Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Món chay: , bài Pháp ở chùa 18/09/2011

 Cà tím chiên bột

 Tàu hủ, nấm, thơm kho

 Chè đậu đỏ

 Xôi

 Hủ tiếu xào

 Mủ trôm hột é

 Xà lách rong biển

 Xôi đậu xanh lá cẩm

Xôi mặn

Cải thảo xào

Hôm nay Ni Sư muốn củng cố lại chánh kiến cho Phật tử, không thôi đi chùa lâu năm mà không nắm vững.

1.  Đa số trong này tu theo Pháp Môn Niệm Phật, vậy có biết vì sao mình tu pháp môn này không?
Vì lời nguyện của đức Phật A Di Đà, nguyện 18, 19, 20

18. Nguyện mười niệm tất được sinh - Nếu tôi thành Phật, chúng sinh mười phương, hết lòng tin muốn, cầu về nước tôi, nhưng chỉ niệm ít, được có mười niệm, nếu chẳng được sinh, tôi chẳng làm Phật. Chỉ trừ những kẻ, phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp.

19. Nguyện lâm chung tiếp dẫn - Nếu tôi thành Phật, chúng sinh mười phương, phát tâm Bồ Đề, tu mọi công đức, hết lòng phát nguyện, muốn sinh nước tôi, đến giờ thọ chung, mà tôi chẳng cùng, đại chúng vây quanh, đến trước người ấy, tôi chẳng làm Phật.

20. Nguyện muốn sinh toại nguyện - Nếu tôi thành Phật, chúng sinh mười phương, nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ nước tôi, tu mọi công đức, hết lòng hồi hướng, muốn sinh nước tôi, chẳng được mãn nguyện, tôi chẳng làm Phật.


Vì một đời được đới nghiệp vãng sanh

Niệm tà tà có được vãng sanh không?
Mình phải niệm nhất tâm bất loạn khi lâm chung
Niệm Phật 1 ngày cho đến 7 ngày nhất tâm bất loạn
Bây giờ mình niệm 1/2 tiếng có nhất tâm bất loạn được chưa?  Không phải dễ để được nhất tâm bất loạn đâu, đừng nghĩ rằng niệm Phật để ông già bà già chứ trẻ phải tu pháp môn nào cho oai oai 1 chút chứ
Nếu bình thường niệm Phật miên mật thì chắc chắn được vãng sanh
Hiện đời cố gắng niệm đến nhất tâm bất loạn, đừng chờ đến lâm chung

2. Pháp tu căn bản của người Phật tử là gì?
Là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp lành:
Thân không sát, đạo, dâm
Miệng không nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói lời hung ác
Ý không tham, sân, si
Tu nhiều năm, đi chùa nhiều mà không nắm vững điều này thì bị chê là huyễn hoặc tức là mê tín.  Làm sao để cho người ta thấy rằng đạo Phật là cao quý.
Phật không có quyền ban phước giáng họa, chúng ta phải tự thắp đuốc lên mà đi.

3.  Tại sao phải chuyển nghiệp?
Để đem lại an vui hạnh phúc trong gia đình, làng xóm, xã hội.
Mình không làm ác, nói lời ái ngữ, ta được an vui và người chung quanh ta cũng được rất an vui.
Trong thực tế, từng giờ, từng phút, từng giây, phải quán sát mỗi ý niệm

Nghiệp là cái gì mà phải chuyển?
Là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thí dụ như cờ bạc, lúc mới chơi không mê, dần dần thành thói quen không đi đánh bài không chịu được.  Khi thành nghiệp rồi thì nghiệp nó dẫn chúng ta đi.
Khi lâm chung mà ái tài sản, vợ con... sẽ trở lại
Có câu chuyện trưởng giả keo kiệt, lúc lâm chung ông không kịp nói với người nhà nơi ông chôn vàng, vì tiếc của nên đầu thai làm con chó giữ nhà, cứ nằm mãi ngay chỗ chôn vàng.
Hay câu chuyện người vợ khóc chồng chết, ông chông thương quá đầu thai làm con giòi trong lỗ mũi của bà vợ.

Không ai làm ta bị đọa mà chính chúng ta, đâu ai muốn đi nhưng vì gió nghiệp nó cuốn.
Bởi vậy tạo nghiệp rất nguy hiểm.  Tu là phải thực tế trong mỗi cá nhân.  Nếu hành động ý nghĩ của ta tốt thì hiện tại ta được an vui, còn làm xấu thì tâm bất an.  Đó chính là vì tòa án lương tâm của chúng ta xét xử.  Biết tu khi gia đình nói gì mà mình nghĩ là sai trái cũng phải bỏ qua, không tu thì ai nói gì cũng chấp

Ba nghiệp hằng thanh tịnh
Đồng Phật vãng Tây phương

Vậy tu là chuyển 3 nghiệp bất tịnh thành thanh tịnh.

Nghiệp còn hay mất?
Nếu mất thì ăn chay làm gì? Tu lđể àm gì?
Ăn chay rát ruột cạo đầu rát da
Giống như cái nghề của mình vậy, dù mình có chuyển đi đâu thì cái nghề của mình đâu có mất
Khi chết bất đắc kỳ tử thì sẽ đi đâu?
Phật hỏi A Nan, khi cái cây nó nghiêng về 1 phía, khi người ta đốn cây nó sẽ ngã về bên nào?
Bình thường mình làm thiện thì khi chết sẽ sanh về cõi thiện.

Tà kiến:
.Phật tử nghĩ tụng kinh, niệm Phật mỗi ngày 1, 2 giờ là đủ rồi, sau đó thì ăn thua đủ.
.Tụng kinh bị đổ nghiệp nên không dám tụng nữa.  Đổ là bỏ, nếu nó đổ thì hết nghiệp chứ sao lại sợ.

Chúc các bạn luôn có được cái thấy chân chánh.
Nam mô A Di Đà Phật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến