Bạn góp ý: Vì Sao Tôi Ăn Chay?
Chị Hoàng, 48 tuổi, nội trợ, trường chay 26 năm: Năm cuối cùng của đại học, tôi vào tiệm sách và tình cờ đọc được một quyển sách của Ngài Krishnamurti. Hình như Ngài nói về loài bò, và bỗng dưng tôi có ý niệm xót thương loài vật, muốn ăn chay trường. Dạo đó người ăn chay hãy còn ít, quán ăn chay không được phổ biến như ngày nay. Tôi lớn lên trong một gia đình Phật giáo, mỗi tháng ăn chay hai lần từ lúc bé, có khi chỉ một mình tôi ăn chay trong những ngày đó mà thôi. Tôi nhớ những ngày này, tôi thường mua bánh mì chan tương và dưa leo, đồ chua. Không cần thịt, chỉ cần bánh mì giòn và nóng, tương ngọt ngọt, sao mà ngon thế. Rồi gánh mì chay trong hẽm gần chùa, món đơn giản thôi gồm cà-rốt, củ cải trắng, tàu hủ ky chiên giòn và chút giá tươi, rau cải, không có những sản phẩm chế biến như ngày nay, nhưng thật là thanh và dĩ nhiên là rất ngon.
Nhưng gia đình chúng tôi chỉ biết có vậy, không được nghe khuyên bảo nhiều về sự cần thiết của việc ăn chay trường để trưởng dưỡng lòng từ bi. Vì thế tôi đã ăn mặn hầu như trong suốt thời gian khôn lớn. Mặc dù đó là điều đáng tiếc vì tôi không được biết sớm hơn để trường chay, nhưng kinh nghiệm của tôi cũng có nghĩa là thói quen ăn thịt cá có thể bỏ được. Tôi chỉ là một người bình thường thôi, nếu tôi làm được, tôi chắc chắn mọi người đều làm được. Lâu dần, ăn chay thành thói quen, tôi không còn nghĩ vì sao tôi ăn chay nữa, vì điều đó tự nhiên như hơi thở, không cần nỗ lực.
Ngày nay, ăn chay là một việc cần thiết để cứu Địa Cầu vì ô nhiễm do kỹ nghệ thịt đã tàn phá quá nhiều rừng cây, gây ô nhiễm trong không khí, khiến nguồn nước cạn kiệt, và hoang phí thực phẩm ngũ cốc trên thế giới. Tôi nghĩ Việt Nam Ăn Chay cũng như giới truyền thông cũng thường xuyên trình bày một số khía cạnh về vấn đề này rồi. Hôm nay, mùng 8 tháng 4 âm lịch là ngày Đức Phật đản sinh. Nhờ Ngài giáng trần giảng dạy mà nhiều linh hồn đã được cứu rỗi. Đức Phật Thích Ca ăn chay và luôn khuyên dạy mọi người từ bi với muôn loài. Tôi xin chúc mọi người sớm ăn chay. Bạn sẽ nghiệm ra đây là một trong những điều tốt nhất, phước báu nhất, đạo đức nhất, cao cả nhất mà bạn làm trong đời bạn.
Trên một trang mạng, có người thắc mắc vì sao biến đổi khí hậu mà công dân Địa Cầu phải chuyển ăn chay. Một trong những lý do là vì việc nuôi nông súc lấy thịt gây ra quá nhiều khí thải không tốt cho bầu khí quyển.
Bài nhận định sau đây được đăng bởi tổ chức MeatTheFacts.org:
Theo Robert Goodland và Jeff Anhang, đồng tác giả của “Nông Súc và Biến Đổi Khí Hậu,” ảnh hưởng môi sinh của chu kỳ sống và chuỗi cung ứng của những loài thú nuôi để làm thực phẩm đã bị ước lượng quá thấp. Thật vậy, việc nuôi nông súc chịu trách nhiệm cho ít nhất 50% những khí thải nhà kính do loài người gây ra.
Bản báo cáo năm 2006 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc với tựa “Bóng Dài Của Chăn Nuôi,” từng được mọi người đề cập đến rất nhiều, đã ước lượng rằng 18% khí thải nhà kính hàng năm là do nông súc, trâu bò, cừu, dê, lạc đà, heo, và gia cầm (gà, vịt v.v.) Nhưng phân tích gần đây của Goodland và Anhang cho thấy nông súc và các sản phẩm phụ của chúng thải ra ít nhất 32,6 tỷ thán khí (CO2) mỗi năm, có nghĩa là 51% lượng khí thải nhà kính hàng năm trên thế giới do loài người gây ra.
http://meatthefacts.org/wp/category/climate_chage/
Trên một trang mạng, có người thắc mắc vì sao biến đổi khí hậu mà công dân Địa Cầu phải chuyển ăn chay. Một trong những lý do là vì việc nuôi nông súc lấy thịt gây ra quá nhiều khí thải không tốt cho bầu khí quyển.
Bài nhận định sau đây được đăng bởi tổ chức MeatTheFacts.org:
Theo Robert Goodland và Jeff Anhang, đồng tác giả của “Nông Súc và Biến Đổi Khí Hậu,” ảnh hưởng môi sinh của chu kỳ sống và chuỗi cung ứng của những loài thú nuôi để làm thực phẩm đã bị ước lượng quá thấp. Thật vậy, việc nuôi nông súc chịu trách nhiệm cho ít nhất 50% những khí thải nhà kính do loài người gây ra.
Bản báo cáo năm 2006 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc với tựa “Bóng Dài Của Chăn Nuôi,” từng được mọi người đề cập đến rất nhiều, đã ước lượng rằng 18% khí thải nhà kính hàng năm là do nông súc, trâu bò, cừu, dê, lạc đà, heo, và gia cầm (gà, vịt v.v.) Nhưng phân tích gần đây của Goodland và Anhang cho thấy nông súc và các sản phẩm phụ của chúng thải ra ít nhất 32,6 tỷ thán khí (CO2) mỗi năm, có nghĩa là 51% lượng khí thải nhà kính hàng năm trên thế giới do loài người gây ra.
http://meatthefacts.org/wp/category/climate_chage/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét