Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học
ngày nay.
1. Đại thừa bắt đầu từ Đại tập kết kinh điển lần 2
Theo Tiến sỹ Nalinaksha Dutt trong quyển “ Buddhist Sects In India” (Các Phái Phật
Giáo ở Ấn Độ), kỳ kết tập kinh điển lần 2 là khởi điểm của Phật giáo Đại thừa,
khoảng 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Nalinaksha Dutt còn cho
rằng đại hội tập kết lần này không có chủ tọa mà mọi việc được thi hành bởi một ủy
ban bốn vị tỳ kheo thuộc các xứ miền đông và bốn vị miền tây cùng với sự tham gia
rộng rãi của các tỳ kheo (A La Hán và cũng như không A La Hán). Vì thế “Cuộc Kết
Tập Kinh Ðiển này là Ðại Kiết Tập (Mahasangiti), và đồng ý là sẽ chấp nhận những
quyết nghị của Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mở rộng này. Những người tham dự Cuộc
Kết Tập Kinh Ðiển mới này tin là những quyết nghị của họ sẽ phù hợp với giáo lý của
Ðức Phật”. (Dutt, 2003: ChươngII, trang 2). Điểm đáng lưu ý nữa là trong tám vị Tỳ
Kheo này, theo Thiện Minh, có 6 vị là đệ tử của Ngài A Nan Đà, là thị giả của Đức
Phật và người đã nghe hết tất cả những bài pháp của Như Lai khi còn sống và cũng là
người có tầm quan trọng trong kỳ tập kết kinh điển lần thứ nhất. Có thể suy luận từ
đây là Phật Giáo Đại Thừa ra đời trong kỳ tập kết kinh điển lần hai có sự tham gia trực
tiếp của các đệ tử của Ngài A Nan Đà, những tỳ kheo chịu sự giáo huấn của Ngài A
Nan Đà vì thế kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa là đáng tin cậy.
2. Chân lý khoa học hiện đại và Kinh điển đại thừa
Phật giáo là khoa học. Chân lý này đã được minh chứng qua những thành tựu khoa
học trong nhưng thế kỷ gần đây. Có khá nhiều bài viết về sự tương đồng của khoa học
ngày nay từ y khoa, vật lý, cho đến toán học có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề
này. Chẳng hạn, ‘Đạo Phật là Siêu Khoa Học’ của Minh Giác Nguyễn Học Tài, ‘Tích
hợp Vật lý và Phật học’ của Giáo sư Tiến sỹ Cao Chi, hoặc “Luân hồi tái sinh có thể
hiểu được’ do Giáo sư tiến sỹ vật lý Trịnh Xuân Thuận viết vv. Để ý kỹ chúng ta thấy
những dẫn chứng chứng minh Phật học là khoa học đa số trích từ kinh điển đại thừa.
Sau đây vài ví dụ đơn giản dễ hiểu cho thấy sự tương đồng của khoa học và Phật giáo
đại thừa
2.1 Trong Kinh Báo Hiếu, Đức Phật dạy bảo A Nan nên biết;
“Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Đàn ông xương trắng nặng hoằng
Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn
Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sinh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con…”
Thật đúng vậy, theo y học ngày nay, tỷ trọng (density) xương đàn bà 30% ít hơn
xương của đàn ông. 30% ít hơn xương của đàn ông. Ở mổi thập niên cơ thể của người
đàn bà đều trải qua một giai đọan mới: người thiếu nữ ở tuổi dạy-thì khác hẳn với lúc
họ vào lứa 20, 30 thời kỳ sinh sãn, hoặc 40, 50, nhằm thời kỳ mãn kinh, v.v... Tỷ trọng
của xương đạt tới mức tối đa khi người thiếu nữ vào độ 30 tuổi và dần dần xương bị
loãng đi theo ngày tháng. Đến lúc 65 - 75 tuổi thì tỷ trọng xương đã giảm mất 35%
đến 50%.
2.2 Trong kinh Hán tạng (Đại thừa Kinh) có câu
"Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước
thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng.
"Nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" nghĩa là Phật nhìn thấy trong
thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong.
Ngày nay nhờ kính hiển vi và các thiết bị y khoa hiện đại, các nhà khoa học thấy có
nhiều vi trùng ở trong nước và cơ thể con người.
3. Chân ngôn của Như Lai và sự kiện lịch sử Phật giáo
Một bằng chứng nữa cho thấy những sự kiện lịch sử phật học xảy ra đúng với lời Đức
Phật dạy (tiên tri) trong Kinh điển đại thừa.
3.1 Pháp môn niệm Phật ‘dành cho chúng sanh’ ở thời kỳ Chánh Pháp cuối
cùng, 1000 năm sau khi Như Lai nhập diệt.
Trong Kinh Niệm Phật Ba la Mật, Cư sĩ Diệu Nguyệt vì chúng sanh tội khổ ở
thời kỳ chánh pháp cuối cùng cũng như các bậc trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn vv
tại thành Vương Xá lúc bấy giờ thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ dạy Pháp môn niệm
Phật để cứu vớt chúng sanh thoát khỏi sinh tử luân hồi.
“Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ
Chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ
liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm
các nghiệp ác để tự vui. Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch,
binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh nhân
lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành, cũng
không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô lậu.
Không thể tu tập Tứ-niệm-xứ, Bát-chánh-đạo, Tứ-chánh-cần. Không thể tu tập
Tứ-vô-lượng-tâm, không thể tu tập Sáu-ba-la-mật, hoặc là Bố-thí ba-la mật,
nhẫn đến Trí-huệ ba-la-mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán
Trí để ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,
A-na-hàm, A-la-hán. Không thể chứng nhập Sơ-thiền nhẫn đến Tứ-thiền.
Không thể chứng nhập Niết-bàn Diệu-tâm. Không thể vào sâu vô lượng Tammuội,
Thần-thông Du-hí của chư Bồ-Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh
giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền
trống pháp hàng phục ma quân. Vì lý do như vậy, mà đệ tử chúng con xét nghĩ
nên phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm. Khẩn cầu đức Thế-Tôn chỉ dạy giáo pháp
nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của
Chánh pháp.” (Trang 10)
Đúng như vậy sau khi Như Lai nhập diệt gần 1000 năm sau, pháp môn Niệm
Phật chớm nở ở Trung Hoa bằng sự ra đời của Huệ Viễn Đại sư, Sơ Tổ Tịnh độ
là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn (334 -414). Pháp môn này thật sự
phát triển mạnh từ thời Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư (613) cho đến ngày nay.
3.2 Bồ Tát Long Thọ ra đời, chấn hưng Phật Giáo Đại thừa
Trong kinh Lăng Già (một trong những kinh Đại thừa được các chư tổ thiền tông dùng
dể truyền tâm ấn), về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát
rằng:
Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô tông.
Tuyên dương pháp Đại-thừa.
Trong thế gian hiển ngã.
Được Sơ-hoan-hỷ-địa.
Sanh về cõi Cực-Lạc”.
Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu. Theo sử liệu
được trình bày như trên, khởi điểm của Phật Giáo Đại Thừa vào hơn 100 năm sau khi
Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Có thể cho rằng những kinh sách phật giáo đại thừa
đã được kết tập từ thời điểm này, phát triển mạnh về sau và được Ngài Long Thọ sưu
tập, kiến giải nhằm bảo tồn tư tưởng then chốt của Phật giáo mà Đức Thích Ca Mâu
Ni đã để lại vì theo Ngài Long Thọ những tư tưởng này đang gặp nguy cơ thất lạc qua
xu hướng kinh viện triết học của một số trường phái tiểu thừa thời đó (khoảng 700
phật lịch). Quan điểm về kinh điển đại thừa không phải có từ thời ngài Long Thọ mà
đã tồn tại và phát triển trước đó (từ Đại Kiết Tập lần 2) cũng được sử gia Kimura
Taiken tán thành khi cho rằng “Long Thọ không phải là nhà biên tập kinh điển Đại
thừa, mà chỉ là nhà chú giải những kinh điển Đại thừa đã có từ trước để phát động
một phong trào nghiên cứu Đại thừa mà thôi.” (Taiken: 1986:3) Nhiều nghiên cứu gia
về phật học nhận xét rằng Ngài Long Thọ là một trong những người có công nhất
trong việc chấn hưng tư tưởng phật giáo đại thừa. Chính vì thế, “Người ta xem sự xuất
hiện của Long Thọ là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do
Phật Thích-ca Mâu-ni. Trong tranh tượng, Long Thọ là vị duy nhất sau Phật Thích-ca
được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu hiệu của một Đại nhân.
Long Thọ cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo
cũng xếp Ngài vào 84 vị Đại thành tựu.” (Wikipidia).
4. Thiền tông với Kinh điển Đại thừa
Một số kinh điển đại thừa được một số chư tổ và các vị thiền sư nổi tiếng sử dụng như
một trong những yếu chỉ của tông pháp, kim chỉ nam cho con đường tu chứng qua
thiền định. Sau đây là bốn bộ Kinh được giới thiền tông truyền tụng: Kinh Lăng Già,
King Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang và Kinh Pháp Hoa. Kinh Lăng Già được xem
như là Kinh truyền tâm ấn của các chư tổ thiền Tông: Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyền
y bát cho Tổ Huệ Khả, Ngài còn trao cho bốn quyển kinh Lăng-già để làm tâm ấn.
Cho nên Kinh Lăng-già trong nhà Thiền được coi là một bộ kinh để tâm ấn. Trong
bốn bộ kinh này, Kinh Lăng-già, Kinh Lăng nghiêm và Kinh Pháp Hoa cũng đều đề
cập đến Pháp tu Niệm Phật Tam Muội hoặc cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A
Di Đà. Trong Kinh Lăng Nghiêm chương năm, 25 vị bồ Tát tự giải cách tu chứng vào
càn tuệ địa, Bồ Tát Đại Thế Chí (niệm Phật viên thông) nói, ‘Chỗ bản nhân của con
lấy niệm Phật tâm chứng vô –sinh –nhẫn. Nay ở cõi này nhiếp người niệm Phật về Cõi
Tịnh Độ.” (trang 313) Trong khi đó trong Kinh Pháp Hoa ở phẩm 23 (Dược Vương
Bồ Tát Bản Sự) Ðức Phật Thích Ca đã đề cập đến cõi Cực Lạc "Sau khi Như Lai diệt
độ, năm trăm năm sau, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành,
thời khi ở đây chết liền qua cõi An Lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Ðà Phật cùng chúng
Bồ Tát vây quanh, mà sinh trên toà báu trong hoa sen."
5. Nhân vật thời đại và pháp môn niệm phật
Những chủ thuyết xiển dương pháp môn niệm Phật đều do bởi những thánh nhân kiệt
xuất mà hàng Thanh Văn không thể sánh kịp. Quyển luận , “Quê Hương Cực Lạc”
luận về thân thế và đạo nghiệp của Bồ Tát và Chư Thánh tăng cho thấy kiến thức vô
song của các ngài về Phật học và nhiều lãnh vực khác. Chẳng hạn như Ngài Long
Thọ, Ngài Mã Minh, Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân vv là những bậc thánh thấu rõ
kinh tạng, trí huệ như hải.
5.1 Bồ Tát Long Thọ là người học thức uyên thâm, thông đạt kinh sách Phật giáo
lẫn những tôn giáo khác vì thế ngài một thân làm Tổ Sư của tám tông Phật
Giáo (cũng là tổ 14 của thiền tông), mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ và
xiển dương pháp môn Niệm Phật.
5.2 Ngài Mã Minh Đại Sĩ, tổ sư 12 thiền tông cũng là người xiển dương pháp môn
niệm Phật xác quyết: “Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của
Như Lai”. Ngài Mã Minh không chỉ là một đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa
và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có
nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo, mà còn là là một nhà
thơ lớn, một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và là một nhạc sĩ. Phần lớn
các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minh qua trường ca “Phật
Sở Hành Tán” S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức
Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit
vô tiền khoáng hậu của ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn học Sanskrit Phật
giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý.
5.3 Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân khai tổ Tịnh Độ Tông Nhật bản. Ngài nghiên
cứu tường tận về mọi tông phái Phật giáo và đọc khắp bách gia của cả Trung
Hoa lẫn Nhật Bản. Ngài từng nói rằng: “Bất cứ kinh điển hay sách vở gì, hễ tôi
đọc qua vài lần là tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ”. Bởi thế, Ngài
tinh thông mọi Tông pháp mà không cần phải học với ai cả. Ngài duyệt đọc Đại
Tạng cả thảy 5 lần và được đương thời tôn xưng là Trí Huệ Đệ Nhất. Không
những thế, ngài chứng nghiệm và thông tuệ một số tông pháo khác như thiên
thai tông (tu thiền, được Tổ Hoàng Viên có ý trao truyền tổ vị cho ngài nhưng
ngài tư chối), mật tông trước khi nhập thất chuyên tu Tịnh độ, niệm Phật vãng
sanh.
5.4 Trí Giả Tổ Thiên Thai Tông; Hoằng Nhứt Tổ Sư Luật Tông và nhiều thánh
tăng khác đều có trí tuệ vô tiền khoáng hậu đều cầu cầu vãng sanh Cực Lạc.
6. Đối tượng giáo hóa của Đức Phật
Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi đắc đạo quả cao thượng Chánh đẳng, Chánh
giác, đã trải qua hơn 49 năm hoằng dương Phật pháp trên khắp đất nước Ấn độ, cứu
độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đạo Phật là đạo trí tuệ, từ bi và bình đẳng,
không phân biệt cao thấp hay giàu nghèo. Vì thế, đối tượng giáo hóa của Như Lai gồm
đủ thành phần trong xã hội từ tầng lớp quí tộc cho đến những con người bần cùng
nhất, từ người hiền lành cho đến kẻ xấu ác. Chung quy lại, những người theo Đạo giải
thoát của Như Lai gồm người tu xuất gia và người tu tại gia. Người tu xuất gia là
những người ở trong tăng đoàn theo chân Bổn sư học đạo. Đa số họ được Đức Phật
truyền pháp tu thiền, trì giới để đạt đạo quả. Trong khi đó những người khác, chẳng
hạn như hoàng hậu Vi Đề Hy, không theo tăng đoàn thì làm sao có thời gian để tu
thiền, trì giới như các đệ tử của Đức Phật. Hơn nữa, những người như hoàng hậu Vi
Đề Hy chiếm số lượng vượt trội hơn nhiều so với các tỳ kheo trong tăng đoàn của Đức
Phật. Vấn đề có thể đặt ra ở đây là nếu đối tượng cứu độ chúng sinh của Đức Phật chỉ
bó hẹp trong tăng đoàn, hay những cư sĩ tại gia có duyên tu theo Tứ Diệu Đế như các
vị tỳ kheo của Như Lai thì không đúng với mục đích cao thượng của Thế Tôn, cứu độ
chúng sanh và cũng không thể gọi đạo phật là đạo từ bi, bình đẳng được. Vì sao,
Nhục thân của các vị tỳ Kheo, đệ tử của Đức Phật được nuôi dưỡng từ những phần
thức ăn của đại chúng trong khi đó, bản thân Đức Phật là do cha mẹ của ngài mang
nặng đẻ đau và nuôi dưỡng. Vì thế trước tiên để trả hiếu cho cha mẹ, Đức Phật dùng
phương tiện gì để độ? Đối với Tịnh Phạn, Vua cha của Đức Phật và những người
thuộc họ Thích, theo kinh, Thế Tôn giảng pháp môn niệm thánh hiệu NAM MÔ A DI
ĐÀ PHẬT cầu vãng sanh Tây Phương Cực lạc. Hoặc đối với Hoàng hậu Vi Đề Hy và
Vua Tần Bà Sa La, những người đầu tiền cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn khu
vườn Trúc Lâm để Tịnh tu, Đức Phật giảng pháp quán cõi cực Lạc, hoặc quán tưởng
Phật A DI ĐÀ cầu vãng sanh về nước của Ngài vv. Nói một cách khác, đối tượng
giáo hóa của đức phật là toàn thể chúng sinh.
7. Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi
Xá lợi có thể được xem như là bằng chứng nữa cho thấy công phu niệm Phật của
người niệm Phật đã thành ‘quả’ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nhiều bằng chứng
niệm Phật lưu xá lợi có thể tìm thấy trong quyển “Niệm Phật lưu xá lợi của Cư Sĩ
Tịnh Hải. Gần đây nhất, chính Cư Sĩ Tịnh Hải đã để lại hàng ngàn viên xá lợi ngay
sau lễ trà tỳ vào sáng thứ Hai, 01 tháng 03 năm 2010 tại nhà quàn Peek Family Home
phòng số 2 - địa chỉ 7800 Bolsa Ave, Westminster (714)893-3525, dưới sự chứng
minh của thượng tọa Thích Thiện Long, chùa Phật Tổ ở Long Beach.
8. Hợp thời
Kinh Đại Tập dạy: "Đời mạt pháp ức ức người tu hành hiếm có một người đắc đạo.
Chỉ có nương vào niệm Phật mới thoát khỏi sanh tử".
Đúng vậy, Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn nay đã hơn hai ngàn năm trăm năm mươi lăm
bốn (2554). Như vậy, hiện chúng ta đang ở thời mạt pháp, mà càng đi sâu vào thời
mạt pháp thì đức trí chúng sanh càng hạ liệt.
9. Vì đại chúng
Theo Pháp môn Tịnh độ, chúng ta phải ‘thực hành bồ tát đạo’, tự độ, độ tha. Tâm
lượng bao trùm khắp pháp giới. Niệm phật tri ân, niệm phật giải oán, niệm phật để
giải thoát mình và chúng sanh, niệm phật để thân tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, xã
hội bình an vv.
Tâm Tịnh Cẩn Soạn
ngày nay.
1. Đại thừa bắt đầu từ Đại tập kết kinh điển lần 2
Theo Tiến sỹ Nalinaksha Dutt trong quyển “ Buddhist Sects In India” (Các Phái Phật
Giáo ở Ấn Độ), kỳ kết tập kinh điển lần 2 là khởi điểm của Phật giáo Đại thừa,
khoảng 100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Nalinaksha Dutt còn cho
rằng đại hội tập kết lần này không có chủ tọa mà mọi việc được thi hành bởi một ủy
ban bốn vị tỳ kheo thuộc các xứ miền đông và bốn vị miền tây cùng với sự tham gia
rộng rãi của các tỳ kheo (A La Hán và cũng như không A La Hán). Vì thế “Cuộc Kết
Tập Kinh Ðiển này là Ðại Kiết Tập (Mahasangiti), và đồng ý là sẽ chấp nhận những
quyết nghị của Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mở rộng này. Những người tham dự Cuộc
Kết Tập Kinh Ðiển mới này tin là những quyết nghị của họ sẽ phù hợp với giáo lý của
Ðức Phật”. (Dutt, 2003: ChươngII, trang 2). Điểm đáng lưu ý nữa là trong tám vị Tỳ
Kheo này, theo Thiện Minh, có 6 vị là đệ tử của Ngài A Nan Đà, là thị giả của Đức
Phật và người đã nghe hết tất cả những bài pháp của Như Lai khi còn sống và cũng là
người có tầm quan trọng trong kỳ tập kết kinh điển lần thứ nhất. Có thể suy luận từ
đây là Phật Giáo Đại Thừa ra đời trong kỳ tập kết kinh điển lần hai có sự tham gia trực
tiếp của các đệ tử của Ngài A Nan Đà, những tỳ kheo chịu sự giáo huấn của Ngài A
Nan Đà vì thế kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa là đáng tin cậy.
2. Chân lý khoa học hiện đại và Kinh điển đại thừa
Phật giáo là khoa học. Chân lý này đã được minh chứng qua những thành tựu khoa
học trong nhưng thế kỷ gần đây. Có khá nhiều bài viết về sự tương đồng của khoa học
ngày nay từ y khoa, vật lý, cho đến toán học có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề
này. Chẳng hạn, ‘Đạo Phật là Siêu Khoa Học’ của Minh Giác Nguyễn Học Tài, ‘Tích
hợp Vật lý và Phật học’ của Giáo sư Tiến sỹ Cao Chi, hoặc “Luân hồi tái sinh có thể
hiểu được’ do Giáo sư tiến sỹ vật lý Trịnh Xuân Thuận viết vv. Để ý kỹ chúng ta thấy
những dẫn chứng chứng minh Phật học là khoa học đa số trích từ kinh điển đại thừa.
Sau đây vài ví dụ đơn giản dễ hiểu cho thấy sự tương đồng của khoa học và Phật giáo
đại thừa
2.1 Trong Kinh Báo Hiếu, Đức Phật dạy bảo A Nan nên biết;
“Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Đàn ông xương trắng nặng hoằng
Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn
Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sinh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con…”
Thật đúng vậy, theo y học ngày nay, tỷ trọng (density) xương đàn bà 30% ít hơn
xương của đàn ông. 30% ít hơn xương của đàn ông. Ở mổi thập niên cơ thể của người
đàn bà đều trải qua một giai đọan mới: người thiếu nữ ở tuổi dạy-thì khác hẳn với lúc
họ vào lứa 20, 30 thời kỳ sinh sãn, hoặc 40, 50, nhằm thời kỳ mãn kinh, v.v... Tỷ trọng
của xương đạt tới mức tối đa khi người thiếu nữ vào độ 30 tuổi và dần dần xương bị
loãng đi theo ngày tháng. Đến lúc 65 - 75 tuổi thì tỷ trọng xương đã giảm mất 35%
đến 50%.
2.2 Trong kinh Hán tạng (Đại thừa Kinh) có câu
"Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước
thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng.
"Nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" nghĩa là Phật nhìn thấy trong
thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong.
Ngày nay nhờ kính hiển vi và các thiết bị y khoa hiện đại, các nhà khoa học thấy có
nhiều vi trùng ở trong nước và cơ thể con người.
3. Chân ngôn của Như Lai và sự kiện lịch sử Phật giáo
Một bằng chứng nữa cho thấy những sự kiện lịch sử phật học xảy ra đúng với lời Đức
Phật dạy (tiên tri) trong Kinh điển đại thừa.
3.1 Pháp môn niệm Phật ‘dành cho chúng sanh’ ở thời kỳ Chánh Pháp cuối
cùng, 1000 năm sau khi Như Lai nhập diệt.
Trong Kinh Niệm Phật Ba la Mật, Cư sĩ Diệu Nguyệt vì chúng sanh tội khổ ở
thời kỳ chánh pháp cuối cùng cũng như các bậc trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn vv
tại thành Vương Xá lúc bấy giờ thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ dạy Pháp môn niệm
Phật để cứu vớt chúng sanh thoát khỏi sinh tử luân hồi.
“Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ
Chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ
liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm
các nghiệp ác để tự vui. Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch,
binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh nhân
lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành, cũng
không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô lậu.
Không thể tu tập Tứ-niệm-xứ, Bát-chánh-đạo, Tứ-chánh-cần. Không thể tu tập
Tứ-vô-lượng-tâm, không thể tu tập Sáu-ba-la-mật, hoặc là Bố-thí ba-la mật,
nhẫn đến Trí-huệ ba-la-mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán
Trí để ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,
A-na-hàm, A-la-hán. Không thể chứng nhập Sơ-thiền nhẫn đến Tứ-thiền.
Không thể chứng nhập Niết-bàn Diệu-tâm. Không thể vào sâu vô lượng Tammuội,
Thần-thông Du-hí của chư Bồ-Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh
giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền
trống pháp hàng phục ma quân. Vì lý do như vậy, mà đệ tử chúng con xét nghĩ
nên phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm. Khẩn cầu đức Thế-Tôn chỉ dạy giáo pháp
nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của
Chánh pháp.” (Trang 10)
Đúng như vậy sau khi Như Lai nhập diệt gần 1000 năm sau, pháp môn Niệm
Phật chớm nở ở Trung Hoa bằng sự ra đời của Huệ Viễn Đại sư, Sơ Tổ Tịnh độ
là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn (334 -414). Pháp môn này thật sự
phát triển mạnh từ thời Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư (613) cho đến ngày nay.
3.2 Bồ Tát Long Thọ ra đời, chấn hưng Phật Giáo Đại thừa
Trong kinh Lăng Già (một trong những kinh Đại thừa được các chư tổ thiền tông dùng
dể truyền tâm ấn), về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát
rằng:
Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô tông.
Tuyên dương pháp Đại-thừa.
Trong thế gian hiển ngã.
Được Sơ-hoan-hỷ-địa.
Sanh về cõi Cực-Lạc”.
Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu. Theo sử liệu
được trình bày như trên, khởi điểm của Phật Giáo Đại Thừa vào hơn 100 năm sau khi
Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Có thể cho rằng những kinh sách phật giáo đại thừa
đã được kết tập từ thời điểm này, phát triển mạnh về sau và được Ngài Long Thọ sưu
tập, kiến giải nhằm bảo tồn tư tưởng then chốt của Phật giáo mà Đức Thích Ca Mâu
Ni đã để lại vì theo Ngài Long Thọ những tư tưởng này đang gặp nguy cơ thất lạc qua
xu hướng kinh viện triết học của một số trường phái tiểu thừa thời đó (khoảng 700
phật lịch). Quan điểm về kinh điển đại thừa không phải có từ thời ngài Long Thọ mà
đã tồn tại và phát triển trước đó (từ Đại Kiết Tập lần 2) cũng được sử gia Kimura
Taiken tán thành khi cho rằng “Long Thọ không phải là nhà biên tập kinh điển Đại
thừa, mà chỉ là nhà chú giải những kinh điển Đại thừa đã có từ trước để phát động
một phong trào nghiên cứu Đại thừa mà thôi.” (Taiken: 1986:3) Nhiều nghiên cứu gia
về phật học nhận xét rằng Ngài Long Thọ là một trong những người có công nhất
trong việc chấn hưng tư tưởng phật giáo đại thừa. Chính vì thế, “Người ta xem sự xuất
hiện của Long Thọ là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do
Phật Thích-ca Mâu-ni. Trong tranh tượng, Long Thọ là vị duy nhất sau Phật Thích-ca
được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu hiệu của một Đại nhân.
Long Thọ cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo
cũng xếp Ngài vào 84 vị Đại thành tựu.” (Wikipidia).
4. Thiền tông với Kinh điển Đại thừa
Một số kinh điển đại thừa được một số chư tổ và các vị thiền sư nổi tiếng sử dụng như
một trong những yếu chỉ của tông pháp, kim chỉ nam cho con đường tu chứng qua
thiền định. Sau đây là bốn bộ Kinh được giới thiền tông truyền tụng: Kinh Lăng Già,
King Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang và Kinh Pháp Hoa. Kinh Lăng Già được xem
như là Kinh truyền tâm ấn của các chư tổ thiền Tông: Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyền
y bát cho Tổ Huệ Khả, Ngài còn trao cho bốn quyển kinh Lăng-già để làm tâm ấn.
Cho nên Kinh Lăng-già trong nhà Thiền được coi là một bộ kinh để tâm ấn. Trong
bốn bộ kinh này, Kinh Lăng-già, Kinh Lăng nghiêm và Kinh Pháp Hoa cũng đều đề
cập đến Pháp tu Niệm Phật Tam Muội hoặc cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A
Di Đà. Trong Kinh Lăng Nghiêm chương năm, 25 vị bồ Tát tự giải cách tu chứng vào
càn tuệ địa, Bồ Tát Đại Thế Chí (niệm Phật viên thông) nói, ‘Chỗ bản nhân của con
lấy niệm Phật tâm chứng vô –sinh –nhẫn. Nay ở cõi này nhiếp người niệm Phật về Cõi
Tịnh Độ.” (trang 313) Trong khi đó trong Kinh Pháp Hoa ở phẩm 23 (Dược Vương
Bồ Tát Bản Sự) Ðức Phật Thích Ca đã đề cập đến cõi Cực Lạc "Sau khi Như Lai diệt
độ, năm trăm năm sau, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành,
thời khi ở đây chết liền qua cõi An Lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Ðà Phật cùng chúng
Bồ Tát vây quanh, mà sinh trên toà báu trong hoa sen."
5. Nhân vật thời đại và pháp môn niệm phật
Những chủ thuyết xiển dương pháp môn niệm Phật đều do bởi những thánh nhân kiệt
xuất mà hàng Thanh Văn không thể sánh kịp. Quyển luận , “Quê Hương Cực Lạc”
luận về thân thế và đạo nghiệp của Bồ Tát và Chư Thánh tăng cho thấy kiến thức vô
song của các ngài về Phật học và nhiều lãnh vực khác. Chẳng hạn như Ngài Long
Thọ, Ngài Mã Minh, Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân vv là những bậc thánh thấu rõ
kinh tạng, trí huệ như hải.
5.1 Bồ Tát Long Thọ là người học thức uyên thâm, thông đạt kinh sách Phật giáo
lẫn những tôn giáo khác vì thế ngài một thân làm Tổ Sư của tám tông Phật
Giáo (cũng là tổ 14 của thiền tông), mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ và
xiển dương pháp môn Niệm Phật.
5.2 Ngài Mã Minh Đại Sĩ, tổ sư 12 thiền tông cũng là người xiển dương pháp môn
niệm Phật xác quyết: “Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của
Như Lai”. Ngài Mã Minh không chỉ là một đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa
và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có
nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo, mà còn là là một nhà
thơ lớn, một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và là một nhạc sĩ. Phần lớn
các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minh qua trường ca “Phật
Sở Hành Tán” S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức
Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit
vô tiền khoáng hậu của ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn học Sanskrit Phật
giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý.
5.3 Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân khai tổ Tịnh Độ Tông Nhật bản. Ngài nghiên
cứu tường tận về mọi tông phái Phật giáo và đọc khắp bách gia của cả Trung
Hoa lẫn Nhật Bản. Ngài từng nói rằng: “Bất cứ kinh điển hay sách vở gì, hễ tôi
đọc qua vài lần là tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ”. Bởi thế, Ngài
tinh thông mọi Tông pháp mà không cần phải học với ai cả. Ngài duyệt đọc Đại
Tạng cả thảy 5 lần và được đương thời tôn xưng là Trí Huệ Đệ Nhất. Không
những thế, ngài chứng nghiệm và thông tuệ một số tông pháo khác như thiên
thai tông (tu thiền, được Tổ Hoàng Viên có ý trao truyền tổ vị cho ngài nhưng
ngài tư chối), mật tông trước khi nhập thất chuyên tu Tịnh độ, niệm Phật vãng
sanh.
5.4 Trí Giả Tổ Thiên Thai Tông; Hoằng Nhứt Tổ Sư Luật Tông và nhiều thánh
tăng khác đều có trí tuệ vô tiền khoáng hậu đều cầu cầu vãng sanh Cực Lạc.
6. Đối tượng giáo hóa của Đức Phật
Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi đắc đạo quả cao thượng Chánh đẳng, Chánh
giác, đã trải qua hơn 49 năm hoằng dương Phật pháp trên khắp đất nước Ấn độ, cứu
độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đạo Phật là đạo trí tuệ, từ bi và bình đẳng,
không phân biệt cao thấp hay giàu nghèo. Vì thế, đối tượng giáo hóa của Như Lai gồm
đủ thành phần trong xã hội từ tầng lớp quí tộc cho đến những con người bần cùng
nhất, từ người hiền lành cho đến kẻ xấu ác. Chung quy lại, những người theo Đạo giải
thoát của Như Lai gồm người tu xuất gia và người tu tại gia. Người tu xuất gia là
những người ở trong tăng đoàn theo chân Bổn sư học đạo. Đa số họ được Đức Phật
truyền pháp tu thiền, trì giới để đạt đạo quả. Trong khi đó những người khác, chẳng
hạn như hoàng hậu Vi Đề Hy, không theo tăng đoàn thì làm sao có thời gian để tu
thiền, trì giới như các đệ tử của Đức Phật. Hơn nữa, những người như hoàng hậu Vi
Đề Hy chiếm số lượng vượt trội hơn nhiều so với các tỳ kheo trong tăng đoàn của Đức
Phật. Vấn đề có thể đặt ra ở đây là nếu đối tượng cứu độ chúng sinh của Đức Phật chỉ
bó hẹp trong tăng đoàn, hay những cư sĩ tại gia có duyên tu theo Tứ Diệu Đế như các
vị tỳ kheo của Như Lai thì không đúng với mục đích cao thượng của Thế Tôn, cứu độ
chúng sanh và cũng không thể gọi đạo phật là đạo từ bi, bình đẳng được. Vì sao,
Nhục thân của các vị tỳ Kheo, đệ tử của Đức Phật được nuôi dưỡng từ những phần
thức ăn của đại chúng trong khi đó, bản thân Đức Phật là do cha mẹ của ngài mang
nặng đẻ đau và nuôi dưỡng. Vì thế trước tiên để trả hiếu cho cha mẹ, Đức Phật dùng
phương tiện gì để độ? Đối với Tịnh Phạn, Vua cha của Đức Phật và những người
thuộc họ Thích, theo kinh, Thế Tôn giảng pháp môn niệm thánh hiệu NAM MÔ A DI
ĐÀ PHẬT cầu vãng sanh Tây Phương Cực lạc. Hoặc đối với Hoàng hậu Vi Đề Hy và
Vua Tần Bà Sa La, những người đầu tiền cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn khu
vườn Trúc Lâm để Tịnh tu, Đức Phật giảng pháp quán cõi cực Lạc, hoặc quán tưởng
Phật A DI ĐÀ cầu vãng sanh về nước của Ngài vv. Nói một cách khác, đối tượng
giáo hóa của đức phật là toàn thể chúng sinh.
7. Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi
Xá lợi có thể được xem như là bằng chứng nữa cho thấy công phu niệm Phật của
người niệm Phật đã thành ‘quả’ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nhiều bằng chứng
niệm Phật lưu xá lợi có thể tìm thấy trong quyển “Niệm Phật lưu xá lợi của Cư Sĩ
Tịnh Hải. Gần đây nhất, chính Cư Sĩ Tịnh Hải đã để lại hàng ngàn viên xá lợi ngay
sau lễ trà tỳ vào sáng thứ Hai, 01 tháng 03 năm 2010 tại nhà quàn Peek Family Home
phòng số 2 - địa chỉ 7800 Bolsa Ave, Westminster (714)893-3525, dưới sự chứng
minh của thượng tọa Thích Thiện Long, chùa Phật Tổ ở Long Beach.
8. Hợp thời
Kinh Đại Tập dạy: "Đời mạt pháp ức ức người tu hành hiếm có một người đắc đạo.
Chỉ có nương vào niệm Phật mới thoát khỏi sanh tử".
Đúng vậy, Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn nay đã hơn hai ngàn năm trăm năm mươi lăm
bốn (2554). Như vậy, hiện chúng ta đang ở thời mạt pháp, mà càng đi sâu vào thời
mạt pháp thì đức trí chúng sanh càng hạ liệt.
9. Vì đại chúng
Theo Pháp môn Tịnh độ, chúng ta phải ‘thực hành bồ tát đạo’, tự độ, độ tha. Tâm
lượng bao trùm khắp pháp giới. Niệm phật tri ân, niệm phật giải oán, niệm phật để
giải thoát mình và chúng sanh, niệm phật để thân tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, xã
hội bình an vv.
Tâm Tịnh Cẩn Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét