Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Canh măng chua nấu thì là – Tuệ Lan

photo (62)

Đây là món ăn thuần Bắc, người Bắc gọi là nấu riêu. Rau thì là nêm vô canh rất ngon và thơm vậy mà một số người không ăn được rau này, như chị chồng của TL mỗi khi ăn rau thì là (thì) tim bị đập nhanh hơn bình thường và thấy mệt trong người. Nhưng nếu ai ăn được thì cũng nghiền luôn. Một thời gian dài, cả gần năm trời từ lúc ăn chay trường thì TL không được ăn canh nấu với thì là đâm ra nhớ nhung, tương tư dữ lắm vì lúc trước còn nhỏ mẹ hay nấu món này cho ăn. Sau lấy chồng thì OX cũng thích món này nên nấu hoài. Cả mấy đứa nhỏ nhà TL cũng kết mấy món canh nêm rau thì là. Gần đây cũng không biết nấu gì đổi món nên nấu đại món này gọi là biến thể từ mặn qua chay. Ấy vậy mà cũng ngon miệng và bắt cơm quá trời, mấy tuần nay nấu hoài nhưng hôm nay mới chụp lại hình để chia sẻ cùng với mọi người.

Măng chua cắt, bào hoặc tước mỏng, luộc sôi 5-7 phút cho bớt chua và đắng. Cà chua cắt nhỏ. Xào cà chua và măng, nêm bột nêm chay từ từ và xào lâu một chút cho gia vị thấm vào măng. TL có nấu với cá chay nên cũng xào cùng luôn. Đổ nước ngập mặt măng đun nhỏ lửa khoảng 7-10 phút, nêm nếm lại cho vừa ăn. Rau thì là (và hành lá nếu không kiêng) cắt nhuyễn, cho vào nồi rồi tắt bếp. Nếu ăn được cay thái vài lát ớt sẽ càng ngon hơn. Món này không nên nấu lỏng lõng bõng ăn không ngon, nấu vừa nước thôi và nêm đậm đà một chút, có thể ăn kèm rau sống cũng rất ngon.

Chúc các bạn ngon miệng

Tuệ Lan

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Ăn chay – HT Thích Thiền Tâm

mon chayĂn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý như trên, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước lên đường phước huệ. Ðiều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thật của nó, không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sanh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn. Lại ăn chay phải hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Cũng không nên nấu chay giả thành đồ mặn mà làm trò cười cho thế gian.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm

Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhứt ngoạt trai, Tam ngoạt trai.

Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm). Nhứt ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như trên, thật ra không có điển cứ, chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường trai mà thôi. Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý, nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng.

Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29). Theo kinh Tứ Thiên Vương thì vào những ngày đó, Tứ Thiên Vương xem xét việc lành dữ của nhơn gian, và các ác quỷ cũng rình rập chờ người làm ác để gia hại. Nên trong mấy ngày ấy, mọi người cần phải giữ gìn ba nghiệp không nên làm ác. Thêm vào đấy, nếu kẻ nào biết trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu phước, sẽ được tránh khỏi nạn tai, tăng phần phước huệ. Luận Trí Ðộ nói: "Tại sao trong sáu ngày trai, cần phải thọ tám giới và tu phước? Bởi vào các ngày ấy ác quỷ rình theo người muốn gia hại, gây những việc tật bịnh hung suy. Vì thế nên thuở kiếp sơ, trong mấy ngày đó, thánh nhơn dạy người trì trai, tu phước, làm lành. Nhưng cách trì trai khi xưa chỉ lấy trọn ngày không ăn, gọi là trai. Ðến khi Phật ra đời, chế lại cho thọ Bát quan trai giới trong một ngày đêm, và lấy quá ngọ không ăn làm trai. Ðức Thế Tôn đã bảo: - Nên như chư Phật, thọ trì tám giới và không ăn quá ngọ trong một ngày đêm. Công đức ấy sẽ đưa người mau đến niết bàn!"

Thập trai là ăn chay mười ngày trong mỗi tháng. Kinh Ðịa Tạng, phẩm Như Lai Tán Thán nói: "Nầy Phổ Quảng! Trong các ngày: mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29) của mỗi tháng, các tội được kết tập để định phần khinh trọng. Nếu chúng sanh đời sau, vào mười ngày trai, đối trước tượng Phật, Bồ Tát, Hiền, Thánh, tụng kinh nầy một biến, thì mỗi phương đông, tây, nam, bắc, trong vòng 100 do tuần, không các tai nạn".

Tam ngoạt trai là ăn chay trong tháng giêng, tháng năm, tháng chín. Thuyết nầy phát xuất trong các phạm điển như: kinh Phạm Võng, kinh Ðề Vị, bộ Hành Sự Sao Tư Trì Ký. Kinh Phạm Võng nói: "Trong sáu ngày trai và ba tháng trường trai, nếu sát sanh, trộm cướp, phá trai, phạm giới, phạm tội khinh cấu (đối với người thọ giới Bồ Tát). Kinh Ðề Vị bảo: "Vào ngày mùng một tháng giêng, mùng một tháng năm, mùng một tháng chín, chư thiên Ðế Thích, Thái tử sứ giả, nhật nguyệt quỉ thần, Diêm La ở địa ngục, trăm vạn chư thần an bố khắp nơi. Vì trừ tội danh, định phước lộc, mọi người cần trì trai trong ba tháng ấy". Trong Tư Trì Ký cũng có nói: "Trong tháng giêng, tháng năm, tháng chín, nghiệp cảnh ở cõi u minh theo vòng xoay chiếu đến châu Nam Thiệm Bộ. Người đời có bao nhiêu việc thiện ác, thảy đều hiện bóng rõ trong gương. Lại trong mấy tháng đó, Tứ thiên vương tuần thú đến Nam Châu, cũng là lúc ác quỷ đắc thế, vì vậy nên phải trì trai, tu phước".

Theo như trên, thì thuyết Lục trai, Thập trai và Tam ngoạt trai đều có điểm cứ. Nhưng để cho đúng với nghĩa trai, thì trong các ngày tháng ấy chẳng những ăn lạt, mà còn phải không ăn quá ngọ mới phù hợp lời Phật dạy, và có lẽ được nhiều công đức hơn. Lại theo kinh Phạm Võng, đức Phật bảo không nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn, vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sanh các phiền não như ái dục, sân hận... Như thế thì muốn cho sự tu phước thêm phần toàn vẹn, vào ngày Lục trai hay Thập trai, người Phật tử nên thọ trì Bát quan trai giới, song phải ăn lạt và không dùng ngũ vị tân. Thọ trì Bát quan trai giới là giữ tám giới: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, không trang điểm, không tự hành và cố ý xem nghe ca múa âm nhạc, không ngồi nằm chỗ cao rộng sang đẹp; và giữ một phép trai là không ăn quá ngọ. Tám điều trước duy thuộc về giới, vì có công năng đóng ngăn cửa ác, nên gọi là Bát quan. Một điều sau gồm nghĩa trai và giới mà trai là phần chánh, nên mới thêm chữ "trai" sau hai chữ Bát quan. Như thế, tổng hợp lại chín điều gọi là Bát quan trai giới. Và đây là nghĩa giải thích của Trí Ðộ Luận.

Về việc trong những ngày tháng Lục trai, Tam ngoạt trai ác quỷ đắc thế, có thuyết nói vào thời gian ấy các ngoại giáo bên Ấn Ðộ thường theo thông lệ giết sanh vật cúng tế thần linh, hoặc cắt lấy máu thịt nơi thân để làm phép hộ ma. Và bởi duyên cớ đó, những ác quỷ cũng y theo lệ mà đi tìm ăn đồ huyết nhục. Do sự kiện nầy, vào các ngày trên, đức Phật khuyên đồ chúng nên giữ trai giới không được sát sanh, để phản ảnh phong thái từ bi của thánh đạo. Nếu quả như thế thì sự ăn lạt vào các ngày trai lại càng hợp lý hơn.

Ăn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý như trên, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước lên đường phước huệ. Ðiều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thật của nó, không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sanh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn. Lại ăn chay phải hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Cũng không nên nấu chay giả thành đồ mặn mà làm trò cười cho thế gian.

Tác giả: Cố hòa thượng Thích Thiền Tâm

Súp Mễ chay (Vegetarian Chili) – Mỹ Phong thực hiện

chili

Chili, bánh mì mè và cái cọng xanh xanh là rosemary

Anh Phong là ông xã của chị bạn DS làm món này đây. Chị ấy cho DS 1 hủ ăn thấy ngon nên DS vội xin công thức. Anh P nói món này hoàn toàn không có nêm đường hay bột nêm, tất cả chất ngọt đều từ củ quả. Phải công nhận là mấy ông không nấu thì thôi hể nấu thì thật là tài tình. Thiệt là khâm phục, khâm phục!!!

Gia vị mỗi thứ một ít: (bán trong chợ Mỹ hàng baking)

-Nếu không cữ tỏi, các bạn có thể mua chili power. Nguyên liệu chính của chili powder là cumin, oregano, tỏi và muối. Mình mua về cho thêm cà paste là xong.

-Hay các bạn có thể mua từng thứ như dưới đây.

  • Bột cumin: Mình có thể mua bột xay sẵn trong chợ Mỹ hay mình có thể mua hột cumin rồi về rang tự xay như ở link này:

http://thecuisine.blogspot.com/2011/12/how-to-make-roasted-cumin-powder-at.html

  • Oregano

Oregano

  • Rosemary: mình có thể mua trong tiệm Mỹ xay sẵn hay mình có thể tự làm bằng cách microwave lá tươi và xay như cách ở link này:

http://clumbsycookie.blogspot.com/2009/03/rosemary-powder.html

  • Paprika (bột ớt chuông đỏ)

Cayenne

  • Ớt cay xay (Cayenne Powder)

  • Ớt khô vụn (không có cũng được)

  • 1 lon nhỏ cà xay đặc (tomato paste)
  • Muối

- Hoặc các bạn có thể làm chili paste như cách mình làm sa tế với dầu thì để lâu được, khi cần nấu là có ngay.

Nước súp

Gồm có củ sắn, cà rốt, bắp, củ cải đỏ, củ cải muối hầm lấy nước ngọt

Đạm chay

  • 1 lon đậu đỏ hay đậu gì cũng được
  • 1 lon đậu trắng hay đậu gì cũng được
  • Nấm trắng, xắt lát
  • Tàu hủ bằm nát

Rau quả

  • 7 trái cài chua, trụng nước sôi, lột vỏ, bằm nhuyễn
  • 1 củ cà rốt, xắt vuông
  • 3 cọng cần, xắt ngắn khoảng nửa lóng tay
  • 1 trái ớt xanh, xắt vuông

Cách làm

1. Bắc nồi 5 quarts (khoảng 5 lít) lên bếp, chờ nóng, cho dầu vào cho nóng, xào cà bằm cho săn lại

2. Xào cà rốt, xong đến cần, ớt xanh và nấm, cà paste

3. Nêm gia vị

4. Cho nước súp vào

5. Cho đậu, tàu hủ vào, nấu sôi mềm các thứ

6. Nêm lại cho vừa ăn, người Mễ ăn món này cay lắm, mình làm ở nhà nêm nếm theo ý mình nên rất ngon.

7. Ăn với cơm hay bánh mì đều tuyệt.

Chúc các bạn nấu súp Mễ thành công.

Mỹ Phong

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Cơm chay 3 món: canh khổ qua hầm, đậu que xào và đậu hũ sốt nấm vị cay– Tuệ Lan

photo (42)

Đây là những món ăn trong bữa cơm thường ngày, gợi ý để mọi người nhớ mà làm thôi chứ không có gì mới mẻ.

+ Canh Khổ qua hầm vui lòng tham khảo cách làm ở đây: http://www.amthucchay.org/2009/09/kho-qua-ham-chay.html 

Nhìn nước soup của khổ qua hầm TL nấu hơi bị xấu ha, màu nâu nâu như thuốc Bắc vậy, đó là do TL dùng nhiều nấm đông cô quá nên nó mới bị vậy. Hình thức thì không đẹp nhưng nước rất thơm và ngọt.

+ Đậu que xào: Đậu que tước bỏ xơ, cắt xéo, xào chung với cà rốt ăn rất ngon và ngọt.

+ Đậu hũ sốt nấm vị cay, gần giống đậu hũ Tứ Xuyên. TL nói sơ qua cách làm nhé: TL dùng nấm Portobello cắt nhỏ (có thể dùng bất cứ nấm tươi nào cũng được), một ít đạm chay khô cắt vụn ngâm nước cho nở, vắt ráo để chung với nấm. Xào gừng bằm nhuyễn và chút ớt bột với dầu ăn cho thơm. Bỏ nấm và đạm chay vào xào, nêm bột nêm chay, dầu hào chay, một ít xì dầu và đường. Sau đó bỏ chút nước hầm rau củ vào đun cho ngon. Tiếp đó bỏ đậu hũ non đã cắt miếng cỡ 2cm x 2 cm vào đun khoảng 2-3 phút. Hòa 1 muỗng cà phê bột năng đổ vào cho sánh. Tắt bếp nêm 1 chút dầu mè và tiêu cho thơm. Không cữ hành lá thì cắt nhuyễn nêm thêm cũng rất thơm, ngon.

Cũng không mất quá nhiều thời gian để có những bữa cơm chay ngon miệng phải không các bạn.

Tuệ Lan

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Lòng Bi Mẫn Căn Cứ trên Sinh Học và Lý Luận – Đức Dalai Lama

dalailama

Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn
Prague, Cộng hòa Séc, 11 tháng Mười 2006
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ

Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.

Thí dụ, ta hãy xem xét lòng bi mẫn. Nó có ba loại:

  • Loại thứ nhất trực tiếp hướng về thân quyến và người thương. Nhưng dựa vào tâm chấp thủ, phạm vi của nó có giới hạn. Ở trường hợp không đáng kể nhất, nó có thể nhanh chóng biến thành lòng sân hận và thậm chí thù oán.
  • Loại thứ hai là bi tâm trực tiếp hướng về những chúng sinh đang đau khổ, dựa vào lòng thương hại đối với họ. Với loại bi tâm này, ta xem họ ở vị trí thấp hơn mình và hoàn cảnh của mình tốt đẹp hơn. Hai loại bi tâm này sinh khởi từ những phiền não và vì vậy, chúng mang lại vấn đề.
  • Loại thứ ba là tâm bi không thiên vị. Nó căn cứ trên sự thấu hiểu và tôn trọng. Với tâm bi này, ta nhận ra rằng người khác cũng giống như ta: họ đều có quyền được hưởng hạnh phúc và không muốn đau khổ như ta. Nhờ sự thấu hiểu này, ta mới phát tâm từ bi và cảm tình đối với họ. Loại thứ ba này là loại bi tâm vững bền. Nó được phát triển nhờ sự rèn luyện, giáo dục và lý luận. Loại bi tâm này càng vững vàng bao nhiêu thì nó càng tạo ra lợi lạc bấy nhiêu.

Ba loại bi tâm này thuộc vào hai thể loại nói chung. Hai loại đầu là những cảm xúc sinh khởi một cách tự phát, dựa vào sự rối loạn tinh thần nào đó. Loại thứ ba là cảm xúc sinh khởi dựa trên lý luận.

Lòng bi mẫn căn cứ trên lý luận và không có bất cứ thành kiến nào sẽ được tăng trưởng do bản tính tự nhiên. Vào lúc sinh ra, dù là con người, động vật có vú hay chim chóc - tôi không biết rùa biển và bươm bướm thì sao - nhưng tất cả chúng ta tự động có một tình yêu không thiên vị đối với mẹ của mình, mặc dù ta không biết bà. Chúng ta đều cảm thấy một hấp lực, sự gần gũi và trìu mến tự nhiên đối với mẹ của mình. Bà mẹ cũng thế, tự động cảm thấy một sự gần gũi và trìu mến tự nhiên đối với đứa con mà bà mới sinh ra. Vì vậy mà bà chăm sóc và nuôi dưỡng đứa bé. Sự chăm sóc tràn đầy tình thương này là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của đứa bé.

Từ điều này, ta có thể thấy rằng sự gần gũi và thương yêu dựa trên nền tảng sinh học là những hạt giống của tâm bi. Chúng là những tặng phẩm lớn nhất mà chúng ta có thể tiếp nhận, và chúng bắt nguồn từ các bà mẹ của chúng ta. Khi chúng ta nuôi dưỡng những hạt giống này bằng sự lý luận và giáo dục, chúng sẽ nảy nở thành lòng bi mẫn thật sự, không thiên vị và hướng về mọi người một cách đồng đều, dựa trên sự thấu hiểu về tính chất bình đẳng của chúng ta.

Đối với đứa bé, tình thương không căn cứ trên tôn giáo, luật lệ, hay sự bắt buộc của cảnh sát. Nó chỉ đến một cách tự nhiên. Vì vậy, mặc dù tâm bi mà tôn giáo giảng dạy là điều tốt đẹp, nhưng hạt giống thật sự, căn bản thật sự của tâm bi là yếu tố sinh học. Đó là cơ sở của những gì tôi gọi là "đạo đức thế tục." Tôn giáo chỉ cần củng cố hạt giống này.

Một số người nghĩ rằng luân lý đạo đức phải đặt nền tảng riêng biệt vào đức tin tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng ý thức về đạo đức có thể được phát triển bằng sự rèn luyện. Một số nghĩ rằng "thế tục" nghĩa là một sự phủ nhận về tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng "thế tục" ngụ ý việc tôn trọng tất cả tôn giáo một cách không thiên vị, kể cả sự tôn trọng đối với những người không có đức tin, theo như hiến pháp của Ấn Độ. Loại đạo đức sau cùng này bắt nguồn từ bản năng, đặc biệt là khi nó căn cứ trên tâm bi. Còn trong trường hợp của bà mẹ và đứa bé mới sinh ra, tất cả phát sinh một cách tự động vì nhu cầu của sự sống còn. Nhờ vào căn bản sinh học ấy, chúng tồn tại một cách vững vàng hơn.

Khi trẻ con nô đùa, chúng không nghĩ đến tôn giáo, chủng tộc, chính trị, hay bối cảnh gia đình. Chúng cảm kích nụ cười của bạn bè, bất kể những đứa trẻ kia là ai, và đáp lại bằng sự tử tế. Tâm thức và trái tim của chúng mở rộng. Trái lại, người lớn thường xem trọng những yếu tố khác, như sự khác biệt chủng tộc và chính trị, v.v... Vì vậy mà tâm thức và trái tim của họ hẹp hòi hơn.

Hãy xem xét sự khác biệt giữa hai điều này. Khi giàu lòng bi mẫn hơn, tâm thức và trái tim ta cởi mở hơn, và ta giao tiếp với người khác một cách dễ dàng hơn nhiều. Khi ta chỉ nghĩ đến bản thân, tâm thức và trái tim của ta khép kín và ta sẽ khó mà giao tiếp với người xung quanh. Sự sân hận làm hệ thống miễn nhiễm yếu đi, trong khi tâm bi và lòng tốt cải thiện hệ thống miễn nhiễm của ta. Với tâm sân hận và sợ hãi, ta không thể ngủ và thậm chí khi đi vào giấc ngủ, ta sẽ có những cơn ác mộng. Nếu tâm ta bình an thì ta sẽ ngủ ngon. Ta không cần một thứ thuốc an thần nào cả, vì năng lượng của ta đã được quân bình. Khi gặp áp lực, năng lượng của ta phân tán khắp nơi và ta cảm thấy bồn chồn lo lắng.

Ta cần có một tâm trí tĩnh lặng để nhìn và thấu hiểu sự việc một cách rõ ràng. Nếu như bị khích động, ta không thể thấy được thực tại. Vì vậy, hầu hết những rắc rối, ngay cả trên mức độ toàn cầu, là những vấn nạn do con người gây ra. Chúng phát sinh bởi vì chúng ta đã xử sự một cách tồi tệ, vì ta không thấy được thực tại. Hành vi của ta căn cứ trên sự sợ hãi, sân hận và áp lực. Có quá nhiều sự căng thẳng. Ta không có sự khách quan vì tâm ta bị mê muội. Những cảm xúc tiêu cực này đưa đến tâm thức hẹp hòi, điều này dẫn đến việc tạo ra những rắc rối, và nó không bao giờ đem lại những kết quả như ý.

Trái lại, lòng bi mẫn đem lại một tâm tư cởi mở và an tĩnh. Với tâm thức này, ta sẽ thấy được thực tại và những phương pháp nào hữu hiệu để chấm dứt những gì mà không ai muốn và mang lại những gì mọi người mong muốn. Đây là một điểm quan trọng và lợi ích lớn lao của tâm bi dựa trên lý luận. Vì vậy, để thúc đẩy những giá trị nhân bản căn cứ trên sinh học và được lý luận hỗ trợ, những bà mẹ, cùng với bản năng thương yêu và tình cảm giữa mẹ và con, đóng một vai trò quan trọng.

http://www.berzinarchives.com/web/vi/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/compassion_based_biology_reason.html

Mướp xào mỳ gói chay – Tuệ Lan thực hiện

muopxaomigoi
Đây là một món cực kỳ đơn giản, chỉ cần 5-7 phút là có một bữa ăn tương đối ngon.
Nguyên liệu:
- Mướp ta
- Mỳ gói chay
- Đạm chay tùy thích
Cách làm:
- Mướp bào vỏ, cắt xéo, mỏng chừng 0,5cm.
- Mỳ gói trụng sơ qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo, nhớ giữ lại các gói gia vị và một chút nước trụng mỳ.
- Đạm chay tùy thích cắt miếng vừa ăn.
- Bắc chảo dầu nóng, xào đạm chay và mướp gần chín, lấy gói gia vị của mỳ gói để nêm một chút cho thấm vào mướp.
- Bỏ mỳ gói đã trụng vào xào chung với mướp chừng 2 phút, cho chút nước trụng mỳ vào nếu cảm thấy hơi khô, nêm nếm cho vừa ăn.
- Nếu không cữ ngũ vị tân có thể nêm chút hành lá cắt khúc, món xào sẽ thơm hơn.
Chúc các bạn đổi món ngon miệng!
Tuệ Lan

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Thông báo: CHƯƠNG TRÌNH HOẰNG PHÁP LẦN 2 TẠI MỸ QUỐC - ĐĐ THÍCH MINH THÀNH

ddminhthanh
TỪ NGÀY 17/08/2012 ĐẾN NGÀY 04/12/2012
--------o0o-------
1. TỪ 17/08/2012 ĐẾN 10/09/2012 TẠI BẮC CALIFORNIA
(ĐỨC NHÃ, 408-904-9024)
-TỊNH XÁ NGỌC HÒA
Ngày: 19/08/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 11 AM đến 12 PM
Giờ: 03 PM đến 04 PM
Tại: 766 S. Second Street, San Jose, CA 95112
Tel : (408) 295-2436
-ĐẠO TRÀNG CHÚNG LIÊN TRÌ
Ngày: 21/08/2012 (Thứ Ba)
Giờ: 10 AM đến 4 PM
Ngày: 22/08/2012 (Thứ Tư)
Giờ: 8 AM đến 4 PM
-CHÙA AN LẠC
Ngày: 24/08/2012 (Thứ Sáu)
Giờ: 7 PM đến 9 PM (giảng pháp)
Tại: 1647 E. San Fernando St, San Jose. CA 95116
Tel: (408) 254-1710
Ngày: 25/08/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 7:30 AM đến 1 PM (tu học/ thọ trai)
Giờ: 7 PM đến 9 PM (giảng pháp)
Ngày: 26/08/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 7:30 AM đến 1 PM (tu học/ thọ trai)
Giờ: 7 PM đến 9 PM (giảng pháp)
Ngày: 27/08/2012 đến 31/08/2012 ((Thứ Hai đến Thứ Sáu)
Giờ: 10 AM đến 1 PM (tu học/ thọ trai)
Giờ: 7 PM đến 9 PM (giảng pháp)
Ngày: 01/09/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 10 AM đến 11 AM (Thuyết giảng lễ Vu Lan)
-NHÀ HÀNG SAIGON KITCHEN (trong khu Grand Century Mall)
Ngày: 04/09/2012 (Thứ Ba)
Giờ: 5:30 giờ chiều – Dùng cơm chay (vào cửa tự do, cơm chay miễn phí)
Giờ: 7:00 giờ tối giảng pháp đến 9:30 tối
Tại: 1111 Story Road, Suite # 1005, San Jose, CA 95122
Tel: (408) 478-1717
-ĐẠO TRÀNG TỊNH ĐỘ
Ngày: 07/09/2012 (Thứ Sáu)
Giờ: 09 AM đến 08 PM
Ngày: 08/09/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 08 AM đến 09 PM
Tại: 7208 Campania Ct, Elk Grove, CA 95757
Tel: (916) 897-1696
-ĐẠO TRÀNG BÁT NHÃ
Ngày: 09/09/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 11 AM đến 12 PM
Tel: (408) 355-5365/(408) 904-9024
2. TỪ 10/09/2012 ĐẾN 13/09/2012 TẠI LAS VEGAS, NEVADA
(NIỆM PHẬT ĐƯỜNG PHỔ QUANG, 702-499-0197)
-NIỆM PHẬT ĐƯỜNG PHỔ QUANG
Ngày: 11/09/2012 (Thứ Ba)
Tại: 7389 Parnell Ave., Las Vegas, NV 89147
Tel: (702) 499-0197
3. TỪ 13/09/2012 ĐẾN 27/09/2012 TẠI NAM CALIFORNIA
(AN HẠNH, 408-326-9758)
-CHÙA BÁT NHÃ
Ngày: 15/09/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 8:00 AM đến 11:00 AM
Tại: 803 S Sullivan St. Santa Ana, CA 92704
Tel: (714) 571-0473
- CHÙA QUAN ÂM
Ngày 15/09/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 7:00 PM
Tại: 10510 CHAPMAN AVE.
GARDEN GROVE, CA 92840
Tel: (714) 636-6216
-CHÙA BÁT NHÃ
Ngày: 16/09/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 8:00 AM đến 5:00 PM
Tại: 803 S Sullivan St. Santa Ana, CA 92704
Tel: (714) 571-0473
-CHÙA HUỆ QUANG
Ngày: 21/09/2012 (Thứ Sáu)
Giờ: 6:00 PM đến 9:00 PM
Ngày: 22/09/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 6:00 PM đến 8:00 PM
Ngày: 23/09/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 8:00 AM đến 5:00 PM
Tại: 4918 W. Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703
Tel: (714) 530-9249 / (714) 534-2525
4. TỪ 27/09/2012 ĐẾN 04/10/2012 TẠI DETROIT, MICHIGAN
(THẦY TRÍ THƯỜNG, 586-427-6888)
-CHÙA LINH SƠN
Ngày: 30/09/2012 (Chủ Nhật)
Tại: 4820 E 9 Mile Rd., Warren, MI 48091
Tel: (586) 427-6888
5. TỪ 04/10/2012 ĐẾN 16/10/2012 TẠI PENNSYLVANIA VÀ VIRGINIA
(DIỆU SƯƠNG, 215-360-2171)
-CHÙA PHẬT QUANG
Ngày: 06/10/2012 đến 07/10/2012 (Thứ Bảy đến Chủ Nhật)
Tại: 1001 S. 4th Street
Tel: (215) 339-5121
-TƯ GIA MINH TRÍ
Ngày: 13/10/2012 (Thứ Bảy) 
Giờ: 09 AM
Tại: 6 Memory Lane, Enola, PA 17025
Tel: 717-728-3029
-CHÙA GIÁC LÂM
Ngày: 13/10/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 4 PM đến 6:00 PM
Tại: 131 Nyack Ave., Lansdowne, PA19050
Tel: (610) 626-4899
- PHẬT BẢO TỰ
Ngày: 14/10/2012 (Chủ Nhật)
Tại: 4701 Backlick Road, Annandale, VA 22003
Tel: (703) 256-8230
6. TỪ 17/10/2012 ĐẾN 23/10/2012 TẠI NEW JERSEY
(NI CÔ TỊNH NHƯ, 267-825-5265)
-TU VIỆN ĐỨC MẸ HIỀN
Ngày: 20/10/2012 đến 21/10/2012 (Thứ Bảy đến Chủ Nhật)
Tại: 317 Princeton Ave., Stratford, NJ 08084
Tel: (703) 577-9018
7. TỪ 24/10/2012 ĐẾN 30/10/2012 TẠI NORTH CAROLINA
(NGUYÊN HOÀNG, 704-640-3252)
-TƯ GIA NGUYÊN HOÀNG
Ngày: 25/10/2012 (Thứ Năm)
Giờ: 6:30 chiều
Tel: (704) 640-3252
-THIỀN TỰ TĨNH TÂM
Ngày: 27/10/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 7:00 chiều
Ngày: 28/10/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 5:00 chiều
Tại: 1602 Lane St., Kannapolis, NC28083
8. TỪ 30/10/2012 ĐẾN 06/11/2012 TẠI FLORIDA
(DIỆU QUÝ, 561-267-9675)
-CHÙA PHƯỚC HÒA
Ngày: 31/10/2012 (Thứ Tư)
Giờ: 7:00 chiều
Tại: 4300 Ellis Road, Fort Myers, FL 33905
Tel: (239) 440-0564
-CHÙA LỘC UYỂN
Ngày: 03/10/2012 đến 04/11/2012 (Thứ Bảy đến Chủ Nhật)
Tại: 212 Swain Blvd, Greenacres, FL 33463
Tel: (561) 968-1793
9. TỪ 06/11/2012 ĐẾN 20/11/2012 TẠI TEXAS
(SƯ CÔ TRÍ NGUYÊN, 281-290-0984)
-NIỆM PHẬT ĐƯỜNG HẢI ĐỨC
Ngày: 10/11/2012 đến 11/11/2012 (Thứ Bảy đến Chủ Nhật)
Tại: 4427 Continential Dr., Houston TX 77072
Tel: (281) 999-1110
-CHÙA TỊNH LUẬT
Ngày: 17/11/2012 (Thứ Bảy)
Tại: 8703 Fairbanks, N. Houston, TX 77064
Tel: (713) 856-7802
-THIỀN TỰ CHÂN NGUYÊN
Ngày: 18/11/2012 (Chủ Nhật)
Tại: 12039 Holderrieth Road, Tomball, TX 77375
Tel: (281) 290-0984
10. TỪ 20/11/2012 ĐẾN 28/11/2012 TẠI ARIZONA
(HUỆ NGỌC, 520-850-9531)
-ĐẠO TRÀNG HUỆ NGỌC
Ngày: 24/11/2012 đến 25/11/2012 (Thứ Bảy đến Chủ Nhật)
Tại: 4007 E Broadway Blvd, Tucson, AZ 85711
Tel: (520) 850-9531
11. TỪ 28/11/2012 ĐẾN 04/12/2012 TẠI HAWAII
(TỊNH TÂM, 808-349-1073)
-ĐẠO TRÀNG TỊNH TÂM
Ngày: 30/11/2012 (Thứ Sáu)
Giờ: 6:30 PM đến 9:00 PM
Tại: 1031 Nuuanu Ave. Honolulu Hi. 96817-5603
Tel: (808) 349-1073
-TU VIỆN BỒ ĐỀ
Ngày: Thứ bảy 01/12/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 9:00 AM đến 11:00 AM
Tại: 1121 Mahalo St. Honolulu Hi. 96817
Tel: (808) 284-1247
-ĐẠO TRÀNG TỊNH TÂM
Ngày: 01/12/2012 (Thứ Bảy)
Giờ: 6:30 PM đến 9:00 PM
Tại: 1031 Nuuanu Ave. Honolulu Hi. 96817-5603
Tel: (808) 349-1073
-CHÙA TỪ HẠNH MAUI
Ngày: 02/12/2012 (Chủ Nhật)
Giờ: 6:30 PM đến 9:00 PM
Tại: 385 Puunene Ave. Kahului Hi 96732
Tel: (808) 873-8654/(808) 283-0403
NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2012 HOÀN MÃN Smile
*Lưu ý: chương trình sẽ được cập nhật nếu có thay đổi. 
www.phapan.vn

Y học: Quả óc chó (Walnut) bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân

Walnut

Trong thời kỳ cổ đại, quả óc chó được gọi là loại hạt của các vị thần. Ngày này, sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học gọi quả óc chó là vua của các loại hạt vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà chúng mang lại.

Quả óc chó bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân. Chúng ta hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại quả này đối với sức khỏe con người.

Walnut2

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Quả óc chó đã được coi là loại hạt cho sức khỏe trái tim. Các cuộc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra, quả óc chó có vơ số lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất cứ loại quả nào trên trái đất. Có điều này là do quả óc chó có nhiều axit béo omega 3, khống chất, vitamin và chất chống oxy hóa.

Axit béo omega 3 được biết đến với hiệu quả ngăn ngừa cục máu đông, là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau tim. Kết hợp với chất xơ, axit béo omega 3 cũng làm giảm mức độ LDL (lipoprotein mật độ thấp) hoặc cholesterol xấu – một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim. Chứng loạn nhịp tim hoặc tim đập thất thường cũng có thể được chữa trị bằng một lượng axit béo omega 3 phù hợp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã tuyên bố, quả óc chó là thực phẩm cho trái tim khỏe mạnh và nên được bổ sung vào chế độ ăn uống cân bằng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

2. Củng cố động mạch

Ngoài tác dụng bảo vệ trái tim, quả óc chó còn có tác dụng rất lớn đối với các bệnh nhân huyết áp cao và giúp lớp màng động mạch khỏe mạnh hơn.

3. Ngăn ngừa sỏi túi mật

Dữ liệu thu thập từ hơn 80.000 người và trải qua 2 thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy quả óc chó thể ngăn ngừa sỏi túi mật. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với nguy cơ bị sỏi túi mật hay không muốn mình mang căn bệnh này hãy ăn vài quả óc chó mỗi ngày.

4. Bảo vệ xương

Một thực tế ai cũng biết là xương yếu dần theo tuổi tác. Mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống sẽ dẫn đến hiện tượng loãng xương. Dinh dưỡng phong phú có trong quả óc chó sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe cho đến tuổi già. Những người thường xuyên ăn quả óc chó sẽ không phải đối mặt với hiện tượng giảm khoáng chất khiến xương bị yếu khi về già.

5. Thực phẩm của trí não

Quả óc chó là loại thực phẩm đặc biệt tốt với trí não. Các cuộc nghiên cứu được chỉ ra, axit béo omega 3 có trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm đến 60% bộ não. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não hoạt động đúng chức năng. Bộ não là trung tâm xử lý của cơ thể, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho nó sẽ giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các vấn đề hành vi.

6. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Quả óc chó đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, vì vậy mà quả óc chó rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

7. Liều thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng

Nếu bạn bị táo bón mãn tính thì quả óc chó sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt. Quả óc chó có hàm lượng chất xơ cao, vì vậy mà chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nhai vài hạt óc chó mỗi ngày bạn sẽ thấy ngay kết quả tuyệt vời của nó.

8. Chiến đấu với một số bệnh ung thư

Quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa và một số loại khác của chất chống oxy hóa. Hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic, loại chất rất hữu ích trong cuộc chiến chống ung thư. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phục hồi trong giai đoạn hóa trị hoặc xạ trị.

9. Tránh tình trạng mất ngủ

Tất cả chúng ta đều mất ngủ ở một thời điểm nhất định nào đó. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn vài quả óc chó trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa chứng mất ngủ tốt hơn so với cách truyền thống là uống một cốc sữa ấm.

Cơ thể chúng ta sản xuất một loại hormone gọi là melatonin có trách nhiệm cho một số chức năng, trong đó có liên quan đến mất ngủ. Melatonin là những tín hiệu não rằng công việc đã được thực hiện đủ, cơ thể mệt mỏi và cần ngủ. Cơ thể thường tiết ra melatonin vào khoảng thời gian tương tự mà bạn ngủ mỗi đêm. Nhưng khi chúng ta già, hàm lượng melatonin sản xuất bởi cơ thể giảm. Đây là lý do tại sao rất nhiều người cao tuổi khó ngủ và thường ngủ chỉ 4-5 tiếng một đêm. Quả óc chó là một nguồn tự nhiên và phong phú chất melatonin. Vì vậy nhấm nháp vài quả óc chó trước khi đi ngủ là cách để bạn tránh hiện tượng mất ngủ.

Walnut3

http://benhvienquocanh.com.vn/vi.php?mod=dinh-duong-va-suc-kheo&id=qua-oc-cho-walnut-bao-ve-ban-tu-trong-ra-ngoai-tu-dau-den-chan-48

Phật Pháp: Phật Kể Chuyện Ngày Xưa Mẹ Ngài Là Bà Ca-Đán-Già-La

images

(trích trong Bộ Bản Duyên, tập 7)

Khi Đức Phật du hành đến nước Cư-hà-la, Ngài ngồi cạnh một gốc cây bên vệ đường. Bấy giờ, có một lão mẫu tên là Ca-đán-già-la ở cho nhà người ta, đang múc nước nơi giếng.

Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

-Hãy đi kiếm nước mang lại đây.

Tôn giả A-nan vâng theo lời Phật dạy liền đi kiếm nước.

Khi ấy, lão mẫu nghe Đức Phật nói đi kiếm nước, bà tự mang bình nước đến. Vừa tới chỗ Phật, bà bỗng quăng bình nước xuống đất, ôm chầm lấy Đức Phật. Lúc đó Tôn giả A-nan muốn ngăn cản, Đức Phật bảo:

-Đừng ngăn cản, lão mẫu này trong năm trăm đời đã từng là mẹ của Ta, lòng thương yêu chưa hết cho nên mới ôm Ta như vậy. Nếu ngươi ngăn cản, máu sẽ trào ra mặt và chết tức thì.

Khi đã ôm Phật xong, bà nói lớn đây là người thân thuộc rồi đứng qua một bên. Đức Phật bảo Tôn giả A-nan đi đến gọi người chủ của bà tới. Người chủ đi đến, cúi đầu lạy dưới chân Đức Phật rồi đứng qua một bên.

Đức Phật nói với người chủ:

-Hãy trả tự do cho lão mẫu này, để bà được xuất gia. Nếu bà xuất gia sẽ chứng quả A-la-hán.

Người chủ liền trả tự do cho bà lão. Đức Phật bảo Tôn giả A- nan:

-Hãy giao bà lão cho Tỳ-kheo-ni Ba-xà-ba-đề, độ cho bà xuất gia.

Không bao lâu lão mẫu liền chứng quả A-la-hán, ở trong hàng ngũ Tỳ-kheo-ni bà là người khéo hiểu Khế kinh không ai bằng. Các Tỳ-kheo-ni khác nghi cho chuyện này là lạ, bạch Đức Phật:

-Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì mà lão mẫu phải đi ở cho người khác, lại do nhân duyên gì mà bà chứng được A-la-hán?

Đức Phật dạy:

-Vào thời Phật Ca-diếp, lão mẫu có xuất gia học đạo. Bấy giờ, bà làm chủ đồ chúng, lại mắng nhiếc các Hiền thánh, bắt nhiều Ni giỏi khác làm đầy tớ. Do nhân duyên này nên nay phải đi ở cho người khác. Trong năm trăm đời bà thường làm mẹ của Ta, nhưng tham lam keo kiệt, ganh ghét, hay ngăn chặn không cho Ta bố thí. Do nhân duyên ấy nên thường sinh ra nơi chốn bần tiện. Đâu phải chỉ có ngày nay Ta mới làm cho bà ra khỏi chốn bần tiện đâu!

Các Tỳ-kheo thưa:

-Bạch Thế Tôn, không biết trong thời quá khứ Đức Thế Tôn đã diệt trừ sự bần tiện của bà như thế nào?

Đức Phật dạy:

-Trong thời quá khứ, ở nước Ba-la-nại, có một gia đình bần cùng, mẹ con cùng nhau chung sống. Đứa con thường đi làm mướn để phụng dưỡng mẹ. Hễ được chút ít tiền bạc liền đem ra chi dùng sáng tối trong ngày.

Bấy giờ người con thưa với mẹ:

-Nay con muốn cùng các người khách buôn đi xa để buôn bán.

Người mẹ chấp thuận. Từ đó ra đi, sau khi người con đi xa, giặc cướp đến phá nhà, cướp hết tiền của, dẫn bà lão đem tới nơi khác bán cho người lạ.

Người con trở về nhà, liền đi tìm mẹ mình. Khi tìm được chỗ mẹ đang ở, người con liền mang nhiều tiền bạc để chuộc mẹ ra khỏi chỗ ấy, rồi đem về nước mình sinh sống, làm ăn, tiền bạc dồi dào, khá hơn lúc trước.

Đức Phật dạy:

-Người mẹ lúc ấy nay là Ca-đán-già-la, người con bấy giờ chính là thân Ta. Lúc ấy Ta đã cứu giúp mẹ Ta thoát khổ.

Cháo Đậu Mầm – Hữu Minh thực hiện

chaodaumam07

Hữu Minh nghĩ không có gì dễ ăn bằng ăn cháo. Và cũng không gì dễ nấu hơn là nấu cháo. Hôm nay Hữu Minh nấu 1 món mà HM đặt tên là Cháo Đậu Mầm. Bởi món cháo này vừa có đậu kidney beans đã được nấu chín (trong hộp) và vừa có mầm của 3 loại hạt khác nhau (trong gói lớn) nên HM ghép đậu + mầm lại thành Cháo Đậu Mầm. Để tăng thêm vị ngọt HM thêm vào 1 lon bắp, vừa ngon vừa bổ vừa tăng phần màu mè. Smile

chaodaumam01
Vì là hạt mầm (hạt đang nẩy mầm) rất mềm nên HM không phải tốn nhiều thời gian nấu cho hạt mềm. Nếu HM không lầm thì 3 loại hạt mầm đó là đậu đỏ, đậu xanh, và đậu que.

chaodaumam02
Ngoài đồ hộp và đồ khô ra HM còn thêm ít nấm tươi nữa.

chaodaumam03
Thông thường những ai không ăn chay khi nấu cháo thường hay thêm thịt hay cá vào để có thêm chất đạm, nhưng với loại cháo đậu thì HM không thêm đạm chay vì các loại đậu khác nhau đã bổ sung dinh dưỡng và đạm cần thiết cho nhau nên mình không phải lo thiếu chất. HM thấy thành phần nutrition trên nhãn ghi chỉ cần 1/3 cup hạt mà đã có tới 11 gr chất đạm rồi.

chaodaumam04
Sau khi rang gạo xong, HM cho nước vào nấu khoảng 20 - 25 phút cho gạo mềm. Sau đó HM bỏ luôn các loại mầm, đậu, bắp và nấm vào nấu chung.

chaodaumam05
HM nấu thêm khoảng 15 - 20 phút nữa là mọi thứ đều chín tới. Sau đó HM dùng cốt súp chay nêm cho vừa ăn.

chaodaumam06
Như vậy là HM đã có một món cháo chay đầy đủ chất dinh dưỡng rồi nè. HM nghĩ món này ai đang bị cảm (chàng/nàng nào không biết) nếu ăn vào sẽ hết cảm ngay. Smile

chaodaumam08

Hữu Minh

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Phật Pháp: A Nan Tổng Trì – Kinh Hiền Ngu


HT.Thích Trung Quán dịch

CHÍNH tôi được nghe: Một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn Cấp Cô Độc, rặng cây của Thái Tử Kỳ Đà.

Vào thời bấy giờ tôi là một người thông mình nhất, có trí nhớ nhất, nên các vị Tỷ Khưu sanh lòng nghĩ như vầy:

- Không rõ ông A Nan đời quá khứ làm công đức gì? Mà nay được Tổng trì? Nghe Phật nói đến đâu là nhớ đến đó, không quên một câu!

Các vị nghĩ thế rồi lên bạch Phật rằng:

- Kính đức Thế Tôn! Ông A Nan đời trước có công đức gì? Kiếp này được vô lượng Tổng Trì như vậy? Cúi xin Ngài dạy bảo cho chúng con được rõ?

Phật: - Hay lắm! Các ông muốn biết phúc đức Tổng trì của ông A Nan, hãy để ý nghe cho kỹ! Đây cũng là một đời thuộc kiếp quá khứ, có một vị Tỷ Khưu nuôi một bác Sa Di, ngày ngày bắt bác ấy, phải chăm tụng kinh và đúng thời khóa. Nếu bác tụng niệm thời khóa đầy đủ thì ông vui! Nếu trễ, hoặc tụng thiếu sót, không đủ thời khóa, thì ông buồn, và quở trách!

Như thế nên bác Sa Di, lúc nào cũng lo và buồn vì được ăn thì mất tụng; được tụng thì mất ăn. Hôm nào đi khất thực về sớm thì tụng niệm đủ khóa, hôm muộn thì mất khóa tụng kinh.

Không may ngày hôm đó người dân ít cúng dàng, nên phải đi mãi gần trưa mà chưa đủ hai thầy trò ăn, thành ra trễ khóa bị thầy mắng! Ngày hôm sau buồn quá, vừa đi vừa khóc!

Ông trưởng giả thấy thế hỏi rằng:

- Tại sao sư bác khóc thế?

- Thưa trưởng giả! Thầy tôi nghiêm khắc quá! Ngày ngày bắt tôi tụng kinh định hạn theo thời khóa; nếu hôm nào tụng đủ thời khóa thì Ngài hoan hỷ! Nếu thiếu trễ thì bẳn gắt. Vì đi khất thực không có nhất định, hôm nào người dân cúng dàng đông, thì về sớm, tụng niệm thời khóa đầy đủ; hôm nào người dân ít cúng dàng, phải đi mãi, về đến chùa bị trễ, thiếu khóa tụng kinh, vì thế nên tôi khóc?

Trưởng giả nói: Vậy từ ngày hôm nay trở đi, sư bác cứ đến nhà tôi, tôi xin cúng dàng đầy đủ để khỏi lo việc ăn uống, cứ việc chuyên tâm tụng kinh tu học!

Từ đó sư bác được cúng dàng đầy đủ của ông trưởng giả, hàng ngày chuyên tâm tụng kinh tu học, thời khóa lễ niệm hoàn toàn, cả hai thầy trò đều vui vẻ!

Phật nhắc lại rằng:

- Tỷ Khưu các ông nên biết! Ông thầy của bác Sa Di khi đó, là đức Phật Định Quang, còn bác Sa Di là tiền thân của ta, ông trưởng giả cúng dàng hằng ngày, nay là ông A Nan.

Do thời quá khứ ông làm hạnh tụng kinh, nên kiếp này được phúc báo Tổng trì không quên một câu kinh, hay một bài kệ, cho đến một chữ; do ta tuyên giảng chánh pháp. Bấy giờ các vị Tỷ Khưu nghe Phật nói xong, ai nấy đều vui vẻ! Khát ngưỡng công đức trì tụng, và cúng dàng cúi đầu tạ lễ mà lui.

http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?get=1&id=26hienngu4#Ph%E1%BA%A9m%20th%E1%BB%A9%20b%E1%BB%91n%20m%C6%B0%C6%A1i

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Nấu chay: Rong nho biển (Sea Grapes) và các món chay từ rong nho

LƯU Ý:

Rong nho biển có lượng i-ốt cao (100g có khoảng 1.9mg i-ốt, tiếng Anh là iodine), người có bệnh bướu cổ dạng hyperthyroidism (cường tuyến giáp) không nên ăn rong biển vì cơ thể đã dư chất i-ốt. Bướu cổ dạng hypothyroidism (suy tuyến giáp) nên ăn rong biển vì thiếu chất i-ốt. Cho người bình thường, một ngày không nên ăn quá 1.1 mg i-ốt tức là khoảng dưới 58g rong nho.

The daily Dietary Reference Intake recommended by the United States Institute of Medicine is between 110 and 130 µg for infants up to 12 months, 90 µg for children up to eight years, 130 µg for children up to 13 years, 150 µg for adults, 220 µg for pregnant women and 290 µg for lactating mothers.[39] The Tolerable Upper Intake Level (UL) for adults is 1,100 μg/day (1.1 mg/day).[40] The tolerable upper limit was assessed by analyzing the effect of supplementation on thyroid-stimulating hormone.[38]

* Tên khoa học : Caulerpa Lentillifera

• Rong nho theo cách gọi của Việt Nam, phỏng theo hình dáng của loại thực vật này.

• Tên tiếng anh là Sea Grape và có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.A.g.

• Các tên gọi khác của rongnho : Umibudou (Nhật), Green Caviar (The Philippines).

* Đặc điểm:

•  Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở các vùng biển ấm Thái Bình Dương như: Philippines, Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản, những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao…

•  Rong nho biển phát triển mạnh tại Philippines, sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn như một loại rau xanh từ năm 1986.

•  Và từ lâu rong nho đã được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn ở các nước, đặc biệt là ở Philippines, Nhật Bản.

•  Năm 2004, loài rong này được du nhập và nuôi trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Đến năm 2007 thì nuôi trồng loại rong này thành công trong điều kiện của Việt Nam.

•  Ở Việt Nam, năm 2006, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã tìm thấy rong nho tại đảo Phú Quý (Phan Thiết). Tuy nhiên kích thước của nó lại rất nhỏ, bằng 1/3 - 1/4 so với loài rong có nguồn gốc ở Nhật Bản.

•  Rong nho có đặc điểm mềm, giòn, ngon

•  Rất bổ dưỡng do có chứa nhiều vitamin A, C

•  Và chứa nhiều khoáng chất vi lượng cần thiết.

* Thành phần:

(Theo kết quả phân tích của phòng Hóa phân tích, phân viện khoa học vật liệu Nha Trang)

•  Rong nho có hàm lượng cao các khoáng đa lượng Ca, Mg, K, Na, P đặc biệt các khoáng đa lượng cần thiết cho người là Canxi (chiếm 2,1%) và Magiê (chiếm 1,2 %)

•  Trong rong nho chứa nhiều khoáng vi lượng, trong đó có đầy đủ các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban,...

•  Fe và I đang được xem là 2 vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, phòng chống các rối loạn do thiếu 2 vi chất này (thiếu máu, bướu cổ, đần độn…)

•  Hàm lượng Iod trong rong nho (470µg.g-1) là rất cao (tương đương với hàm lượng Iod trong các loại rong mơ – Sargassum và cao hơn nhiều lần so với hàm lượng Iod trong các loại thực phẩm khác, kể cả trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá tươi : 2.4 µg.g-1 , cá khô 13.6 µg.g-1, nước mắm : 9.5 µg.g-1 , mắm ruốc 3-15 µg.g-1 , muối hạt : 5.5 µg.g-1 , rau cải xoong : 0.45 µg.g-1 )

•  Cùng với các khoáng đa và vi lượng khác, đặc biệt là Ca, P, Mn, Cu, Co, Zn, … sẽ có tác dụng phòng và chống bệnh bướu cổ ở địa phương. Vì bệnh bướu cổ  xuất hiện không chỉ do thiếu lượng Iod cần thiết và còn do thiếu khác khóang đa và vi lượng khác, đặc biệt là Ca, P, Mn, Cu, Co, Zn, … trong môi trường sống và thực phẩm.

•  Nhu cầu Iod cần thiết cho cơ thể con người được qui định tối thiểu là 150 µg.g / 1 ngày ( Theo US food anfd nutrition board , 1980 : Cơ quan dinh dưỡng thực phẩm Mỹ năm 1980), Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn là 300 µg.g / ngày .

•  Hydrat Carbon trong rong nho chủ yếu là đường Rammonse có tác dụng như Sulfat polysacharid nên giúp việc nhuận trường cũng như kháng khuẩn đường ruột, hấp thu các kim lọai độc hại trong cơ thể người và thải ra ngòai theo đường bài tiết.

•  Ngoài ra trong rong nho có chứa Protein ( Chiếm 7,4%), Lipid (1,2%),

•  Mặc dù có hàm lượng Protein không vượt trội, song trong rong nho, cũng như các loại rong biển khác, có chứa khoảng 20 axit amin, trong đó có 10 loại axit amin cần thiết cho con người như Histidine, Isoleusine, Leusine, Lysine, Methionine, Phenylalannne, Threonine, Trypthophan, Valine, và Glutamic acid, Aspartic acid, …;

•  Hội đồng Philippin về nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản và biển (PCAMRD), nước có lịch sử nuôi trồng và sử dụng rong nho cho thực phẩm lâu đời nhất (trên 40 năm), đang định hướng nuôi trồng rong nho xuất khẩu đã xác định rong nho là nguồn cung cấp Iod, Ca, Fe và Vitamin A,C cho cơ thể con người.

•  Tóm lại rong nho là nguồn cung cấp Iod, Canxi, Sắt và Vitamin A, C cho cơ thể người. Trong đó sắt, Iod , Vitamine Alà các vi chất này như : suy dinh dưỡng cần thiết cho mọi lứa tuổi, phòng chống các rối loạn do thiếu các vi chất này như : suy dinh dưỡng, thiếu máu, bướu cổ, đần độn…

•  Căn cứ vào hàm lượng các khoáng chất trong rong nho và nhu cầu tối thiểu của cơ thể người thì mỗi ngày 1 người vchỉ cần ăn khỏang 10-15g rong nho tươi là có đủ lượng Iod cũng như các vi chất dinh dưỡng cần thiết.

* Công dụng cơ bản của rong nho biển:

•Phòng bệnh :

–Giúp phòng chống 1 số bệnh như Thấp khớp và Cao huyết áp, Bệnh đường ruột, Tiểu đường, Huyết áp, Bướu cổ, Thiếu máu, Suy dinh dưỡng,…

•Nhuận trường kháng khuẩn :

–  Giúp nhuận trường, kháng khuẩn đường ruột, hấp thụ kim loại độc hại trong cơ thể và thải ra ngoài qua đường bài tiết.

–  Chất Caulerparine trong rong nho kích thích ăn ngon miệng, có tác dụng diệt khuẩn và gây tê nhẹ.

•Làm đẹp :

–  Chất Caulerparine giúp bảo vệ đường tiêu hóa, làm sạch các lỗ chân lông và bề mặt da, chống lão hóa và chống béo phì …

–  Đặt biệt rong nho được dùng như một loại mỹ phẩm tự nhiên, làm đẹp da, và dùng làm nguyên liệu để massage toàn thân rất hiệu quả.

* Cách dùng rong nho

- Rong nho lấy ra ngâm vào nước sạch vài phút sẽ nở bung ra, và dùng như một loại rau xanh thông thường(không nấu lâu trên lửa vì sẽ bị mềm, không ngon). Để tránh vị tanh của biển bạn nên ngâm rong trong nước có đá lạnh vài phút sẽ làm mất vị tanh ngay,rong sẽ giòn ngon hơn(ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu).

- Khi ăn tươi có thể sử dụng với mù tạt,tương ớt và sốt maiyonare...

Ép rong thành nước để uống


•Rong rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay 50g – 100g, lọc lấy nước ép.

•Đối với người bị tiểu đường có thể uống ngay, đối với người thường có thể pha thêm đường hoặc mật ong.

Dưỡng da và làm đẹp

•Dùng khăn vải mịn gói một ít rong nho,

•Bóp cho rong nho dập cho nước nhờn thấm ra bọc vải

•Cầm bọc vải thoa lên da mặt, cổ hay toàn thân,

•Sau 15’ rửa sạch.

Mỗi ngày làm 1 lần trước khi ngủ.

Một số món ăn được chế biến từ rong nho biển:

Chè rong nho, táo đỏ

Khẩu phần: 2 người ăn

Nguyên liệu

  • 30g rong nho tươi
  • 8 trái táo đỏ
  • 20g nhãn nhục
  • 500ml nước
  • 2 thìa súp đường phèn
  • một chút vani

Thực hiện:

  1. Ngâm rong nho tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, để nơi kín gió.
  2. Táo đỏ và nhãn nhục rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 5 phút cho nở.
  3. Đun sôi nước, cho đường vào nấu tan. Cho táo và nhãn nhục vào nấu trên lửa nhỏ đến khi vừa mềm là được, tắt bếp, thêm vani.
  4. Để nguội, cho vào tủ ướp lạnh.
  5. Khi dùng, cho rong nho vào. Có thể thêm đá nếu thích.

Nước ép với rong nho

Khẩu phần: 2 phần

Nguyên liệu

  • 20g rong nho tươi
  • 1 trái cam vàng
  • 1 củ cà rốt to
  • đường
  • đá bào

Thực hiện:

  1. Cam vắt lấy nước.
  2. Càrốt ép lấy nước.
  3. Lần lượt cho ½ rong nho vào máy xay cùng nước cam, thêm đá bào và khoảng 2 thìa càphê đường. xay mịn.
  4. Thực hiện tương tự với nước càrốt.
  5. Bạn cũng có thể trộn chung 2 loại nước ép để tạo nên hương vị hỗn hợp nhiều dưỡng chất.

Đậu hủ sốt dầu hào

Khẩu phần: 2 người ăn

Nguyên liệu

  • 20g rong nho tươi
  • 2 miếng đậu hủ non
  • 2 thìa súp dầu hào chay
  • 1 trái ớt sừng
  • 1 tai nấm đông cô khô
  • Lá dứa
  • ½ thìa càphê gừng băm
  • ½ thìa càphê boa-rô băm
  • ½ thìa càphê hạt nêm chay
  • ¼ thìa càphê tiêu
  • ½ thìa càphê dầu mè
  • ½ thìa càphê mè rang vàng
  • ½ chén nước dùng từ rau củ

Thực hiện:

  1. Ngâm rong nho tươi trong nước sạch khoảng 15 phút, sau đó vớt ra, để nơi kín gió.
  2. Đậu hủ cắt khối vuông, cho vào xửng hấp nóng với lá dứa cho thơm.
  3. Ngâm nấm đông cô cho nở mềm, cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo, khía chữ thập trên đỉnh.
  4. Phi thơm boa-rô, gừng, cho dầu hào, nước dùng vào đun sôi. Nêm tiêu, dầu mè, hạt nêm cho vừa ăn.
  5. Lót lá dứa lên đĩa, xếp đậu hủ và rưới sốt dầu hào lên. Trang trí với rong nho, ớt sừng thái sợi, mè rang vàng, tiêu cho đẹp mắt.
Dùng nóng như món khai vị hoặc với cơm trắng rất ngon.

Salad chay với rong nho

Khẩu phần: 4 người ăn

Nguyên liệu

  • 120gr rong nho
  • 100gr xà lách
  • 2 trái dưa leo
  • 3 trái cà chua
  • 100gr đường
  • 2 miếng đậu hủ chiên
  • 1 miếng tàu hủ ki
  • ½ muỗng cà phê dầu ăn
  • ½ muỗng cà phê tiêu
  • ½ muỗng cà phê muối
  • Giấm, đường

Thực hiện:

  1. Ngâm rong nho tươi trong nước sạch khoảng 5 - 10 phút, sau đó vớt ra, để nơi kín gió.
  2. Xà lách rửa sạch, để ráo. Cà chua, dưa leo, đậu hủ xắt lát, tàu ki bóp vụn.
  3. Pha giấm, đường, muối, tiêu với dầu ăn để có vị chua chua, ngọt ngọt vừa ăn. Cho tất cả rau củ, đậu hủ vào dĩa rồi trộn với hỗn hợp trên. Sau đó cho rong nho và tàu hủ ki lên trên cùng và dùng ngay để rong nho vẫn còn độ giòn ngon.

Bó xôi, đậu hũ xốt chua

–Nguyên liệu:

100g lá bó xôi non, 1 miếng đậu hũ non, 50g rong nho, 20g củ cải đỏ, 20g cà rốt, 10g hành boa-rô (tỏi tây), 1 thìa súp đường
Xốt chua: 4 thìa súp tương + 2 thìa súp chanh + 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường, khuấy đều

–Thực hiên :

•Lá cải bó xôi rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc 5cm. Đậu hũ non trụng sơ, cắt miếng vừa ăn, để nguội. Rong nho rửa sạch, để ráo

•Củ cải đó rửa sạch, cắt lát mỏng. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. hành boa - rô rửa sạch, chẻ sợi nhỏ. Tất cả cho vào tô ngâm khoảng 10 phút với 1 thìa súp đường, vớt ra để ráo nước.

•Cho cái bó xôi, củ cải, cà rốt, hành boa rô, rong nho vào tô, rưới xốt chua lên, trộn đều, để khoảng 5 phút

•Bày ra củ trộn ra đĩa, cho đậu hũ non cắt miếng lên, có thể chấm thêm với nước tương pha tương cà.

Địa điểm bán lẻ:

Cơm chay Thiện Duyên
159 Calmette - Q.1 - TP.HCM
: 38216359
Phòng kinh sách chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Q.3 - TP.HCM
: 0989990095
Cơm chay Âu Lạc
60 Tân Vĩnh - Q.4 - TP.HCM
: 38265856
Cơm chay Thảo
30/11 Nguyễn Đình Chi - Q.6 - TP.HCM
: 0919497878
Phòng kinh sách chùa Giác Ngộ
92 Nguyễn Chí Thanh - Q.10 - TP.HCM
: 0933841964
Cơm chay Thuyền Viên
11-13 Nguyễn Văn Đậu - P.5 - Phú Nhuận - TP.HCM
: 38432643

http://en.wikipedia.org/wiki/Iodine

www.isora.vn

http://rongnho.org/rong-nho-bien-vi-thuoc-cua-nguoi-nhat/

http://rongnho.org/rong-nho-bien/

http://gocxanh.com/spct/San-pham,120,Rong-nho-bien-%28Sea-Grapes%29,page=0

Nấu chay: Nấm tươi xào rong biển – Tuệ Lan thực hiện

photo (56)

Để TL kể mọi người nghe về sự "ra đời" của món ăn này :). Vì hôm nay không có đi chợ nên có gì ăn nấy thôi. Lục ngăn đá tủ lạnh thấy hộp rong biển mua cũng vài tuần ở shop thực phẩm Hàn Quốc mà tần ngần chưa biết làm món gì. Lúc mua thấy hay hay thì mua thôi chứ không chủ đích. Vì biết được rong biển là loại thực vật có hàm lượng chất xơ rất cao, cũng như protein của nó được xem là cao hơn thịt và calcium còn cao hơn sữa nữa. Quá lý tưởng cho người ăn chay trường rồi phải không các bạn? Cũng muốn hỏi anh bán hàng đẹp trai xem có thể chế biến được món gì thì ảnh không nói được tiếng Anh, mà chỉ nói được chữ một, chữ một thôi. Nhưng quan trọng nhất phải hỏi là "vegetarian OK or not" ảnh nói OK là mình OK thôi!

photo (55)

Sẵn nhà còn một số loại nấm tươi mỗi thứ một ít, mình lấy mấy tai nấm portobello, vài tai Swiss brown và một bụi nấm white bunashimeji ra ngâm rồi cắt miếng vừa ăn. Rong biển đóng hộp để đông lạnh, lúc khui ra thì thấy sợi rong biển quắt queo và dai nhách chứ không được tươi mơn mởn như hình chụp mình họa đâu, lại còn đầy muối biển bám chặt vô nữa. TL phải xả dưới vòi nước nhiều lần cho tan muối. Sau đó ngâm khoảng 15 phút thì thấy rong biển từ từ nở ra, nếm thử thấy lạt hơn và mềm hơn nhiều. Thế là tiến hành xào. Trước tiên xào nấm với một chút dầu ăn, sau đó bỏ rong biển vào xào chung, nêm một chút dầu hào chay và một chút đường thôi, thấy còn lạt thì nêm một chút bột nêm chay là vừa ăn.

Thực tình thì chưa biết món này ngon dở ra sao vì chưa từng được ăn, chưa từng xem ai làm qua bao giờ, nói tạm là "chế" ra vậy đó nên cũng không có ý định chụp hình. Đợi ông xã TL ăn vài miếng mới dám "thỏ thẻ" hỏi ý kiến, phát biểu cảm tưởng. Hihi, chàng nhận xét là ngon đấy vì "rong biển thì giòn mà nấm tươi lại ngọt, chúng quyện vào nhau cũng hợp đấy". Thế là stop chàng để em chụp hình cái đã nhé :). Chụp xong cho chàng ăn tiếp, chàng góp ý thêm thế này, rắc thử một chút ớt bột lên xem sao, thử thì thấy món ăn ngon hơn thật.

Túm lại, nếu các bạn có ý định thử làm món này thì TL nghĩ có thể xào với các loại nấm tươi khác như: nấm rơm, nấm đông cô, nấm mèo hay enoki hoặc các loại rau củ tươi đều hợp. Rút cục thì không biết món này xuất xứ từ nước nào há? Hàn Quốc, Việt Nam hay Singapore đây ta, hihi?

Một sự ngẫu hứng thú vị phải không các bạn :)

Tuệ Lan

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Nấu chay: Món xào thập cẩm chay – Tuệ Lan thực hiện

photo (53)

Hôm nay TL dọn dẹp tủ lạnh thấy mỗi thứ rau củ còn một tý, thế là làm món này đây. Vừa nhanh, gọn, tiện lại dọn dẹp được tủ lạnh và cũng ngon nữa chứ. Mỗi thứ một tý mà cũng đầy một chảo.

Nguyên liệu này nhé

  • Một ít nấm mèo
  • Một nhúm bắp đã tách hột
  • Mấy củ năng
  • Một củ cà rốt
  • Một cọng cần tây
  • Mấy miếng tầu hũ chiên
  • Một ít đạm chay đông lạnh
  • Vài tai nấm portobello

Thực hiện

1. Bắc chảo dầu nóng bỏ boa rô vào xào cho thơm.

2. Lần lượt bỏ các nguyên liệu đã cắt miếng vừa ăn vào chảo, cái nào lâu chín bỏ trước, nhanh chín bỏ sau.

3. Nêm nếm 1 chút bột nêm chay, dầu hào chay và đường cho vừa ăn.

4. Thêm một chút nước rau củ hầm cho ngọt nhé.

5. Khi các nguyên liệu đã chín quậy một chút bột năng đổ vào cho nó sánh và có chút nước sền sệt để ăn với cơm cho ngon.

6. Tắt bếp, cho một muỗng dầu mè và rắc tiêu lên, dùng nóng với cơm. Ngon tuyệt Smile.

Chúc các bạn ăn chay ngon miệng.

Tuệ Lan

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Nấu chay: Laksa chay – Tuệ Lan thực hiện

photo (54)

Laksa là món ăn rất phổ biến ở Singapore, bạn có thể tìm thấy các tiệm bán laksa ở bất kỳ food court nào, phổ biến như món phở tại Việt Nam mình vậy. Laksa có thể là một biến tấu từ món cà ry Ấn Độ vì thành phần chính và quan trọng là nước cốt dừa, sả, riềng... nhưng vị nhẹ hơn chứ không nồng nên có thể ăn nhiều lần liên tục hơn mà không ngán, nhờ vậy mà nó phổ biến chăng? Ở Sing người ta ăn laksa vào bất kỳ bữa nào trong ngày: sáng, trưa, chiều tối... Nếu nấu laksa mặn thì khá dễ vì chỉ cần mua laksa paste về nấu chung với nước cốt dừa và bỏ các nguyên phụ liệu mình thích là được. Nhưng với  nấu chay thì hơi mất công một chút vì phải tự làm laksa paste.

TL là "big fan" của laksa, có một tiệm bán món chay gần nhà, mỗi lần ăn ở đó TL chỉ lựa duy nhất laksa, ngoài ra chưa hề biết các món khác ở tiệm đó ngon hay dở ra sao. Ăn ở ngoài riết rồi OX nói sao không tìm hiểu tự nấu ăn không sướng hơn sao vì gặp dịp cuối tuần hay ngày lễ họ nghỉ không bán, thèm cũng đành chịu. Thế là mày mò và kết quả hơn sự mong đợi vì mình biết khẩu vị của mình nên dễ điều chỉnh.

Chia sẻ với các bạn cùng làm thử để mình cùng thưởng thức các món chay quốc tế cho phong phú nhé.

Nguyên liệu phục vụ cho 4 tô

Laksa paste:

- 3 cây sả

- 1 củ riềng cỡ ngón tay cái

- 4-6 trái ớt đỏ tùy ăn cay ít nhiều

- nửa chén lá rau răm

- 2 muỗng ăn nước mắm chay

- 2 muổng ăn đường

Nguyên liệu cho Laksa:

- Bún cọng to (loại nấu bún Huế) 1 kg

- Đậu hũ chiên sẵn 200gr hoặc tùy ăn nhiều ít

- Đạm chay (TL dùng "vegan fish ball")

- 150 gr giá đỗ

- 200 gr nấm bào ngư

- 500ml nước cốt dừa

- 300ml nước hầm rau củ

- Một nhúm lá rau răm cắt nhuyễn

- Bột nêm chay, đường, dầu ăn

Cách làm

1. Laksa paste: Xay thật nhuyễn các nguyên liệu phần laksa paste. Bắc nồi bỏ chút dầu ăn, dầu nóng thắng một chút màu điều, vớt hạt. Bỏ phần nguyên liệu đã xay nhuyễn vào xào 2-3 phút.

2. Trút 300 ml nước hầm rau củ vào nồi có laksa paste đã xào, quậy nhẹ cho tan đều trong nước, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút cho nguyên liệu ra mùi thơm.

3. Trút nước cốt dừa quậy nhẹ đun nhỏ lửa khoảng 5 phút. Trút đậu hũ chiên cắt miếng vừa ăn, đam chạy vào nồi đun tiếp khoảng 2-3 phút cho chín.

4. Nêm nếm cho vừa ăn, trút giá và nấm bào ngư đun khoảng 1 phút cho chín

Trình bày

- Bún trụng nước sôi cho nóng, chia vào từng tô. Múc các nguyên liệu và nước sâm sấp tô bún. Rắc rau răm đã cắt nhuyễn lên mặt bún. Không nên ăn quá nhiều nước như các món bún phở của Việt Nam.

Yêu cầu

- Phảng phất mùi thơm của sả, riềng và nước cốt dừa

- Ăn có bị béo, ngậy của nước cốt dừa, không nên nêm quá ngọt.

Ngoài các nguyên liệu kể trên có thể cho thêm Tầu hũ ki chiên giòn/ bắp cải cắt nhỏ/cà rốt cắt lát/ đậu đũa ngắt khúc ngắn luộc chín thêm cho phong phú.

Các bạn thử làm và cho biết ý kiến nhé. Cá nhân TL thấy đây là món dễ làm, dễ ăn.

Tuệ Lan

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Nấu chay: Đậu đỏ bánh lọt


Món này bên VN DS có thấy người chị bà con làm qua, nhưng lâu quá không nhớ. DS kiếm được trên mạng, thấy giống cách chị DS làm lắm. Nhưng thay vì ép vô rổ cho lọt bột xuống, DS dùng đồ làm bánh quy (cookies), và DS cho nó lọt vào nước sôi, khi nổi lên DS mới vớt ra thau nước lạnh. Cách này tương tự như cách làm bánh canh, nhưng lấy trùng đặc hơn (các bạn lấy nồi đổ tí nước vào nấu sôi, xong cho thau bột vào nồi quậy cho sệt lại,làm cách này sẽ không bị khét). Dùng bột gạo nhiều hơn bột năng (tỉ lệ 5/1, nếu muốn dai hơn thì bớt bột gạo thêm bột năng), làm cọng ngắn, hai đầu nhọn mới khéo. DS lấy nước lá dứa pha bột nên có màu xanh thật đẹp và rất thơm. Nước cốt dừa tự làm, không xài nước dừa lon (nếu có xài nước dừa lon, các bạn mua trong tiệm Mỹ, đỡ hoá chất hơn). Đậu nấu bằng nồi áp suất, 1 cup đậu 3 cups nước, nấu 45 phút. DS không nấu nước đường, khi ăn mới cho vô mỗi chén 1 muỗng canh maple syrup. Mùa Đông ăn nóng ngon hơn.


Dụng cụ làm bánh quy, có thể dùng làm bánh canh, bánh lọt rất tiện, DS mua ở chợ Trời chỉ có 2 đô. Cứ cho bột vào ống và ép bột xuống, khi bột dài 1 lóng tay thì ngưng, lắc lắc cho bột rớt xuống

Lá dứa từ FL, nhiều quá nên DS xay lấy nước chia ra từng bao và để ngăn đá.


Bánh lọt

DS dựa vào cách làm này đây.

1. Chuẩn bị một cái rổ thưa đường kính khoảng 25 - 30cm, lỗ đáy rổ lớn bằng cỡ đầu đũa ăn cơm hoặc một vật dụng tương tự. Một cái nồi đường kính vừa bằng đường kính rổ. Vợt, rá. nước lọc.
2. Nước pha bột:
Gồm nước lọc để pha bột cho màu trắng tự nhiên. Hoặc làm nước màu xanh theo cách dân dã VN bằng: 100gr lá dứa + lá bồ ngót rửa sạch, xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lược qua rây bỏ xác, lấy phần nước màu xanh để sử dụng. Nếu ở nước ngoài khó tìm được lá dứa, lá bồ ngót các bạn chỉ cần vài giọt màu thực phẩm loại hay dùng để pha màu bánh kem. Dĩ nhiên sẽ không thơm mùi lá thiên nhiên được.
3. Nước đường:
Nấu tan 1/2kg đường với 1/2 lít nước cho đặc lại, tùy thích cho thêm 2 hoặc 3 gram vani vào nước đường.
4. Nước cốt dừa:
500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa. Bắc lại nước cốt dừa lên bếp nấu sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, để nguội. Các bạn ở nước ngoài có thể sử dụng nước cốt dừa đóng hộp.
5. Phân lượng bột: Sử dụng 5 phần bột gạo + 1 phần bột năng.
6. Làm bánh lọt: Chuẩn bị rổ thưa, thố nước lọc nguội, sạch. Xẻng phẳng. Dùng phân lượng bột để làm một ít bánh lọt với: 500gr bột gạo + 100gr bột năng. Hoà tan bột với khoảng 1/2 lít nước, nếu làm màu trắng thì dùng nước lọc; màu xanh thì dùng nước lá dứa (hoặc màu thực phẩm), lược lại nước bột qua một cái rây. Bắc nước bột lên bếp, nấu nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều tay cho bột chín đặc, lưu ý lửa kẻo cháy nồi. Đặt một cái rổ thưa, rổ có lỗ nhỏ chừng đầu đũa ăn cơm, lên trên miệng một thau nước lọc nguội sạch, trút bột còn nóng ấm vào rổ, dùng một cái xẻng thẳng ( người miền Nam hay gọi là cái sạn) ép mạnh bột, bột chín đặc nhưng vẫn chảy lọt qua rổ thành từng khúc, canh chừng sợi bột dài chừng 3 - 5cm thì dừng tay ép hoặc gõ mạnh tay vào thành rổ cho sợi bột tự đứt quãng, khúc bột rơi vào nước lọc nguội đi, đông lại thành sợi bánh lọt (con bánh lọt) với hai đầu nhọn mới đẹp, đạt yêu cầu. Nấu bột sao cho có độ đặc đạt yêu cầu như vậy cần phải làm thử một vài lần với từng ít bột. Nếu bột loãng quá thì chỉ cần bắc lên bếp nấu nhỏ lửa lại cho đặc thêm. Vớt bánh lọt ra để riêng, thăm chừng thố nước lọc nếu lền bột quá thì phải thay nước khác.
7. Phụ gia ăn kèm nếu thích:
- Đậu xanh đã đãi vỏ, nấu chín như nấu cơm, tán mịn nhuyễn.
- Đậu đỏ vo sạch, nấu chừng 1 lon đậu với 2 hoặc 3 lon nước + 1 muỗng cà phê muối, nấu chín đậu, nước sấp mặt đậu là vừa.
- Sương sa, sương sáo, cắt nhỏ, hột lựu ngâm nước cho nở mềm.
8. Trình bày món ăn:
Món bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cho ít bánh lọt xanh trắng ra chén, châm vào ít nước cốt dừa với ít nước đường tùy ý muốn ngọt ít nhiều. Món bánh lọt cho thêm 1 - 2 muỗng cà phê đậu xanh tán là vừa ngon. Nếu cho thêm đậu đỏ, sương sa... nước đá bào thì người ta gọi là chè đậu đỏ bánh lọt.
9. Chú thích
Chất lượng bột sử dụng cùng độ chín đặc khi khuấy sẽ cho sợi bánh lọt mềm dẽo tự nhiên. Một số người làm theo cách như sau để làm cho sợi bánh lọt dai một cách khác hơn là pha vôi trắng ăn trầu với nước theo tỉ lệ 1 lít nước + 10gr vôi trắng, để nước lắng trong, dùng
nước này ngâm gạo qua nửa ngày rồi mới đem xay gạo thành bột hoặc pha bột khô với nước ngâm vôi này.
( ST )
Từ: http://www.vietlove.com/board/index.php?showtopic=33019

http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=3982

Chúc các bạn làm đậu đỏ bánh lọt thành công.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Bài đăng phổ biến