Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Quả Ngon: Mướp hương

Hôm qua được biết món Hủ tiếu mướp chay, "đặc sản Chợ Gạo, Mỹ Tho," trên trang Ẩm Thực Chay & Pháp Hỷ Thực, nguồn cảm hứng dồi dào, nên Thiên Ân muốn tìm hiểu thêm về mướp. Chẳng ngờ mướp đa tài đến thế! Hoa mướp xinh, màu vàng vui mắt. Lá mướp xanh tươi, buổi trưa hè mà được ngồi dưới dàn mướp nghe vọng cổ "Tu Là Cội Phúc" cũng là những giây phút lắng đọng dễ thương.

Thông tin sau đây được sưu tầm trên mạng; có 2 câu không thích hợp với ăn chay, mình bỏ ra, vì đây là trang ăn chay :)

Lá mướp sắc uống có thể chữa bệnh ho hen kéo dài. Khi bị viêm họng có thể lấy lá mướp giã nhỏ với muối uống.

Mướp hương tên khác là mướp ta, ty qua, mác hom.

Dây leo, bằng tua cuốn. Lá chia thùy, mép khía răng. Hoa màu vàng. Quả dài có mùi thơm.

Cây trồng lấy quả làm rau ăn.

Về mặt y học, nhiều bộ phận của cây mướp có tác dụng chữa bệnh.

Lá mướp: Có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, được nấu uống để chữa ho, hen kéo dài với liều 10-15g mỗi lần. Có thể dùng dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Lá mướp giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống chữa viêm họng (nam dược thần hiệu). Lá mướp sắc với cây cứt lợn uống chữa phù thũng. Dùng ngoài, lá mướp tươi giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa do con giời leo. Nếu đem nướng lá rồi giã và xát lại chữa nước ăn chân. Lá mướp phơi khô, đốt toàn tính, tán bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú.

Gốc thân cây mướp: Y học cổ truyền gọi là ty qua đằng hay thiên la, lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, đốt tồn tính tán nhỏ, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.

Quả mướp: Có vị ngọt, tính bình. Chất nhầy trong quả mướp có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (ăn canh mướp hằng ngày). Đài tồn tại của quả mướp (1-2 cái) sắc với rễ cỏ tranh (một nắm nhỏ) huyết dụ (2-3 lá), cỏ giầy (một nắm nhỏ) uống chữa băng huyết. Hạt mướp già (5-10g) sao vàng, sắc uống chữa đau lưng.

Xơ mướp: Tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng cầm máu, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4-8g, chia làm hai lần, chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu.

Xơ mướp (20g, băm nhỏ, sao) phối hợp với hạt đay quả dài (12g, giã giập sao) sắc với 200ml nước còn 50ml, uống lúc nóng chữa hen. Để thúc sởi chóng mọc, hạn chế các biến chứng, lấy xơ mướp (20g), kinh giới (12g), bạch chỉ (12g), kim ngâm (12g), cỏ mần trầu (8g), cam thảo nam (4g), thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày. 


Theo tài liệu nước ngoài, quả mướp đốt thành tro, pha nước uống chữa đau lưng, viêm vú. 

Quả mướp non nấu ăn là thuốc mát, giải độc, lợi sữa. Lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Dịch ép lá mướp có tác dụng điều kinh.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến