoon salt
1 teaspoon ground black pepper
1 teaspoon vegan sugar

Mix all the ingredients and season to taste. Set aside.

Wrapper:
1 stack of spring roll wrappers (the large kind, not the small kind for wonton; read ingredients carefully to make sure there are no eggs or dairy derivatives)
1 tablespoon tapioca starch (mix with 3 tablespoons water and use it later to help seal the roll well)

Sauce:
3 tablespoons water
1 tablespoon agave nectar (or vegan sugar)
1 tablespoon liquid aminos (or light soy sauce)
1 tablespoon lime juice
Red chili pepper (optional)

Thin rice noodles (bún):
Use fresh bún or cook the dried version according to package directions and drain well.

Vegetables and herbs:
Lettuce (cut into thin strips), cucumber (cut into thin strips), fresh bean sprouts, cilantro, Vietnamese coriander, basil, mint, perilla, or any fresh herb you like

Let's go to the vegan kitchen:
  • Put a single wrapper on a large plate.
  • Add the filling on top.
  • Fold the left and right edges toward the center.
  • Then roll the wrapper away from you.
  • Seal with the flour mixture, so that when you fry the roll, it can remain intact.
  • Add enough vegetable oil in a pan to fry the rolls. With medium-high heat, fry until golden, then continue frying the other side.
  • The roll absorbs a lot of oil, so you might want to put some paper towel or napkin on a large plate to soak off some oil.
  • Put some thin rice noodles (bún) in a medium-large bowl. Add fresh vegetables and herbs.
  • Finally, add the vegan rolls on top (cut diagonally, it's probably prettier that way).
  • Use with sauce.
This Vietnamese vegan dish is very satisfying and filling! Hope you like! It might look a bit daunting with all the ingredients, but it's actually fairly easy to prepare. If I can make it, I'm positive you can too!

I'd eat this for luch, because it might be a little heavy for dinner. I don't know about you, but oily foods make me stay awake at night. So listen to your body, take care of your precious body, and know what works or doesn't work for you.

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Góc Đẹp Tâm Hồn: Cảm kích điều tốt đẹp - Appreciate the good

CẢM KÍCH ĐIỀU TỐT ĐẸP
Maria Fontaine 

Nguồn: Stars and Pearls – Priceless treasures in Vietnamese and English (Thức ăn tinh thần cho linh hồn của bạn).(*please scroll down for English*)

Sau khi viết lời bình luận trong bài viết của tôi về một bài hát mà tôi cảm thấy đầy cảm hứng, có người viết và hỏi liệu tôi có biết những thông tin cá nhân chi tiết về người ca sĩ/ nhạc sĩ không. Tôi không biết, và tìm hiểu những thông tin về ông ta khiến tôi hơi ngạc nhiên.

Tôi vẫn cảm kích bài hát, và không cảm thấy những lựa chọn về cách sống của người đàn ông này thay đổi sự thật rằng bài hát chứa đựng một chân lý tuyệt đẹp. Tôi biết ơn vì bài hát khiến tôi xúc động, và nó tác động đến mọi người bằng tình yêu của Thiên Chúa.

Chúng ta không cần phải biết hết mọi thứ về một người để có thể cảm kích điều tốt đẹp mà anh ta hoặc cô ta làm. Nếu chúng ta có được thái độ này, nó sẽ giúp chúng ta bớt tách biệt và tìm thấy những điểm chung cùng với những người khác với chúng ta.

Nếu chúng ta xét đoán mọi người dựa theo những gì họ đã làm khiến chúng ta không chấp nhận, hoặc dựa theo những lỗi lầm họ đã phạm, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta sẽ phải loại trừ sách Thánh Vịnh, bởi vì tác giả của hầu hết những bài thánh vịnh này, Vua Đa-vít, mưu tính cái chết của một người đàn ông vô tội (2 Sa-mu-en chương 11). Và chúng ta không thể cảm kích sự lãnh đạo của Mô-sê hoặc Ngũ Kinh được viết bởi ông bởi vì ông đã giết người trong lúc giận dữ (Sáng Thế 2:11-12). Chúng ta cũng sẽ không cảm kích và được lợi từ Tân Ước, bởi vì tông đồ Phê-rô đã chối Chúa Giê-su (Mát-thêu 26:69-75), và tông đồ Phao-lô bách hại những tín hữu đầu tiên trước khi ông tìm thấy Chúa Giê-su (Công vụ tông đồ 22:4; 26:9-11). Chúng ta sẽ không có được nhiều những bài nhạc đầy cảm hứng nếu chúng ta phân tích kỹ lưỡng đời tư của những người viết hoặc dàn dựng một bài nhạc. Như thế, chúng ta có rất ít những điều trong cuộc sống mà chúng ta có thể cảm kích và được lợi, bởi vì không ai là hoàn hảo cả. Vậy ranh giới ở đâu?

Vấn đề chính là, khi chúng ta nhìn thấy một bức tranh đẹp hoặc nghe một bài nhạc hay, chúng ta có thể cảm kích nó và nguồn cảm hứng phía sau nó. Ngay cả khi người họa sĩ hoặc nhạc sĩ không biết được nguồn cảm hứng đến từ đâu, nhưng chúng ta biết. “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gia-cô-bê 1:17).

Hãy suy nghĩ về mối tương tác giữa Chúa Giê-su và nhân loại khi Ngài sống như một trong chúng ta. Ngài chào đón những người đã có những lựa chọn mà Ngài không tán thành. Điều quan trọng chính là họ muốn tình yêu của Ngài, và Ngài ban tặng nó. Nếu Chúa Giê-su, Đấng hoàn hảo và không phạm tội, chấp nhận và chào đón mọi người, chúng ta có thể làm gì hơn?


APPRECIATE THE GOOD
By Maria Fontaine

After I commented on my blog about a Christian song that I had found particularly inspiring, someone wrote and asked if I was aware of certain personal details about the singer/songwriter. I wasn’t, and learning these things about him came as a bit of a surprise.

I still appreciate the song, though, and I don’t feel that this man’s lifestyle choices change the fact that the song contains a beautiful truth. I’m thankful for the way that song moved me, and for how it is reaching people with God’s love.

We don’t have to embrace everything about a person in order to appreciate the good that he or she does. If we can take on this attitude, it will help us to be less exclusive and to find common ground with people who are different from us.

If we judged everyone according to things they have done that we don’t agree with, or by the sins they may have committed, we would miss out on a lot of very good things. We would have to reject the book of Psalms, because the author of most of those psalms, King David, plotted an innocent man’s death (2 Samuel chapter 11). And we couldn’t appreciate Moses’ leadership or the five books of the Bible that were authored by him because he killed a man in a moment of anger (Exodus 2:11–12). We wouldn’t appreciate and benefit from a good deal of the New Testament, either, because the apostle Peter denied Jesus (Matthew 26:69–75), and the apostle Paul persecuted some of the first Christians before he found Jesus (Acts 22:4; 26:9–11). We would have little inspired music if we started to dissect the lives of those who wrote or produced each song. For that matter, we’d have very little in life that we could appreciate or benefit from, because no one is perfect. Where would we draw the line?

The point is, when we see a beautiful piece of art or hear some beautiful music, we can appreciate it and the inspiration behind it. Even if the artist or composer didn’t know where that inspiration was coming from, we do. “Every good and perfect gift is from above, and comes down from the Father of lights” (James 1:17).

Think about Jesus’ interactions with mankind when He lived as one of us. He welcomed people who had made choices that He certainly didn’t agree with. Those things weren’t what mattered to Him. What mattered was that they wanted His love, and He gave it freely. If Jesus, perfect and without sin, was that accepting and welcoming of everyone, how can we do less?


http://starsandpearls.com/2010/05/24/c%E1%BA%A3m-kich-di%E1%BB%81u-t%E1%BB%91t-d%E1%BA%B9p-appreciate-the-good/

Bài đăng phổ biến